Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Tổng quan chính sách bảo trợ xã hội tại huyện Gia Lâm
4.1.6. Chính sách hỗ trợ tiền điện
Căn cứ Thông tư số 190/2014/TT- BTC ngày 11/12/2014 của Bộ tài chính, thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội. Theo đó, hộ nghèo và hộ chính sách xã hội (hộ có người là đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng) có lượng điện tiêu thụ dưới 30KWh được hỗ trợ 46.000 đồng/hộ/tháng.
* Bên cạnh các chính sách trợ giúp BTXH trên, nhà nước còn quy định một số chính sách khác cho đối tượng BTXH như chính sách khuyến khích hỏa táng, chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ BTXH có hoàn cảnh đặc biệt có khó khăn về nhà ở.
UBND thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm đã và đang thực hiện các hoạt động trợ giúp đối tượng BTXH và người nghèo rất tích cực và hiệu quả. Nổi bật đó là chính sáchtrợ cấp hàng tháng cho người già yếu không có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động là thành viên trong gia đình thuộc hộ nghèo. Mức hỗ trợ bằng mức trợ cấp của đối tượng BTXH tại xã, thị trấn, hệ số 1,0 là: 350.000 đồng/người/tháng.
4.1.7. Tổng hợp đối tượng hưởng trợ giúp BTXH thường xuyên
Theo bảng 4.2, tổng hợp toàn huyện có 30.492 đối tượng BTXH, chiếm 11,25% dân số. Trong đó, chủ yếu là người cao tuổi (chiếm 9,62% dân số và 85,53 % tổng số đối tượng) và người khuyết tật (chiếm 1,45% dân số và 12,90 % tổng số đối tượng). Về điều kiện sống có trên 90% sống ở khu vực nông thôn và gần 20% sống dưới mức nghèo, cận nghèo. Trong đó chỉ có bộ phận nhỏ đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, hoặc có hoạt động kinh tế có thu nhập tự lo được cuộc sống. Số còn lại do tuổi cao, khuyết tật, trẻ em không có các hoạt động kinh tế, không tự đảm bảo được cuộc sống cá nhân, phụ thuộc vào nguồn BTXH hoặc cung cấp tài chính của người thân (Phòng LĐTBXH huyện Gia Lâm, 2016). Theo quy định hiện hành, trên địa bàn huyện có 7245 đối tượng BTXH thuộc diện hưởng chính sách TGXH thường xuyên tại cộng đồng, chiếm 2,6% dân số. Số đối tượng BTXH được hưởng TGXH thường xuyên cộng đồng tăng lên hàng năm (Bảng 4.3) từ 6669 người năm 2014, lên 6875 người năm 2015 và 7245 người năm 2016. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm đối tượng lại có sự tăng giảm không đồng đều. Nhóm người là trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV, người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo và hộ gia đình nhận nuôi đối tượng BTXH là nhóm phụ thuộc vào điều kiện hưởng lợi nên nhóm đối tượng này thường có sự biến động. Nhóm đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật có số lượng tăng hàng năm. Đặc biệt nhóm người khuyết tật có số người hưởng lợi ngày càng tăng, tỷ lệ bao phủ phổ rộng. Người cao tuổi cũng ngày được quan tâm trợ giúp. Mặc dù vậy, đối tượng được nhận trợ giúp thường xuyên chỉ giới hạn ở người từ đủ 80 tuổi không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng thuộc hộ gia đình nghèo. Chính vì vậy nhóm người cao tuổi tập trung nhiều ở độ tuổi dưới 80 tuổi lại chưa được tiếp cận các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên. Nhóm đối tượng này trong tương lai ngày càng có xu hướng gia tăng do chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số.
55
Bảng 4.2. Tổng hợp đối tượng bảo trợ xã hội huyện Gia Lâm
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Đối tượng BTXH Tỷ lệ so dân số (%) Tỷ lệ so tổng số đối tượng (%) Đối tượng BTXH Tỷ lệ so dân số (%) Tỷ lệ so tổng số đối tượng (%) Đối tượng BTXH Tỷ lệ so dân số (%) Tỷ lệ so tổng số đối tượng (%) TEMC 189 0,08 0,72 193 0,07 0,67 174 0,06 0,57
Người nhiễm HIV 49 0,02 0,19 41 0,02 0,14 35 0,01 0,11
Người ĐTNC 192 0,08 0,74 178 0,07 0,62 271 0,10 0,89
NCT 22324 9,26 85,63 24634 9,56 85,70 26080 9,62 85,53
Người khuyết tật 3316 1,38 12,72 3698 1,43 12,87 3932 1,45 12,90
Tổng cộng 26070 10,81 100,00 28744 11,15 100,00 30492 11,25 100,00
56
Bảng 4.3. Tổng hợp đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng huyện Gia Lâm năm 2014-2016
Năm Tốc độ PT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 (%) 2016 /2015 (%) TĐPT (%) Trẻ em mồ côi 101 87 77 86,14 88,51 -12,69
Người nhiễm HIV 9 7 6 77,78 85,71 -18,35
Người đơn thân nuôi con 178 167 201 93,82 120,36 6,26
Người cao tuổi 3617 3642 3763 100,69 103,32 2,00
Người khuyết tật 2482 2635 2826 106,16 107,25 6,71
Hộ gia đình nhận nuôi đối tượng BTXH 9 7 5 77,78 71,43 -25,46
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp nuôi dưỡng đối tượng BTXH là NKT đặc
biệt nặng 273 330 367 120,88 111,21 15,94
Tổng cộng 6669 6875 7245 103,09 105,38 4,23
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách
4.2.1.1. Nguồn lực và tài chính cho các chính sách
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách BTXH hàng năm do địa phương bố trí, quản lý được qui định rõ trong Luật ngân sách nên có ưu điểm là bảo đảm ổn định, bảo đảm công khai, minh bạch. Việc phân bổ kinh phí TGXH căn cứ theo số lượng đối tượng, mức trợ cấp và các chế độ trợ giúp khác, nội dung, thời hạn lập dự toán theo qui định. Qui trình lập dự toán phải thể hiện được nguyên tắc có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, tạo sự thuận lợi, thống nhất trong việc bảo đảm nguồn.
Sơ đồ 4.2. Lập dự toán kinh phí nhà nước cho công tác bảo trợ xã hội Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017) Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017) Nguồn kinh phí này được trích từ các nguồn như Ngân sách nhà nước, nguồn vận động đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và
Chính phủ
Bộ LĐTBXH Bộ Tài chính Bộ Kế hoạch đầu tư
Sở LĐTBXH HĐND- UBND thành phố Sở Tài chính Sở Kế hoạch - đầu tư Phòng LĐTBXH huyện HĐND- UBND huyện Phòng Tài chính-KH huyện
ngoài nước... nhưng nguồn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn chính để thực hiện chính sách BTXH. Hà Nội là một trong số địa phương tự cân đối được ngân sách đã chủ động tăng ngân sách cho TGXH trên cơ sở điều chỉnh nâng mức trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng cao hơn mức chuẩn chung của cả nước và có mức cao nhất so với các địa phương khác lên 350.000đồng/tháng.
Bảng 4.4. Dự toán chi ngân sách 2014-2016 (Chi trợ cấp bảo trợ xã hội)
Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số người Số tiền (tr đồng) Số người Số tiền (tr đồng) Số người Số tiền (tr đồng) I. Kinh phí trợ cấp hàng tháng 6730 36 827,7 7299 40 649,7 7547 42 046,2 1. Trợ cấp hàng tháng cho NCT 3645 1 545, 6 3730 1 582, 35 3840 16 317 - Hệ số 1,0 3600 1 512 3680 1 545,6 3780 1 587,6 - Hệ số 1,5 30 189 35 220, 5 40 252 - Hệ số 2,0 10 84 10 84 15 126 - Hệ số 3,0: 5 63 5 63 5 63 2. Trợ cấp cho TEMC, NĐT, người nhiễm HIV, hộ gia đình nhận chăm sóc 328 2 068,5 380 2 404,5 400 2 562 - Hệ số 1,0 130 546 145 609 150 630 - Hệ số 1,5 95 598,5 115 7 245 120 756 - Hệ số 2,0 75 630 90 756 90 756 - Hệ số 2,5 28 294 30 315 40 420 3. Trợ cấp cho NKT 2757 19 303,2 3189 22 42,7 3307 23 167,2 - Hệ số 1,0 300 1 260 350 1 470 400 1 680 - Hệ số 1,5 1450 9 135 1618 10 193,4 1650 10 395 - Hệ số 2,0 800 6 720 989 8 307,6 1010 8 484 - Hệ số 2,5 200 2 100 225 2 362,5 240 2 520 - Hệ số 3,0 7 88,2 7 88,2 7 88,2
II. Trợ cấp cho người già yếu, ốm đau… thuộc hộ nghèo
250 1 050 250 1 050 250 1 050 III. Trợ cấp mai táng
phí 400 1 200 400 1 200 430 1 290
IV. BHYT cho đối
tượng BTXH 6300 3 572,1 6500 4 036,5 7000 4 347 Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Gia Lâm(2014, 2015a, 2016)
Vấn đề đáp ứng đủ nguồn lực trên địa bàn huyện Gia Lâm được đánh giá ở mức trung bình khá nhưng tương đối kịp thời. Trong quá trình thực thi chính sách, vấn đề thiếu hụt nguồn lực vẫn xảy ra. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn về nguồn lực, tài chính nếu có ý kiến phản hồi và văn bản đề nghị thì vấn đề bổ sung nguồn lực thiếu hụt được thực hiện khá kịp thời. Cho dù sự bổ sung đó chỉ có thể giải quyết được phần nào sự thiếu hụt chứ chưa giải quyết được hoàn toàn vấn đề đầy đủ nguồn lực cần thiết cho quá trình thực thi chính sách hỗ trợ.
Để thực hiện chính sách cần có hai nguồn ngân sách. Đó là nguồn ngân sách để thực hiện chính sách và ngân sách chi bộ máy triển khai thực thi. Chính sách BTXH thường xuyên mới chỉ quan tâm đến việc bảo đảm để thực hiện chính sách. Còn nguồn chi phí cho bộ máy chưa bố trí riêng mà thực hiện chính sách dựa vào cơ quan hành chính. Theo quy định, kinh phí chi chính sách BTXH thường xuyên cộng đồng bố trí trong nguồn bảo đảm xã hội. Nguồn kinh phí chủ yếu chi cho chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng BTXH và chi trợ cấp mai táng phí. Tuy nhiên đã thể hiện được tính bền vững về tài chính của chính sách, cụ thể kinh phí thực hiện BTXH tăng lên hàng năm từ 2014-2016.
4.2.1.2. Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách
Đây là hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong công tác triển khai thực thi chính sách BTXH. Một trong những hạn chế trong khâu tổ chức thực thi chính sách là do nhận thức. Bao gồm cả nhận thức của các cấp, các ngành, của cả người dân và cả bản thân đối tượng hưởng lợi. Song song với việc hoàn thiện chính sách cần tăng cường tuyên truyền. Đối tượng tuyên truyền bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước, gia đình, xã hội và chính bản thân đối tượng hưởng lợi.
Thông tin tuyên truyền thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng báo, đài, ti vi, tạp chí, tài liệu, giúp đối tượng nắm bắt được chính sách kịp thời và được tổ chức triển khai ở địa phương.
Phòng LĐTBXH huyện Gia Lâm đã tổ chức tập huấn, sử dụng tài liệu chính sách BTXH gửi đến cơ quan tuyên truyền, UBND các xã, thị trấn để triển khai thực hiện. UBND các xã, thị trấn tập huấn cho các thôn và sử dụng loa truyền thanh của thôn, của xã để tuyên truyền. Chính sách BTXH được triển khai từ trên xuống: Trung ương đến các tỉnh, thành phố, các huyện, các xã, thị trấn, thôn và đến các hộ gia đình, các đối tượng chính sách.
Các thông tin qui định về chế độ chính sách BTXH được phổ biến rộng rãi. Để thực hiện tốt công tác này, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm đã triển khai, lập kế hoạch, cung cấp tài liệu hướng dẫn gửi đến Đài phát thanh và UBND các xã, thị trấn để triển khai và tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn...
Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm đã chỉ đạo các xã, thị trấn kẻ vẽ trên 100m2 pano, 97 khẩu hiệu tuyên truyền để triển khai Luật Người cao tuổi, Luật người khuyết tật, chính sách giảm nghèo trên địa bàn. Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác BTXH hàng năm tới các phòng, ban ngành đoàn thể thuộc huyện, tới lãnh đạo UBND, trưởng các thôn, tổ dân phố, ban công tác mặt trận, cán bộ LĐTBXH, cán bộ làm công tác trẻ em với trên 2000 lượt người tham gia với nội dung tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Luật NKT, Luật NCT và các văn bản hướng dẫn liên quan đến chính sách BTXH, cấp phát khoảng 4000 tờ rơi, tờ gấp nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động chăm sóc, trợ giúp đối tượng BTXH, giúp họ nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để vươn lên trong cuộc sống (UBND huyện Gia Lâm, 2016b).
Tại các xã, thị trấn hầu hết áp dụng hình thức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh nhưng với tần suất chưa nhiều và thời gian không thường xuyên. Chủ yếu tuyên truyền theo đợt, khi chính sách có sự thay đổi hoặc chính sách mới. Tuyên truyền với thời lượng còn hạn chế. Đối tượng nắm được thông tin và làm hồ sơ đề nghị khi có thông báo, khi có chế độ chính sách mới, chế độ thay đổi. Nhìn chung các đối tượng làm kịp thời đảm bảo tiến độ, kế hoạch mà xã, huyện đã đề ra. Việc rà soát, tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, giải quyết chế độ được tập trung giải quyết triệt để, đảm bảo kế hoạch chung. Nhưng với những trường hợp mới phát sinh, bị sót do không biết hoặc chưa nắm rõ thông tin để làm hồ sơ đề nghị, khi có được thông tin thì muộn nên thời gian được hưởng chậm dẫn đến đối tượng bị thiệt thòi về quyền lợi.
Qua điều tra các đối tượng BTXH, các hộ chính sách về mức độ tiếp cận chính sách BTXH và đánh giá chất lượng các hình thức tuyên truyền thì chính sách BTXH được phổ biến trực tiếp qua cán bộ LĐTBXH, cán bộ đoàn thể (Hội NCT, NKT), chính quyền thôn (trưởng thôn) và gián tiếp qua hệ thống loa truyền thanh của địa phương là chủ yếu, nhanh và hiệu quả nhất.
61
Bảng 4.5. Tiếp cận thông tin chính sách, chất lượng tuyên truyền chính sách bảo trợ xã hội
Chỉ tiêu Tổng
số
Chia theo đối tượng
NCT Tỷ lệ (%) NKT Tỷ lệ (%) ĐTN Tỷ lệ (%) TEMC Tỷ lệ (%)
1. Kênh thông tin phổ biến về
chính sách BTXH 100 45 100,00 35 100,00 13 100,00 7 100,00
- Qua cuộc họp dân 37 19 42,22 12 34,29 4 30,77 2 28,57
- Loa truyền thanh của địa phương 69 41 91,11 18 51,43 6 46,15 4 57,14
- Truyền hình, báo đài, Internet 31 18 40,00 9 25,71 0 0,00 4 57,14
- Cán bộ LĐTBXH, chính quyền,
đoàn thể của thôn, xã 70 35 77,78 21 60,00 9 69,23 5 71,43
- Khác 23 12 26,67 5 14,29 4 30,77 2 28,57
2. Đánh giá về chất lượng tuyên
truyền đã được tiếp cận 100 45 100,00 35 100,00 13 100,00 7 100,00
- Tốt 37 18 40,00 11 31,43 5 38,46 3 42,86
- Trung bình 48 22 48,89 17 48,57 5 38,46 4 57,14
- Chưa tốt 15 5 11,11 7 20,00 3 23,08 0 0,00
Hai hình thức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương và qua cán bộ chính sách xã hội, chính quyền, đoàn thể của thôn, xã là cách tuyên truyền phổ biến, hiệu quả nhất. Đối tượng nắm được thông tin chính xác và nhanh nhất từ người truyền đạt chính sách. Nếu có thắc mắc cũng được giải đáp, hướng dẫn trực tiếp, tức thì tại thôn, tại xã, họ không phải mất thời gian hỏi ở huyện, cấp trên, không phải đi xa, phải đơn hỏi. Còn mức độ tiếp cận trên truyền hình, đài, báo, tạp chí, internet cũng được tiếp cận tương đối nhanh nhưng đây là hình thực tuyên tryền gián tiếp vì thế chất lượng trung bình vì phạm vi truyền đạt nội dung chưa đi sâu, mang tính chung chung.
Đánh giá về chất lượng tuyên truyền có 37% đối tượng điều tra đánh giá chất lượng tốt, 48% đánh giá mới ở mức độ trung bình vì thông tin qua đài truyền thanh hay các cuộc họp dân mới chỉ dừng lại ở nội dung “đường lối”, chưa đi sâu sát với trường hợp cụ thể (Bảng 4.5). Để biết chi tiết, người dân phải tiếp cận được cán bộ chính quyền thôn hoặc cán bộ LĐTBXH cấp xã. Có 15 %