Số liệu làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Số lượng làng nghề Làng nghề 12 12 12 12 2 Tổng số hộ Số hộ của làng Hộ 18.794 19.115 19.562 19.921 Hộ làm CN-TTCN Hộ 11.995 12.312 12.641 13.153 Cơ cấu % 63,82 64,41 64,62 66,03 3 Tổng số lao động

Số lao động của làng Lao động 62.012 67.124 72.345 76.753 Số lao động CN-TTCN Lao động 50.956 54.698 58.206 60.714

Cơ cấu % 82,17 81,49 80,46 79,10

4 Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất của làng Tỷ đồng 945,21 1.046,23 1.152 1.263,79 Giá trị sản xuất CN - TTCN Tỷ đồng 921,13 1.000,14 1.120 1.204

5 Thu nhập bình quân Triệu đồng/năm 15,24 15,59 15,92 16,47

Thu nhập bình quân CN-TTCN Triệu đồng/năm 18,08 18,28 19,24 19,83

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hoài Đức (2015)

Số hộ tham gia hoạt động Công nghiệp – TTCN trong mỗi làng tại huyện Hoài Đức khá cao khi luôn chiếm trên 50% tổng số hộ của làng, tuy nhiên mức tăng trưởng này không ổn định trong những năm vừa qua. Về lao động, mặc dù số lượng lao động có xu hướng tăng lên, nhưng cơ cấu lao động trong lĩnh vực CN- TTCN lại đang có xu hướng giảm xuống từ năm 2012-2015 do cạnh tranh lao động của các lĩnh vực khác.

4.1.1.2. Thực trạng sử dụng đất tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm huyện Hoài Đức

Tình trạng thiếu vốn, mặt bằng để sản xuất, kinh doanh là khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề. Lãi suất ngân hàng tăng quá cao, các doanh nghiệp (DN) gần như không thể tiếp cận các nguồn cho

vay ưu đãi. Từ hạn chế về vốn, DN ở các làng nghề lại càng khó tìm kiếm được mặt bằng sản xuất. Các cơ sở đều tận dụng mặt bằng trong khu đất ở của gia đình để sản xuất nhưng dần dần mở rộng quy mô, mặt bằng trong khu dân cư cũng không đáp ứng được. Khó khăn của các hộ sản xuất như cái vòng luẩn quẩn bởi các hộ không thể thuế hoặc mua đất làm mặt bằng sản xuất, không có đất đồng nghĩa với việc không có tài sản thế chấp ngân hàng để vay vốn… Nếu di chuyển sản xuất ra khỏi khu vực làng nghề, tuy chi phí thuê đất rẻ hơn nhưng công ty lại khó tuyển dụng được lao động có tay nghề cao. Chính sự không ổn định về vốn, mặt bằng mà nhiều hộ sản xuất không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, do đó ảnh hưởng lớn đên phát triển làng nghề của huyện Hoài Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)