Chính sách trợ cấp thường xuyên hàng tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 62 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Tổng quan chính sách bảo trợ xã hội tại huyện Gia Lâm

4.1.1. Chính sách trợ cấp thường xuyên hàng tháng

Hệ thống các văn bản pháp luật quy định cụ thể về đối tượng thụ hưởng chính sách, mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng, các mức cụ thể đối với từng đối tượng, trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp, công tác kiểm tra giám sát, tổng hợp báo cáo... ứng với từng giai đoạn quy định mức TGXH khác nhau. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến nay, áp dụng theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP với mức chuẩn trợ giúp xã hội thấp nhất là 270.000đ/tháng. Căn cứ mức chuẩn trợ cấp của Trung ương, Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng lên 350.000 đồng/tháng cho các đối tượng BTXH sống tại cộng đồng và tại các cơ sở BTXH thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội. Mức trợ cấp được áp dụng tại Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND thành phố Hà Nội thực hiện từ 01/01/2015 (Phụ lục số 03).

Hoàn cảnh cụ thể mỗi nhóm đối tượng có mức cụ thể theo hệ số từ 1,0 - 1,5 - 2,0 - 2,5 - 3,0 - 4,0.

+ Hệ số 1,0 quy định: Người đơn thân nghèo nuôi 1 con; người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH, hỗ trợ hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng.

+ Hệ số 1,5 quy định: Người khuyết tật nặng; Người cao tuổi cô đơn từ đủ 60 đến 80 tuổi; Trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng từ 4 đến dưới 16 tuổi; Người từ 16 đến 22 tuổi có hoàn cảnh như trẻ em dưới 16 tuổi, không có nguồn nuôi dưỡng đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất; Người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không có khả năng lao động từ 16 tuổi trở lên.

+ Hệ số 2,0 quy định: Người khuyết tật nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng; Người cao tuổi cô đơn từ đủ 80 tuổi trở lên; Người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo từ 4 đến dưới 16 tuổi; Người đơn thân thuộc hộ nghèo nuôi 2 con trở lên.

+ Hệ số 2,5 quy định: Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em; Trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng dưới 4 tuổi; Trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ nghèo dưới 4 tuổi.

+ Hệ số 3,0 quy định: Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo đủ điều kiện sống trong cơ sở BTXH nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 62 - 63)