Chính sách hỗ trợ mai táng phí bảo trợ xã hội 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 102 - 110)

Chỉ tiêu Tổng Trong đó

2014 2015 2016

Số người 761 250 245 266

Số tiền (1000đồng) 2 921 400 750 000 735 000 1 436 400 Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm(2014, 2015a, 2016)

2.2.2.6. Chính sách trợ giúp tiền điện cho hộ gia đình thuộc hộ nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội

Ngoài hộ nghèo, hộ có thành viên hưởng TGXH thường xuyên hàng tháng không thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện tương đương mức sử dụng 30KW/h tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành (40-50 nghìn đồng/tháng). Chính sách này được thực hiện từ 15/12/2014 (theo Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014). Tuy nhiên, số hộ có đối tượng BTXH hàng tháng được hỗ trợ tiền điện hàng tháng không cao do điều kiện được hỗ trợ gắn với mức tiêu thụ điện quy định. Chủ yếu những hộ được hỗ trợ là hộ có ít thành viên sinh sống và có đối tượng BTXH là người cao tuổi, mức sử dụng các thiết bị điện tử hạn chế.

Bảng 4.18. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho các đối tượng bảo trợ xã hội từ 2015-2016 Chỉ tiêu Năm 2015 2016 Số đối tượng BTXH 6538 6873 Số hộ được hỗ trợ 112 121 Số tiền hỗ trợ (1000 đồng) 61 824 66 792 Tỷ lệ bao phủ (%) 1,71 1,76 Số người nghèo 885 1031 Số hộ được hỗ trợ 98 104 Số tiền hỗ trợ (1000 đồng) 54 096 57 408 Tỷ lệ bao phủ (%) 11,07 10,09

4.2.2.7. Chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo có người già yếu ốm đau, người mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động (theo QĐ số 53/2011/QĐ- UBND của UBND thành phố Hà Nội)

Thành phố Hà Nội đã có chính sách hỗ trợ cho người già yếu, không có khả năng phục vụ, người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo hàng tháng với mức 350.000 đồng/người/tháng. Đây là chính sách đặc thù của Hà Nội. Chính sách đã góp phần cải thiện cuộc sống của những người nghèo. Hầu hết đây là những đối tượng bị bệnh hiểm nghèo như các bệnh ung thư, suy thận, tim… (không đủ điều kiện theo các tiêu chí để xét duyệt trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng BTXH). Việc xét duyệt trợ cấp được tiến hành hàng năm theo quyết định công nhận hộ nghèo căn cứ vào tiêu chí nghèo mà Chính phủ và thành phố Hà Nội quy định.

Bảng 4.19. Chính sách hỗ trợ hộ gia đình nghèo có người già yếu ốm đau, người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động thoát nghèo

Chỉ tiêu Tổng Trong đó 2014 2015 2016 Số người nghèo 8054 2907 2398 2749 Số người được hỗ trợ 706 226 230 250 Số tiền hỗ trợ (1000 đồng) 2 965 200 249 200 966 000 1 050 000 Tỷ lệ bao phủ (%) 8,77 7,77 9,59 9,09

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội Gia Lâm (2014, 2015a, 2016) Ngoài các chính sách trên, từ năm 2014 - 2016, huyện đã thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 229 hộ gia đình có người cao tuổi, người khuyết tật, người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc hộ gia đình nghèo, chính sách ưu đãi người có công, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chính sách này đã góp phần cải thiện đời sống cho đối tượng BTXH, người nghèo, tạo động lực giúp họ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và thoát nghèo bền vững (Phòng LĐTBXH huyện Gia Lâm, 2014, 2015a, 2016).

4.2.2.8. Đánh giá của đối tượng hưởng lợi về tính hợp lý chính sách a. Về công tác tuyên truyền

Một vấn đề ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách BTXH là công tác tuyên truyền, giáo dục, tâm lý cho người dân. Một chính sách được nhiều người biết tới thì mới có thể thực hiện một cách sâu rộng và đầy đủ.

90

Bảng 4.20. Nhận biết về chính sách bảo trợ xã hội của đối tượng trên địa bàn huyện Gia Lâm

Chỉ tiêu số đối Tổng

tượng

Chia theo đối tượng

NCT Tỷ lệ (%) NKT Tỷ lệ (%) NĐT Tỷ lệ (%) TEMC Tỷ lệ (%) - Chính sách TGXH hàng tháng 100 45 100,00 35 100,00 13 100,00 7 100,00 - Hỗ trợ BHYT 93 42 93,33 33 94,29 13 100,00 5 71,43 - Khám chữa bệnh 84 39 86,67 31 88,57 9 69,23 5 71,43

- Tư vấn về y tế, sức khỏe, pháp luật 78 35 77,78 22 62,86 10 76,92 5 71,43

- Tạo việc làm 21 0 0,00 16 45,71 5 38,46 0 0,00

- Chỉnh hình, phục hồi CN 22 7 15,56 15 42,86 0 0,00 0 0,00

- Dạy nghề 23 0 0,00 17 48,57 6 46,15 0 0,00

- Giáo dục 25 0 0,00 12 34,29 7 53,85 6 85,71

- Khác 22 8 17,78 8 22,86 6 46,15 0 0,00

Theo Bảng 4.20, nhóm đối tượng BTXH được điều tra có 100% biết được một trong các chính sách TGXH. Trên địa bàn toàn huyện có khoảng 96% người dân biết về các chính sách TGXH cho đối tượng BTXH (Phòng LĐTBXH, 2015). Điều này cho thấy cách thức và hình thức tuyên truyền, giáo dục cần phải cải thiện để những địa bàn khó khăn của huyện người dân cũng có thể tiếp cận được. Đa số bản thân đối tượng hoặc người giám hộ biết rằng họ được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng và cấp thẻ BHYT miễn phí. Tuy nhiên, một số chính sách TGXH khác mà họ có quyền lợi được thụ hưởng như hỗ trợ mai táng phí khi đối tượng BTXH qua đời, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ giáo dục, chỉnh hình, phục hồi chức năng… thì không phải người nào cũng nắm rõ.

Trong các hình thức tuyên truyền để người dân và đối tượng BTXH nhận thức và hiểu rõ được các quy định của chính sách thì hình thức tuyên truyền trực tiếp từ cán bộ LĐTBXH, cán bộ chính quyền đoàn thể là hiệu quả nhất. Hình thức tuyên truyền gián tiếp trên hệ thống đài truyền thanh huyện, loa truyền thanh xã, thôn được áp dụng và triển khai tương đối hiệu quả. Việc tuyên truyền, triển khai thực hiện đều đảm bảo đúng qui định, trình tự. Hầu hết các đối tượng, hộ gia đình chính sách đều nắm bắt được thông tin về chính sách BTXH, nhất là tuyên truyền trực tiếp của cán bộ LĐTBXH, cán bộ đoàn thể, chính quyền của địa phương. Tuy nhiên số lượng đối tượng hiểu sâu và nắm rõ quy định về xét duyệt TGXH hàng tháng còn ở con số khiêm tốn. Khi đề nghị TGXH, hầu hết họ cần phải có sự trợ giúp của cán bộ chuyên môn.

Biểu đồ 4.3. Nhận biết của đối tượng bảo trợ xã hội về quy trình xét duyệt trợ giúp xã hội

b. Về xác định, xét duyệt đối tượng BTXH

Việc tổ chức thực hiện TGXH rất được coi trọng, trong đó vấn đề quan trọng nhất là xác định đúng đối tượng hưởng lợi. Vấn đề này được tiến hành theo các bước được quy định tại các văn bản hướng dẫn của nhà nước.

Quy trình xác định đối tượng, quy trình ra quyết định chính sách, thủ tục hồ sơ là các nghiệp vụ chính sách quan trọng, nhìn nhận như là phương tiện để đưa chính sách vào cuộc sống. Cùng với quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, các nghiệp vụ xác định đối tượng và nghiệp vụ ra quyết định cũng đã từng bước được hoàn thiện chỉnh lý theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, chính xác và kịp thời. Theo quy định tại Thông tư số 29/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC, ngày 24 tháng 10 năm 2014, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Để có được quyết định hưởng trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì đối tượng và các cơ quan phải thực hiện đầy đủ các thủ tục và quy trình theo trách nhiệm từ cá nhân, cấp thôn, cấp xã, cấp huyện. Đã cụ thể hóa nhiệm vụ từng cơ quan tham gia vào trong quá trình xét duyệt, ra quyết định hưởng chính sách. Đồng thời đã quy định thời gian phải hoàn tất nghiệp vụ đối với cấp xã, Phòng LĐTBXH cấp huyện và UBND huyện. Đồng thời trong quá trình thực hiện bắt buộc niêm yết công khai hồ sơ đối tượng, đây là biện pháp thực hiện nguyên tắc công khai.

Bảng 4.21. Ý kiến của đối tượng về thực hiện quy trình xét duyệt trợ giúp xã hội tại cấp xã Nội dung đánh giá Tổng số Trong đó Ý kiến Tỷ lệ (%) NCT Tỷ lệ (%) NKT Tỷ lệ (%) ĐTNC Tỷ lệ (%) TEMC Tỷ lệ (%) 26 100,00 11 42,31 9 34,62 4 15,38 2 7,69 - Thực hiện xét duyệt đúng quy trình 20 76,92 8 40,00 7 35,00 3 15,00 2 10,00 - Thực hiện xét duyệt chưa đúng quy trình 6 23,08 3 50,00 2 33,33 1 16,67 0 0,00

Theo Bảng 4.21, các trường hợp điều tra biết rõ về quy trình xét duyệt TGXH thường xuyên (26 trường hợp) thì có 23,08% ý kiến cho rằng Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội cấp xã thực hiện chưa đảm bảo đầy đủ quy trình (hầu hết bỏ qua thời gian hoặc chưa đảm bảo đúng thời gian niêm yết công khai tại cộng đồng dân cư -Thời gian quy định niêm yết công khai tại cấp xã là 07 ngày).

c. Quy trình đề nghị hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng

Quy trình này được quy định theo thủ tục hành chính, thực hiện công khai tại Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã, huyện. Trong đó quy định rõ về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ mà công dân và cơ quan chuyên môn phải hoàn thiện, quy định rõ quy trình thời gian xử lý công việc đối với từng cơ quan và cán bộ chuyên môn và kết quả đầu ra cho công tác thực hiện chính sách. Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục hành chính theo phần mềm một cửa, một cửa liên thông tại xã, huyện trong lĩnh vực BTXH mới chỉ được duy trì tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hành chính cấp huyện. Còn ở cấp xã hầu như chỉ có một số đơn vị thực hiện “bài bản”, đúng quy trình vì đa số ở các xã, cán bộ LĐTBXH vẫn nhận trực tiếp hồ sơ đề nghị từ công dân (không thực hiện qua Bộ phận một cửa) dẫn đến tình trạng hồ sơ của đối tượng bị kéo dài thời gian thực hiện theo quy định (Phụ lục 04).

Hộp 4.1. Việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên

Ông Đinh Văn Yên, Phó chủ tịch UBND xã Văn Đức cho biết: “Quy trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng TGXH thường xuyên hàng tháng của đối tượng BTXH tại cấp xã nhìn chung thực hiện chưa đúng về quy định thủ tục hành chính mà cấp huyện đã quy định. Nguyên nhân do cán bộ một cửa cấp xã còn thiếu chủ yếu tiếp nhận mảng thủ tục của lĩnh vực Tư pháp. Lĩnh vực LĐTBXH, để tiếp nhận hồ sơ, cán bộ phải vừa làm chuyên môn, vừa làm cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Hơn nữa, hồ sơ của không ít đối tượng phải bổ sung nhiều lần mới hoàn thiện. Vì thế, khi đối tượng nộp hồ sơ lên, cán bộ LĐTBXH thụ lý, thẩm định và tiếp nhận trực tiếp, không nhập qua phần mềm một cửa cấp xã. Điều này dẫn đến một số hồ sơ kết quả giải quyết chậm muộn so với quy định do cán bộ LĐTBXH “phải làm nhiều việc kiêm nhiệm”. Công tác quản lý phần mềm một cửa cấp xã còn lỏng lẻo, chưa sâu sát.

d. Về nội dung xác định đúng đối tượng

Xác định đối tượng BTXH có xu hướng ngày càng hoàn thiện, minh bạch và có sự tham gia của các cấp chính quyền, người dân và sự vào cuộc của các ngành làm tăng tính cam kết và thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội có hiệu quả, hầu hết những người được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đều đúng đối tượng. Tuy vậy, tình trạng “rò rỉ” và “sai sót” đối tượng vẫn còn. Theo kết quả kiểm tra của Phòng LĐTBXH huyện Gia Lâm năm 2016 về thực hiện chế độ trợ giúp xã hội năm 2015-2016 cho thấy tình trạng “rò rỉ” đối tượng hưởng trợ cấp (không thuộc diện được hưởng nhưng lại được hưởng) khoảng 8-9% và vẫn còn có hiện tượng “bỏ sót” đối tượng (diện được hưởng nhưng chưa được hưởng), nhưng lại chưa có số liệu chính thức về nhóm đối tượng này. Thực tế khi tiến hành điều tra 100 đối tượng cũng đã phát hiện 02 trường hợp hưởng TGXH thường xuyên hàng tháng không đúng quy định (01 trường hợp là người cao tuổi đang hưởng tuất BHXH và 01 trường hợp là người khuyết tật đang hưởng trợ cấp mất sức) nhưng vẫn xét duyệt TGXH thường xuyên hàng tháng.

e. Về công tác giúp đỡ, hướng dẫn các đối tượng hoàn thiện hồ sơ

Về hồ sơ đề nghị hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng được quy định chi tiết và ngày càng được đơn giản hóa. Tuy nhiên do đặc thù đối tượng BTXH là người cao tuổi, người khuyết tật, người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn nên việc kê khai hồ sơ đa số đối tượng không trực tiếp kê khai được mà do người giám hộ hoặc đại diện người thân trong gia đình của đối tượng hoàn thiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ

LĐTBXH cấp xã. Bảng 4.22. Ý kiến của đối tượng bảo trợ xã hội về hồ sơ trợ giúp xã hội

thường xuyên

Chỉ tiêu

Tổng số đối tượng

Chia theo đối tượng NCT Tỷ lệ (%) NKT Tỷ lệ (%) ĐTN Tỷ lệ (%) TE MC Tỷ lệ (%) Hoàn thiện hồ sơ 1 lần 80 36 83,72 28 82,35 11 84,62 5 100,00 Hoàn thiện hồ sơ trên 1 lần 15 7 16,28 6 17,65 2 15,38 0 0,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Thực tế cho thấy, người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên phải có sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân để chứng minh độ tuổi và thực hiện công tác cấp thẻ BHYT sau khi đối tượng được hưởng chính sách, nhưng có một số người già hiện không có đầy đủ những giấy tờ này, một số trường hợp giấy tờ hồ sơ không khớp chẳng hạn như thông tin cá nhân tại chứng minh thư nhân dân khác với thông tin của sổ hộ khẩu; Việc hoàn tất hồ sơ đòi hỏi nhiều loại giấy tờ liên quan để xác nhận rất khó khăn cho việc thẩm định của địa phương. Đối với người khuyết tật, một số trường hợp, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội phải có căn cứ là giấy tờ khám chữa bệnh của đối tượng để có căn cứ xác định mức độ khuyết tật, nhưng một số đối tượng không cung cấp được dẫn đến công tác xét duyệt hạn chế (tập trung vào người khuyết tật thần kinh tầm thần). Vì vậy vẫn còn tình trạng đối tượng còn phải làm hồ sơ hơn một lần để hưởng trợ cấp.

Tình trạng này còn do nghiệp vụ chuyên môn, thái độ tinh thần trách nhiệm của cán bộ LĐTBXH và sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương. Nhìn chung đa số cán bộ có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, chu đáo hướng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ trợ cấp nhanh gọn, kịp thời, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho công dân trong việc sao lục, chứng thực, xác nhận giấy tờ có liên quan đến đối tượng. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số cán bộ có thái độ thờ ơ, thiếu nhiệt tình trách nhiệm hướng dẫn công dân làm hồ sơ TGXH.

Bảng 4.23. Ý kiến đánh giá về thái độ của cán bộ xã hội và sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương

Chỉ tiêu số đối Tổng tượng

Chia theo đối tượng

NCT Tỷ lệ (%) NKT Tỷ lệ (%) ĐTNC Tỷ lệ (%) MC TE Tỷ lệ (%) 1.Tinh thần thái độ của cán bộ LĐTBXH 100 45 100,00 35 100,00 13 100,00 7 100,00 - Nhiệt tình, chu đáo 72 35 77,78 24 68,57 8 61,54 5 71,43 - Chưa nhiệt tình 25 9 20,00 9 25,71 5 38,46 2 28,57 - Thiếu trách nhiệm 3 1 2,22 2 5,71 0 0,00 0 0,00 2. Sự quan tâm, tạo

điều kiện của chính quyền

100 45 100,00 35 100 13 100,00 7 100 - Tốt 71 31 68,89 24 68,57 11 84,62 5 71,43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 102 - 110)