Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 47)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Hoài Đức

3.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý huyện Hoài Đức

Hoài Đức là huyện ven đô ở phía Tây thủ đô Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch là đô thị trung tâm của thành phố Hà Nội. Phía Bắc của huyện Hoài Đức giáp huyện Đan Phượng, phía Đông giáp huyện Từ Liêm, phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ. Địa bàn huyện có các quốc lộ lớn chạy qua như quốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, tỉnh lộ 423, tỉnh lộ 70, đây là những tuyến giao thông quan trọng nối huyện với nội thành và các vùng lân cận, Hoài Đức có sông Đáy chạy dọc theo địa bàn của 10 xã trong huyện hình thành vùng bãi đa dạng hóa các loại hình sản xuất, đồng thời còn đảm bảo tưới tiêu cho phần lớn các diện tích canh tác và là nguồn cung cấp phù sa lớn cho đất nông nghiệp của huyện.

Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc: thị trấn Trạm Trôi (ở phía bắc) và 19 xã (An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Song Phương, Sơn Đồng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở), có 54 làng, 132 khu dân cư.

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu và nguồn nước huyện Hoài Đức

Thời tiết khí hậu: Huyện Hoài Đức mang các đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió

mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh (đầu mùa đông hanh khô, cuối mùa đông ẩm ướt). Nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 23oC, mùa đông từ 15-16oC. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Hoài Đức khá lớn với biên độ giao động từ 12- 13oC. Mùa nóng từ tháng 5-9 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 30oC, cao nhất lên tới trên 37oC, mùa lạnh kéo dài khoảng 3- 4 tháng (12-2 hoặc 3), tháng lạnh nhất (tháng 12, tháng 1) nhiệt độ xuống thấp dưới 18oC, thấp nhất là 5oC, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Hoài Đức thời tiết bốn mùa là xuân, hạ, thu, đông. Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 83-85%, tháng ẩm nhất là tháng 3 và tháng 4 với độ ẩm lên tới 98%.

Thủy văn: Trên địa bàn huyện Hoài Đức có sông Đáy chảy qua, đây là phân lưu của sông Hồng, lưu vực đoạn sông chảy qua huyện có tổng chiều dài khoảng 23km. Lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê (tả Đáy và hữu Đáy), khoảng cách từ lòng sông vào đê trung bình 1,8km, đoạn sông rộng nhất thuộc xã Vân Côn, khoảng 3,9km. Vào mùa kiệt đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất nhỏ, chỉ có nước hồi quy từ các kênh thuộc huyện Phúc Thọ, Thạch Thất và Quốc Oai. Vào mùa mưa, với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Đáy, tại vùng Hoài Đức chỉ ngập lòng sông, còn trên bãi ảnh hưởng không đáng kể.

3.1.1.3. Đặc điểm tài nguyên và môi trường huyện Hoài Đức

a. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Hoài Đức là khu vực khan hiếm tài nguyên khoáng sản. Hiện nay vẫn chưa xác định được có nguồn tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Đáy, tuy nhiên, trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao.

b. Tài nguyên nước

Nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Hoài Đức được sông Hồng ở

phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Minh Khai đến Đông La. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hoài Đức còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư với diện tích khoảng 56ha.

Nước ngầm: Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong mấy năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông Hồng cũng cạn nhiều do đó cũng ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của Hoài Đức.

Nước mưa: Với lượng nước mưa trung bình 1.600-1.800mm trong năm, mặc

dù lượng nước bốc hơi hàng năm bằng 65% so với lượng mưa nhưng đây vẫn là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân.

c. Môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái của huyện Hoài Đức nhìn chung đang là vấn đề nhức nhối. Với đặc thù của huyện công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, dân số đông, nhiều làng nghề, sông Đáy là nơi tiêu thoát nước chính của Hoài Đức song dòng chảy ngày càng thu hẹp nên khả năng tiêu thoát nước kém. Rác thải dân cư ngày càng nhiều, ô nhiễm không khí và môi trường tại các làng nghề đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân cư quanh các khu vực này.

3.1.2. Đặc điểm đất đai – kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức

3.1.2.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất tại huyện Hoài Đức

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hoài Đức theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 là 8.246,77 ha. Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm hai vùng tự nhiên rõ rệt là vũng Bãi ven sông Đáy và vùng Nội Đồng bởi đê Tả sông Đáy.

Vũng bãi gồm 10 xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La và Vân Côn (trong đó xã Vân Côn nằm trọn trong vùng bãi). Do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên địa hình có dạng cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây úng hạn cục bộ. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 – 9,0m có xu hướng dốc từ đê ra sông.

Vùng đồng gồm 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, xã Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, An Khánh, La Phù, vùng đồng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao mặt ruộng trung bình từ 4,0 – 8,0m, vùng trũng xen lẫn vùng cao.

Hoài Đức là địa phương nằm trong vùng châu thổ sông Hồng nên chất đất chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất có độ phì khá cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong 8.246,77 ha đất, đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp là 4.126,2 ha chiếm 50% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 4063,3 ha chiếm 49,3% diện tích tự nhiên, còn lại một diện tích rất nhỏ, khoảng 57,3 ha là đất chưa sử dụng.

Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp huyện Hoài Đức có xu hướng giảm đi nhanh chóng. Tính riêng từ năm 2011 – 2015 diện tích đất nông nghiệp giảm 1063,7 ha chuyển mục đích sử dụng sang hoạt động đất phi nông nghiệp chủ yếu từ đất sản xuất nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp: Cùng với giảm diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, giai đoạn 2012-2015 đất phi nông nghiệp đã tăng thêm 1066,83 ha chủ yếu sử dụng cho mục đích khu đô thị.

Diện tích đất chưa sử dụng hiện nay chỉ còn khoảng 57,3ha. Do đó, quỹ đất

này không còn nhiều cho việc sử dụng trong quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng theo đúng yêu cầu về quy mô của đô thị hiện tại.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hoài Đức đến năm 2014 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Loại đất Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 Quy hoạch 2015 Quy hoạch 2020 2011/2015 2020/2011 Tổng diện tích đất Nông nghiệp

(ha) ha 5189,9 4575 4217,1 4126,2 2229,2 1986,7 -1063,7 -2139,5

1.Đất sản xuất NN ha 5020,8 4425,8 4077 3988,1 2100 1875,7 -1032,78 -2112,4

2.Đất nuôi trồng thủy sản ha 140,04 120,16 111,1 109,12 103,25 90,54 -30,92 -18,58

3. Đất nông nghiệp khác ha 29,02 29,02 29,02 29,02 25,92 20,5 0 -8,52

Tổng diện tích đất phi nông

nghiệp ha 2996,4 3614,5 3972,4 4063,3 5985,2 6232,8 1066,83 2169,53

1.Đất ở ha 1230,9 1716 1967,5 2050,5 2750,4 2896,3 819,56 845,84

2. Đất chuyên dùng ha 1506,6 1638,9 1769,6 1781,7 2987,6 3078,5 275,09 1296,8

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng ha 27,8 27,85 27,85 27,85 30,96 30,96 0,05 3,11

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 69,51 73,96 76,81 76,81 97,69 110 7,3 33,19

5. Đất sông suối và mặt nước CD ha 156,82 151,97 124,85 120,58 115 115 -36,24 -5,58

6. Đất phi NN khác ha 4,76 5,83 5,83 5,83 3,55 2 1,07 -3,83

Đất chưa sử dụng ha 60,43 57,3 57,3 57,3 32,37 27,28 -3,13 -30,02

Nguồn: Thống kê huyện Hoài Đức (2014)

3.1.2.2. Đặc điểm dân số, lao động

Năm 2015, dân số huyện Hoài Đức là 194.4 nghìn người, mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn mật độ dân số của Hà Nội (19,7 người/ha), cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).

Trong giai đoạn 2013 đến nay, dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân khoảng 1,56 %/năm, dân số đô thị của huyện Hoài Đức có mức tăng khá cao, đạt 5,25 %/năm. Hiện nay, cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là nông thôn (chiếm 79% dân số).

Năm 2013, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52,97%, trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 90,81 nghìn người với tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng số lao động trong các ngành. Từ năm 2013 đến năm 2015, dân số trong lao động nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số lao động. Cụ thể là năm 2013 lao động nông nghiệp chiếm 60% tổng lao động, năm 2014 và năm 2015 đều chiếm 59% tổng số lao động. Điều này cho thấy dân số của huyện Hoài Đức vẫn chủ yếu là lao động nông nghiệp. Số hộ làm nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, khoảng gần 80% tổng số hộ của huyện.

Về chất lượng của nguồn lao động: nhìn chung, nguồn lao động của huyện Hoài Đức có chất lượng khá. Huyện Hoài Đức có điểm thuận lợi trong giải quyết việc làm, đó là có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống (đến năm 2012, huyện Hoài Đức có 12 làng nghề và thành lập 6 hiệp hội ngành nghề ở các làng nghề) hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 - 9.000 người lao động. Lực lượng lao động trong làng nghề được đào tạo thông qua sự truyền dạy của lớp người đi trước. Số người lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp bị mất đất sản xuất chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn; lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội ngũ công chức cấp xã, huyện và viên chức ngành giáo dục, y tế...

Bảng 3.2. Dân số, lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp của Hoài Đức từ năm 2013-2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 2014 2015 Tốc độ tăng (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2013 so 2014 2014 so 2015 quân Bình

1.Tổng nhân khẩu Người 191.788 100 193.210 100 194.438 100 100,7 100,6 100,65

Nhân khẩu nông nghiệp Người 153.431 80 152.628 78 153.629 79 94,47 100,65 100,06

Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 38.357 20 40.573 22 40.839 21 105,78 100,66 103,22

2. Tổng số hộ Hộ 44.00 100 44.900 100 46.000 100 102,05 102,45 102,25

Hộ nông nghiệp Hộ 35.200 80 35.471 79 35.972 78 100,77 101,41 101,09

Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.800 20 9.429 21 10.028 22 107,15 106,35 106,75

3. Tổng số lao động Người 82.468 100 85.008 100 85.955 100 103,88 101,11 102,09

Lao động nông nghiệp Người 53.304 60 50.154 59 50.713 59 99,7 101,11 100,4

Lao động phi nông nghiệp Người 32.164 40 34.854 41 35.249 41 108,36 101,11 104,73

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hoài Đức (2015)

3.1.2.3. Kết quả sản xuất kinh tế của huyện Hoài Đức

Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế của huyện năm 2015 qua bảng ta thấy nông nghiệp chiếm 6,4%, công nghiệp – xây dựng chiếm 39,5%, thương mại dịch vụ chiếm 39,3%. Trong 4 năm từ năm 2012-2015, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến đáng kể, đã liên tực có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ từ 38% năm 2012 lên 46,1% năm 2014, tỷ trọng ngành nông nghiệp thì giảm từ 10% năm 2012 xuống 7,6% năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp có xu hướng giảm để nhường chỗ cho ngành thương mại dịch vụ nhưng cũng giảm không đáng kể từ 53% năm 2012 xuống 46,3% năm 2015.

Bảng 3.3. GTSX các ngành kinh tế 2012- 2015 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) cấu (%) Nông nghiệp 354,4 10 323,2 9,1 295,9 8,5 298 7,6 Công nghiệp – Xây dựng 1.884,4 53 1.761 49,8 1.641 46,9 1.825 46,3 Thương mại – Dịch vụ 1.343 38 1.455 41,1 1.559 44,6 1.815 46,1 Tổng 3578,8 100 3539,2 100 3495,9 100 3938 100 Nguồn: Thống kê huyện Hoài Đức (2015)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này gồm các loại tài liệu, thông tin do các nguồn khác nhau cung cấp được tổng hợp ở bảng dưới đây. Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp này bằng cách:

-Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

-Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin.

-Tiến hành thu thập bằng lắng nghe, ghi chép và sao chụp.

Sau khi thu thập được tôi tiến hành kiểm tra tính chính xác của thông tin, sử dụng và trích dẫn đầy đủ.

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức. Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến thực trạng và công tác quản lý môi trường làng nghề.

+ Các loại sách báo và bài giảng: Quản lý môi trường, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa…

+ Các tài liệu từ Website. + Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện Học viện nông nghiệp Việt Nam, Thư viện khoa Kinh tế & PTNT, Học viện nông nghiệp Việt Nam.

+ Internet. + Báo, tạp chí.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu về tình hình chung của huyện Hoài Đức. Đặc biệt là làng nghề CBNSTP trên địa bàn nghiên cứu tập trung vào một số xã đã chọn.

+ Các tài liệu từ Website. + Báo cáo kết quả kinh tế xã hội của huyện qua 5 năm.

+ Các chính sách và đề án quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức

+ Internet

+ Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội. +Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường.

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này bao gồm các số liệu, tài liệu liên quan đến thực trạng môi trường các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện và công tác quản lý môi trường chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện.

Điều tra bằng bảng câu hỏi chuẩn bị từ trước để phỏng vấn, thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng điều tra về tình hình phát triển sản xuất các làng nghề và các hoạt động về giữ gìn vệ sinh môi trường, tình hình thực hiện luật bảo vệ môi trường, các quy định, quy chế về công tác bảo vệ môi trường của huyện.

Bảng câu hỏi được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng được khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát thử thì các mẫu phiếu được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và mục tiêu cần đạt được sau đó tiến hành khảo sát thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)