Tổng đầu tư bảo vệ môi trường của huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014

Cơ sở hạ tầng Triệu đồng 2150 4760 9000 15600 Tuyên truyền, giáo dục

pháp luật về BVMT Triệu đồng 500 650 750 1270 Công tác kiểm tra, thanh

tra môi trường Triệu đồng 400 550 680 1090 Thu gom, xử lý chất thải Triệu đồng 650 650 800 1130 Công tác đánh giá mức độ ô

nhiễm Triệu đồng 500 680 740 1150

Tổng Triệu đồng 4200 7290 11970 20240 Nguồn: Phòng Tài chính huyện Hoài Đức (2015)

Trên cơ sở chấp thuận của thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đang khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải Lại Yên. Mục đích của việc xây dựng này chủ yếu là để xử lý nước thải do các làng nghề tại 3 xã Dương Liễu – Cát Quế - Minh Khai thải ra hàng ngày. Hiện tại, lượng nước thải của các xã này được xử lý bởi trạm xử lý nước thải do Công ty Mặt Trời Xanh đầu tư nhưng trạm xử lý nước thải này đã quá tải, hiệu quả hoạt động rất thấp. Dự kiến tổng mức đầu tư trạm xử lý nước thải này khoảng 10 tỷ đồng (trong đó ngân sách huyện đầu tư hơn 5 tỷ đồng, còn lại là từ ngân sách thành phố). Trong quá trình đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải Lại Yên, UBND huyện Hoài Đức giao cho UBND xã Dương Liễu làm chủ đầu tư xây dựng kênh dẫn nước vào trạm xử lý nước thải Mặt Trời Xanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm. Về kế hoạch lâu dài của huyện, bên cạnh việc xây dựng trạm xử lý nước thải Lại Yên; cải tạo, nâng cao năng suất và hiệu quả xử lý của trạm xủa lý nước thải Mặt Trời Xanh, huyện sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một khu xử lý nước thải nữa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn, đặc biệt chú trọng tới các làng nghề ô nhiễm nặng như làng nghề CBNSTP.

Bên cạnh việc đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường làng nghề, UBND huyện Hoài Đức cũng rất chú trọng đầu tư ngân sách cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường làng nghề.

Để đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề cần phải huy động và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, phân bổ vốn sao cho hiệu quả nhất. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế thì việc huy động mọi nguồn lực trong xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã hội là điều cần thiết.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho quản lý môi trường làng nghề

Nguồn: Phòng Tài chính huyện Hoài Đức (2015)

Như vậy, qua biểu đồ 4.1 trên cho ta thấy, nguồn vốn để đầu tư cho công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức được huy động từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu vẫn là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước với cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm 77,45% tổng cơ cấu nguồn vốn cho hoạt động quản lý môi trường làng nghề của huyện. Sau nguồn vốn NSNN là nguồn vốn do nhân dân đóng góp chiếm 11,45% tổng nguồn vốn, bên cạnh đó cũng có sự góp sức của doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện.

4.1.5. Quản lý quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức Hoài Đức

Hiện nay, đô thị hóa đang diễn ra ngày mạnh mẽ trên địa bàn huyện Hoài Đức, sản xuất làng nghề đang chịu nhiều sức ép bởi sự gia tăng về diện tích đất cho các khu đô thị, gia tăng diện tích sử dụng cho vấn đề nhà ở do sự tăng lên về dân số. Cơ sở hạ tầng ngày càng trở nên lạc hậu, đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho xử lý chất thải trong sản xuất. Không gian làng nghề nói chung, làng nghề chế biến

nông sản thực phẩm nói riêng ngày càng bị thu hẹp và dẫn đến sự phân bố lại cơ cấu lao động việc làm trong khu vực làng nghề. Chính vì thế vấn đề quy hoạch là một vấn đề rất quan trọng cần được đưa lên hàng đầu, bởi có quy hoạch được tốt thì khả năng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, môi trường và công tác quản lý môi trường cũng sẽ được nâng cao. Sản xuất tập trung với những kiến trúc mới hiện đại và tiên tiến sẽ tạo đà rất lớn cho phát triển các làng nghề tại huyện Hoài Đức.

Theo quy hoạch xây dựng của thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức thuộc vùng phát triển đô thị. Do đó việc đưa các làng nghề ra khỏi khu dân cư, khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề là việc làm cần thiết để các làng nghề trên địa bàn huyện phát triển bền vững. Các cơ sở hạ tầng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc giao thương, phát triển các làng nghề. Từ xa xưa, các làng nghề truyền thống được hình thành ở những vùng có giao thông thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế càng được phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề không còn bó hẹp tại địa phương mà đã vươn ra các khi vực lân cận, thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng cho nhu cầu của làng nghề ngày càng bị thu hẹp, bắt buộc phải vận chuyển từ những nơi khác về, chính vì vậy hệ thống giao thông càng thuận lợi thì làng nghề càng phát triển.

Do tầm ảnh hưởng lâu dài nên việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phát triển của các làng nghề nói riêng mà của toàn bộ ngành kinh tế nói chung. Việc phát triển các ngành nghề TTCN của thành phố đã được đưa vào chi tiết quy hoạch thành phố, cho thấy vai trò, tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển làng nghề đối với Thủ đô, theo đó, trong những năm qua thành phố Hà Nội đã ban hành:

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (đến năm 2015 tỷ trọng GDP của thành phố: dịch vụ đạt 57%, công nghiệp-xây dựng đạt 43%, tỉ lệ đô thị hóa 46%, xây dựng nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc).

+ Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050: Phát triển vùng Thủ đô có đủ chức năng và vị thế của một trung tâm đô thị hiện đại trong khu vực. Phát triển hài hòa, nâng cao chất lượng hệ thống đô thị, bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020

khoảng 62,5%. Định hướng phát triển vùng Thủ đô theo hướng đa cực, tập trung liên kết không gian giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh xung quanh.

+ Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Mục tiêu đến năm 2030 công nghiệp Thành phố có tỷ trọng trong cơ cấu GDP đạt gần 32%. Với định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề truyền thống phù hợp với quy hoạch mở rộng thành phố và toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Chú trọng xây dựng phát triển các làng nghề của thành phố gắn với bảo tồn, khôi phục bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Quy hoạch phát triển các ngành nghề nông thôn đến năm 2015, định hướng năm 2020.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Với quan điểm phát triển nghề, làng nghề phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn kết với phát triển làng nghề chung cả nước, Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực làng nghề theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Theo đó, các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm huyện Hoài Đức được tập trung khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, không khuyến khích mở rộng và phát triển một số làng nghề gây ô nhiễm. Huyện Hoài Đức được quy hoạch nằm trong vùng vành xanh, vành đai đô thị của thành phố Hà Nội và đối với khu vực này các làng nghề chế biến nông sản không được khuyến khích phát triển. Các giải pháp theo Quy hoạch này đưa ra là di dời các doanh nghiệp, hộ sản xuất từ các cụm công nghiệp làng nghề đã được quy hoạch; chuyển đổi một số mặt hàng sản xuất đối với làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, theo đánh giá các định hướng này là hoàn toàn phù hợp với quá trình đô thị hóa tại huyện Hoài Đức khi quy mô làng nghề chế biến nông sản đang dần thu hẹp để nhường chỗ cho phát triển khu dân cư, khu đô thị.

Để triển khai định hướng quy hoạch mà thành phố đưa ra, hiện nay huyện Hoài Đức đã có quy hoạch xây dựng 12 cụm công nghiệp, có 10 cụm công

nghiệp đã triển khai từ năm 2006-2007 với diện tích 270 ha và 2 cụm công nghiệp đang tiến hành triển khai xây dựng cùng với nhiều điểm công nghiệp đã được quy hoạch. Trong thời gian tới, UBND huyện Hoài Đức sẽ tập trung lập kế hoạch thống nhất về đầu tư cơ sở hạ tầng cho các làng nghề như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, hạ tầng thương mại, nhất là ở các làng nghề có sản lượng hàng hóa lớn, các làng nghề gắn với du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống, di tích lịch sử văn hóa. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung vào các ngành hàng xuất khẩu, định hướng hội nhập kinh tế quốc tế về làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)