Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 39)

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề tại Việt Nam

2.2.1.1. Thực trạng môi trường làng nghề tại Việt Nam

Các làng nghề ở nước ta thường mang tính tự phát, quy mô nhỏ, thiết bị sản xuất thủ công, lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đó chưa cao. Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã đến mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe đối với người dân trong làng nghề và người dân chung quanh các làng nghề.

Cả nước hiện có hơn 1.450 làng nghề phân bố trên 64 tỉnh thành trong cả nước, riêng vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 55,20% với hơn 800 làng nghề. Trong số này có những làng nghề truyền thống như gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt lụa Hà Đông (Hà Nội), làng chạm bạc Đồng Xuân (Thái Bình), làng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)... và có những làng nghề mới được hình thành trên cơ sở sự lan tỏa của các làng nghề truyền thống như làng nghề xây dựng Nội Duệ, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm Cát Quế (Hà Nội)... Các làng nghề chủ yếu tập trung sản xuất các lĩnh vực như: thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, thuộc da; vật liệu xây dựng; tái chế phế liệu... Do phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề ở khu vực nông thôn, cùng sự phát triển thiếu cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của các cơ sở vật chất; đồng thời sự quản lý còn khá lỏng lẻo của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý môi trường tại khu vực này, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá trầm trọng.

Báo cáo Môi trường quốc gia, do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2013 cho thấy ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). Tại hầu hết các làng nghề, ô nhiễm nguồn nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng, do khối lượng nước thải rất lớn, nhưng lại chưa qua hệ thống xử lý nước thải tập trung, thường được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch quanh khu vực. Trong khi đó, chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom, xử lý triệt để, gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất, đây chính là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại các làng nghề và quanh khu vực làng nghề. Qua kết quả nghiên cứu do các đơn vị của Bộ Y tế thực hiện năm 2013 cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và tập trung vào một số bệnh như các bệnh ngoài da, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa, ung thư... Tuổi thọ trung bình của người dân sống trong các làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn mười năm so với tuổi thọ trung bình cả nước và thấp hơn từ năm đến mười năm so với làng không làm nghề.

Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề, do Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thực hiện từ năm 2011-2014 cho thấy nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất bị ô nhiễm bởi phenol; các chỉ tiêu sinh học như Ecoli, coliform, kim loại nặng khá cao. Nguồn nước bề mặt ao, hồ, kênh mương thủy lợi bị nhiễm độc bởi dầu mỡ, Ecoli, coliform... gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần cho phép (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2014).

2.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề tại Việt Nam

Mặc dù, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn còn là một bài toán khó đối với nước ta nhưng trong thời gian vừa qua công tác quản lý môi trường làng nghề của chúng ta bước đầu cũng gặp những điểm thuận lợi nhất định đó là:

Thứ nhất, từ cấp Trung ương đến địa phương đã bổ sung, ban hành hàng loạt

văn bản, quy định về BVMT nói chung, trong đó có áp dụng đối với hoạt động BVMT làng nghề, tuy số lượng còn hạn chế.

Thứ hai, một số Bộ, ngành và địa phương đã và đang tích cực, chủ động trong

việc xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động về phòng ngừa, phát hiện, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề nhằm từng bước tạo sự chuyển biến tích cực trong

pháp luật, chính sách, công nghệ, truyền thông, thanh tra/kiểm tra). Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã tích cực nghiên cứu, xây dựng, chuyển giao và có biện pháp nhân rộng một số mô hình quản lý, xử lý chất thải làng nghề, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số địa phương như: công nghệ hầm biogas đối với chất thải đối với các làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc; mô hình quản lý chất thải nguy hại làng nghề Bình Yên, tỉnh Nam Định; mô hình thu gom và xử lý rác thải áp dụng quy mô thôn hoặc xã của tỉnh Thái Bình.

Thứ ba, nhiều mô hình làng nghề kết hợp với du lịch văn hóa đã phát huy hiệu

quả, vừa tôn vinh giá trị của các ngành nghề truyền thống, vừa khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm và tăng thu nhập, vừa nâng cao ý thức về giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường như Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Làng nghề đúc đồng Phước Kiều. Tuy nhiên, do không quản lý tốt, ở một số địa phương đã và đang có sự trà trộn giữa các sản phẩm bản địa và sản phẩm nhập khẩu, ngoại lai, gây hiệu ứng phản tác dụng đối với khách tham quan, du lịch.

Thứ tư, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức môi trường và pháp luật về BVMT đối với làng nghề đã được quan tâm ở mức độ nhất định; công tác xã hội hóa BVMT làng nghề (chủ yếu là thu gom chất thải rắn) đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả tại một số địa phương. Một số hình thức tổ chức xã hội như Hiệp hội ngành nghề đã hình thành tại một số địa phương và hoạt động có hiệu quả trong chia sẻ thông tin về chính sách, pháp luật, thông tin về thị trường. Các Hiệp hội này, nếu được đặt đúng vị trí và giao đúng vai trò, sẽ hỗ trợ đắc lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT làng nghề.

Bên cạnh những thuận lợi như trên, công tác quản lý môi trường làng nghề ở nước ta còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém:

Một là sự phân công, phân cấp về trách nhiệm quản lý môi trường làng nghề

chưa rõ ràng và hợp lý, còn bị “chồng lấn” và “bỏ trống”; thiếu một cơ quan “đầu mối”; cơ chế phối hợp giữa các bộ/ngành và giữa các ngành với địa phương thiếu gắn kết và nhiều bất cập. Vai trò, vị trí rất quan trọng của chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp xã, Trưởng thôn trong quản lý môi trường làng nghề còn bị mờ nhạt, chưa phát huy và đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý môi trường làng nghề.

Hai là phải kể đến đó là nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm

môi trường và kiểm soát ô nhiễm làng nghề đang gặp nhiều khó khăn, bất cập trên nhiều phương diện: pháp luật - chính sách, cán bộ, thể chế và bộ máy, đầu tư.

Ba là nhiều địa phương chưa xác định đây là vấn đề ưu tiên để chủ động xây

dựng và triển khai kế hoạch khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề, mặc dù trên thực tế, vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề đã trở nên bức xúc. Sự quan tâm trong chỉ đạo, điều hành của nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp về BVMT làng nghề ở nhiều địa phương còn thiếu thường xuyên, chưa kịp thời và “đủ độ”.

Bốn là nói đến những hạn chế trong công tác quản lý môi trường làng nghề phải kể đến việc đầu tư cho công tác xử lý chất thải và BVMT làng nghề chưa được chú trọng. Tỷ trọng kinh phí đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải trong các dự án đầu tư là không đáng kể, vì vậy, cần đặc biệt quan tâm khi phê duyệt và kiểm soát việc sử dụng kinh phí cho các hạng mục công trình BVMT trong các dự án đầu tư phát triển. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà trước hết là bố trí kinh phí nên tiến độ xử lý ô nhiễm đối với 15 làng nghề theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg; cũng như tiến độ thực hiện Dự án Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị chậm và kéo dài.

Năm là một số công trình, dự án đã và đang thực hiện nhằm giải quyết ô nhiễm, cải thiện môi trường tại một số làng nghề cụ thể trong thời gian qua nhưng vẫn mang tính chất nghiên cứu, thử nghiệm và phân tán nguồn lực dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.

Sáu là lực lượng cán bộ làm công tác quản lý môi trường các cấp từ Trung ương

đến địa phương còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về chất lượng. Đối với cấp xã, phường và thị trấn (là cấp liên quan trực tiếp đến công tác BVMT làng nghề) thường là cán bộ địa chính kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý môi trường nên còn nhiều bất cập trong việc quán triệt và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật.

Bảy là chủ trương quy hoạch các KCN, CCN tập trung cho làng nghề để di dời

các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào một khu vực tập trung để quản lý là đúng, tuy nhiên, khi thực hiện đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, dẫn tới kết quả và hiệu quả hạn chế. Ví dụ như quy hoạch CCN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, Bắc Ninh; mây tre đan Trường Yên, Hà Nội đã trở thành khu vực sinh hoạt và sản xuất mới. Hầu hết các KCN, CCN loại này không có công trình xử lý nước thải tập trung, cơ

trường bởi các chất thải phát sinh và xu hướng này sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu ngay bây giờ không có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm hữu hiệu.

Cuối cùng, với sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các dự án hợp tác quốc tế,

đã có không ít mô hình xử lý chất thải làng nghề đã được thực hiện; trong số đó một số mô hình cho kết quả tốt được cộng đồng và chính quyền địa phương hoan nghênh, đánh giá cao nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng mô hình lại khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó, cũng có nhiều mô hình đã được xây dựng nhưng không hoạt động do chi phí vận hành cao, kỹ thuật vận hành phức tạp đòi hỏi người vận hành phải có trình độ kỹ thuật nhất định hoặc công nghệ xử lý chưa phù hợp, chất thải đầu ra chưa đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Tuy Nhà nước đã quan tâm và có những chính sách nhất định ưu đãi, hỗ trợ hoạt động quản lý môi trường nói chung và làng nghề nói riêng nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự khuyến khích; tác dụng mang tính chất “đòn bẩy” rất hạn chế.

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề tại một số tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng Đồng Bằng Sông Hồng

2.2.2.1. Hiện trạng xây dựng các chính sách quản lý chung về làng nghề

Luật Bảo vệ môi trường (2005), Điều 38 quy định việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường và giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê đánh giá tình trạng và mức độ ô nhiễm tại các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng thì hiện vẫn còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện nên khó vận dụng các văn bản của các Bộ/ngành trong điều kiện đặc thù làng nghề CBNS.

Quyết định 132/2000/QĐ-CP ngày 24/11/2000, Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 (Chính phủ, 2000, 2006) khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn có mức độ phát thải thấp, các cơ sở sản xuất nghề phải có phương án xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường và kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất làng nghề gây ô nhiễm môi trường cao ra khỏi khu dân cư. Tuy nhiên, ở hầu hết các làng nghề CBNS, các cơ sở sản xuất không xử lý chất thải, địa phương thiếu kinh phí di rời nên không giải quyết được tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường và đang gây nhiều tác động đến hoạt động kinh tế và đời sống của nông dân ở làng nghề và các khu vực phụ cận làng nghề.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) đã ban hành Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 về quy hoạch và phát triển làng nghề và Bộ Tài chính (2006) ban hành Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 7/7/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 66/2006/NĐ-CP nhưng chủ yếu hướng dẫn về sử dụng ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề và cụm công nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở 6 làng nghề cho thấy các quy định này không đi vào thực tiễn tại các tỉnh điều tra như Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình do các Bộ/ngành không cân đối được ngân sách đầu tư từ Trung ương mà dựa hoàn toàn vào nguồn lực địa phương, trong khi ngân sách địa phương rất hạn chế. Hơn nữa, các thông tư hướng dẫn như thông tư 113/2006-TT- BTC ngày 7/7/2006, thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 còn rất chung chung, mang tính khuyến khích các địa phương là chính mà thiếu các quy định ràng buộc về pháp lý và thiếu cơ chế giám sát trong quá trình thực hiện nên các địa phương có làng nghề điều tra không thực hiện triệt để được các quy định trên. Thực tế, cán bộ từ các cơ quan quản lý địa phương ở Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình cho rằng cho dù có di rời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nhưng cũng khó có thể giữ họ ở lại khu tập trung nếu không có các chính sách hỗ trợ bởi lợi nhuận từ hoạt động nghề thấp, lao động tham gia chủ yếu là lao động gia đình lúc nông nhàn nên khi di dời ra khu sản xuất tập trung, hộ nông dân phải đầu tư lớn, chi phí sản xuất sẽ cao hơn. Do vậy, các địa phương được khảo sát kiến nghị cần nâng cao mức độ tập trung sản xuất làng nghề, trong đó có làng nghề CBNS để hình thành lên các doanh nghiệp nhỏ, có đầu tư lớn, quản lý hiện đại để vừa tăng giá trị sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường và thuận lợi trong quản lý đối với cấp cơ sở.

2.2.2.2. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức quản lý môi trường làng nghề

Bộ Chính trị (2004) đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 xác định khắc phục cơ bản nạn ô nhiễm môi trường ở làng nghề, bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường; chủ động có kế hoạch thu gom và xử lý khối lượng rác thải ngày càng tăng. Chính phủ (2005) đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động bảo vệ môi trường làng nghề (Quyết định 34/2005/QĐ- TTg ngày 22/2/2005), trong đó xác định rõ quy hoạch và quản lý môi trường trong phát triển làng nghề, cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án Bảo vệ môi trường ở làng nghề. Chính phủ (2003b) cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)