Cấp thẻ bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Tổng quan chính sách bảo trợ xã hội tại huyện Gia Lâm

4.1.2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế

Với chủ trương giúp những người yếu thế tiếp cận với các dịch vụ y tế chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ khi đau ốm, chính sách này tập trung vào hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, phục hồi chức năng và khuyến khích các tổ chức thực hiện hình thức khám chữa bệnh nhân đạo. Thực hiện Luật BHYT ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014 quy định rõ đối với đối tượng được ngân sách nhà nước đóng. Trong đó các đối tượng thuộc diện BTXH thường xuyên hàng tháng được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí. Thực hiện theo quy định này, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ các các đối tượng BTXH được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng.

Đối tượng, thủ tục, hồ sơ quy trình cấp thẻ BHYT được quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH, Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. Ngoài ra người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo QĐ công nhận hộ nghèo hàng năm cũng được ngân sách nhà nước đóng BHYT. Các đối tượng quy định trên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng: mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do ngân sách nhà nước đóng. Mức hưởng BHYT đối với nhóm đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng là 100% chi phí khám chữa bệnh, đối với nhóm người nghèo, cận nghèo là 95%.

Sở LĐTBXH Hà Nội đã phối hợp với BHXH Hà Nội ban hành quy trình cấp thẻ đối với đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng theo thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH.

Mẫu DK05 (1)

Mẫu DK05 (1) (2) DS chưa hoàn thiện Mẫu DK06

Thẻ BHYT, biên bản giao thẻ, Danh sách D10a-TS, (3)

Sơ đồ 4.1. Quy trình cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2016) Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2016) 4.1.3. Chính sách trợ giúp giáo dục, đào tạo và tạo việc làm

Mảng chính sách này thể hiện ở những nội dung khuyến khích trẻ em là đối tượng BTXH đến trường và hỗ trợ các gia đình khó khăn có đủ điều kiện để bảo đảm cho các em đến trường.

Theo quy định của các văn bản pháp luật (Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật dạy nghề, Luật Người khuyết tật, Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-211 đến năm học 2014- 2015, Nghị định 136/203/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng...) thì TEMC, NKT, trẻ em nghèo khi học ở các cấp học tiểu học, phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng và đại học được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác. Học sinh là trẻ em khuyết tật, TEMC không nơi nương tựa, được nuôi dưỡng trong cơ sở giáo dục nội trú, được miễn học phí và được cấp sách vở, đồ dùng học tập phù hợp với bậc học. Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Như vậy đối tượng BTXH là người khuyết tật, người nghèo,

Cán bộ LĐTBXH cấp xã (lập DS mẫu DK05) Phòng LĐTBXH cấp huyện kiểm tra,

xác nhận đối tượng (mẫu BHXH huyện kiểm tra, lập danh sách (mẫu DK06)

cận nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

4.1.4. Chính sách hỗ trợ chi phí mai táng

Với chính sách động viên hộ gia đình có đối tượng BTXH, nhà nước đã có chính sách hỗ trợ hộ gia đình có đối tượng BTXH đang hưởng TGXH thường xuyên hàng tháng khi chết chi phí mai táng. Theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 67/207/NĐ-CP, hộ gia đình được nhận hỗ trợ 3.000.000đ/người.

Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định mức hỗ trợ bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (hộ gia đình được hỗ trợ 5.400.000đồng/người, mức hỗ trợ này áp dụng từ 01/01/2016).

Ngoài chính sách hỗ trợ mai táng phí, thực hiện Nghị quyết số 04/2015/NQ-UBND ngày 01/01/2015 của HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, UBND thành phố Hà Nội ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn được quy định cụ thể tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND, ngày 21/3/2016. Với chính sách này, toàn bộ người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội đều được hỗ trợ. Đặc biệt người dân thuộc hộ nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi ngoài chính sách hỗ trợ chi phí hỏa táng và vận chuyển còn được hưởng chính sách hỗ trợ áo quan hỏa táng và túi đồ khâm niệm, quản lý lưu trữ bình tro. Theo đó, thực hiện Nghị quyết của HĐND, huyện Gia Lâm ban hành chính sách hỗ trợ hỏa táng trên địa bàn. Ngoài các chính sách hỗ trợ của thành phố Hà Hội, huyện hỗ trợ thêm 2.000.000đồng/người. Đối với người nghèo được hỗ trợ thêm là 3.000.000đồng/người.

4.1.5. Chính sách bảo trợ xã hội cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội

Đối tượng BTXH được hộ gia đình, cá nhân tại cộng đồng nhận nuôi dưỡng chăm sóc, đa số không còn người thân thích hoặc có gia đình, có người

thân nhưng không có khả năng nuôi dưỡng và bản thân họ gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý. Điển hình như rối loạn hành vi, e dè, ngại tiếp xúc, hay cáu gắt, tức giận, gây gổ, trầm cảm... Phần đông đối tượng có thể trạng yếu, tỉ lệ mắc bệnh mãn tính cao và mắc một số các dạng tật như khuyết tật vận động, người bị khuyết tật về thần kinh hoặc bị “sang chấn” tâm lý trầm trọng.

Nhận thức của phần đông đối tượng còn nhiều hạn chế cho rằng do bản thân dạng tật của đối tượng và do không có điều kiện cũng như khả năng thiết lập các mối quan hệ xã hội.

Bảng 4.1. Quy định đối tượng bảo trợ xã hội được cá nhân, gia đình nhận nuôi dưỡng tại cộng đồng

TT Đối tượng Hệ số

1

Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc NCT thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở BTXH nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng

1,5

2 Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng

2.1 Nhận nuôi trẻ dưới 18 tháng tuổi 2,5

2.2 Nhận nuôi trẻ từ dưới 18 tháng tuổi đến dưới 4 tuổi 2,5

2.3 Nhận nuôi trẻ từ 4 đến 16 tuổi 1,5

3 Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng mang thai nuôi

con nhỏ

3.1 Đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi 1,5 3.2 Đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi 2,0 3.3 Đang nuôi từ 2 con trở lên dưới 36 tháng tuổi 2,0 4 Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng (tính

cho mỗi NKT đặc biệt nặng mà gia đình trực tiếp nuôi dưỡng)

4.1 Nuôi 1 người 1,0

4.2 Nuôi 2 người 2,0

4.3 Nuôi 3 người 3,0

4.4 Nuôi 4 người 4,0

5 Đối tượng nhận chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng 5.1 Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc 1 NKT đặc biệt nặng 1,5 5.2 Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ 2 NKT đặc biệt nặng trở lên 3,0 Nguồn: Chính phủ (2013)

Đối tượng thụ hưởng và mức trợ giúp được cụ thể theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 67/207/NĐ-CP, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 đã mở rộng đối tượng thụ hưởng.

+ Hệ số 1,0 quy định: Gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc 01 người khuyết tật đặc biệt nặng.

+ Hệ số 1,5 quy định: Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc người cao tuổi cô đơn tại cộng đồng; Hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng từ 4 đến 16 tuổi; Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi; Gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng 01 NKT đặc biệt nặng.

+ Hệ số 2,0 quy định: NKT nặng, NKT đặc biệt nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi, đang nuôi 2 con trở lên dưới 36 tháng tuổi; Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc 02 NKT đặc biệt nặng.

+ Hệ số 2,5 quy định: Gia đình nhận nuôi dưỡng TEMC mất nguồn nuôi dưỡng dưới 18 tháng tuổi, từ 18 đến dưới 4 tuổi.

+ Hệ số 3,0 quy định: Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc 03 NKT đặc biệt nặng; Gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng từ 2 NKT đặc biệt nặng.

+ Hệ số 4,0 quy định: Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc 04 NKT đặc biệt nặng.

4.1.6. Chính sách hỗ trợ tiền điện

Căn cứ Thông tư số 190/2014/TT- BTC ngày 11/12/2014 của Bộ tài chính, thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội. Theo đó, hộ nghèo và hộ chính sách xã hội (hộ có người là đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng) có lượng điện tiêu thụ dưới 30KWh được hỗ trợ 46.000 đồng/hộ/tháng.

* Bên cạnh các chính sách trợ giúp BTXH trên, nhà nước còn quy định một số chính sách khác cho đối tượng BTXH như chính sách khuyến khích hỏa táng, chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ BTXH có hoàn cảnh đặc biệt có khó khăn về nhà ở.

UBND thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm đã và đang thực hiện các hoạt động trợ giúp đối tượng BTXH và người nghèo rất tích cực và hiệu quả. Nổi bật đó là chính sáchtrợ cấp hàng tháng cho người già yếu không có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động là thành viên trong gia đình thuộc hộ nghèo. Mức hỗ trợ bằng mức trợ cấp của đối tượng BTXH tại xã, thị trấn, hệ số 1,0 là: 350.000 đồng/người/tháng.

4.1.7. Tổng hợp đối tượng hưởng trợ giúp BTXH thường xuyên

Theo bảng 4.2, tổng hợp toàn huyện có 30.492 đối tượng BTXH, chiếm 11,25% dân số. Trong đó, chủ yếu là người cao tuổi (chiếm 9,62% dân số và 85,53 % tổng số đối tượng) và người khuyết tật (chiếm 1,45% dân số và 12,90 % tổng số đối tượng). Về điều kiện sống có trên 90% sống ở khu vực nông thôn và gần 20% sống dưới mức nghèo, cận nghèo. Trong đó chỉ có bộ phận nhỏ đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, hoặc có hoạt động kinh tế có thu nhập tự lo được cuộc sống. Số còn lại do tuổi cao, khuyết tật, trẻ em không có các hoạt động kinh tế, không tự đảm bảo được cuộc sống cá nhân, phụ thuộc vào nguồn BTXH hoặc cung cấp tài chính của người thân (Phòng LĐTBXH huyện Gia Lâm, 2016). Theo quy định hiện hành, trên địa bàn huyện có 7245 đối tượng BTXH thuộc diện hưởng chính sách TGXH thường xuyên tại cộng đồng, chiếm 2,6% dân số. Số đối tượng BTXH được hưởng TGXH thường xuyên cộng đồng tăng lên hàng năm (Bảng 4.3) từ 6669 người năm 2014, lên 6875 người năm 2015 và 7245 người năm 2016. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm đối tượng lại có sự tăng giảm không đồng đều. Nhóm người là trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV, người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo và hộ gia đình nhận nuôi đối tượng BTXH là nhóm phụ thuộc vào điều kiện hưởng lợi nên nhóm đối tượng này thường có sự biến động. Nhóm đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật có số lượng tăng hàng năm. Đặc biệt nhóm người khuyết tật có số người hưởng lợi ngày càng tăng, tỷ lệ bao phủ phổ rộng. Người cao tuổi cũng ngày được quan tâm trợ giúp. Mặc dù vậy, đối tượng được nhận trợ giúp thường xuyên chỉ giới hạn ở người từ đủ 80 tuổi không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng thuộc hộ gia đình nghèo. Chính vì vậy nhóm người cao tuổi tập trung nhiều ở độ tuổi dưới 80 tuổi lại chưa được tiếp cận các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên. Nhóm đối tượng này trong tương lai ngày càng có xu hướng gia tăng do chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số.

55

Bảng 4.2. Tổng hợp đối tượng bảo trợ xã hội huyện Gia Lâm

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Đối tượng BTXH Tỷ lệ so dân số (%) Tỷ lệ so tổng số đối tượng (%) Đối tượng BTXH Tỷ lệ so dân số (%) Tỷ lệ so tổng số đối tượng (%) Đối tượng BTXH Tỷ lệ so dân số (%) Tỷ lệ so tổng số đối tượng (%) TEMC 189 0,08 0,72 193 0,07 0,67 174 0,06 0,57

Người nhiễm HIV 49 0,02 0,19 41 0,02 0,14 35 0,01 0,11

Người ĐTNC 192 0,08 0,74 178 0,07 0,62 271 0,10 0,89

NCT 22324 9,26 85,63 24634 9,56 85,70 26080 9,62 85,53

Người khuyết tật 3316 1,38 12,72 3698 1,43 12,87 3932 1,45 12,90

Tổng cộng 26070 10,81 100,00 28744 11,15 100,00 30492 11,25 100,00

56

Bảng 4.3. Tổng hợp đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng huyện Gia Lâm năm 2014-2016

Năm Tốc độ PT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 (%) 2016 /2015 (%) TĐPT (%) Trẻ em mồ côi 101 87 77 86,14 88,51 -12,69

Người nhiễm HIV 9 7 6 77,78 85,71 -18,35

Người đơn thân nuôi con 178 167 201 93,82 120,36 6,26

Người cao tuổi 3617 3642 3763 100,69 103,32 2,00

Người khuyết tật 2482 2635 2826 106,16 107,25 6,71

Hộ gia đình nhận nuôi đối tượng BTXH 9 7 5 77,78 71,43 -25,46

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp nuôi dưỡng đối tượng BTXH là NKT đặc

biệt nặng 273 330 367 120,88 111,21 15,94

Tổng cộng 6669 6875 7245 103,09 105,38 4,23

4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 63)