Trong những nằm gần đây huyện Hoài Đức đã tích cực đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường đối với các làng nghề nói riêng. Cách thực hiện của huyện là đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường. Các cơ chế, chính sách được huyện đưa ra đó là:
Thứ nhất, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu
gom, vận chuyển, xử lý tiêu hủy rác thải tại các làng nghề trên địa bàn huyện. Tại huyện Hoài Đức, các tổ vệ sinh môi trường đã được thành lập tại các thôn với nhiệm vụ chủ yếu là thu gom chất thải của các hộ gia đình đề vận chuyển ra các điểm lưu giữ tạm thời, hoặc các bãi chôn lấp. Kinh phí hoạt động của tổ chức này chủ yếu là do người dân đóng góp, trung bình mỗi hộ sản xuất đóng góp khoảng 7.000-15.000 đồng/tháng để thu gom rác thải, còn các hoạt động làm sạch đường làng, ngõ xóm, dọn dẹp kênh mương cống rãnh, ao hồ hay nhắc nhở người dân các quy định về vệ sinh môi trường thì chưa được thực hiện. Trong thời gian tới,
UBND huyện cần có các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể, chi tiết vai trò, trách nhiệm cũng như quyền lợi của các tổ chức này để khuyến khích hình thành và phát triển các tổ chức tự quản về BVMT một cách đúng quy định.
Bảng 4.19. Kết quả thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường
Nội dung Xã Minh Khai Xã Cát Quế Xã Dương Liễu
Tổ vệ sinh môi trường tự quản 6 7 5
Số lao động tham gia 20 22 15
Xe gom rác tự quản 10 14 9
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức (2015)
Qua bảng 4.19 cho thấy 3 xã Minh Khai, Cát Quế và Dương Liễu đã thành lập được tổng số 18 tổ vệ sinh môi trường tự quản với tổng số lao động tham gia là 57 người. Ngoài các xe gom rác được UBND huyện hỗ trợ, tại các xã đã chủ động kinh phí đóng góp, hỗ trợ trang bị được thêm 33 xe gom rác tự quản để đáp ứng hoạt động vệ sinh môi trường làng nghề.
Thứ hai, UBND huyện chỉ đạo phát huy việc xây dựng, thực hiện quy chế
dân chủ trong việc bảo vệ môi trường và đưa nội dung bảo vệ môi trường vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Thứ ba, huyện đưa ra các biện pháp khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu
tư nghiên cứu các công nghệ sản xuất, kỹ thuật xử lý ô nhiễm cho các hoạt động làng nghề phù hợp với quy mô và năng lực sản xuất của hộ gia đình. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có tổ chức, cá nhân nào “mạnh dạn” đầu tư cho làng nghề, nguyên nhân là do khả năng thu hồi vốn, khả năng duy trì, vận hành các công trình đầu tư là khó khăn, kể cả những dự án đã được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước. Mặt khác, các thủ tục hành chính để nhận được sự ưu đãi trong nhiều trường hợp còn phức tạp, khó khăn.
Thứ tư, UBND huyện đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
để nâng cao nhận thức của từng hộ sản xuất kinh doanh chủ động xử lý ô nhiễm ngay tại chỗ. Hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về môi trường và BVMT được triển khai, các cấp các ngành cùng với các tổ chức chính trị, đoàn thể như Huyện đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,... trong toàn bộ hệ thống chính trị cũng vào cuộc, phối kết hợp nhằm nâng cao ý thức BVMT của người dân nhất là với làng nghề. Kết quả bước đầu đã tạo ra được phong trào BVMT rộng khắp, từng bước nâng cao được nhận thức của người dân về BVMT. Tuy nhiên, tác
động và hiệu quả thực tế của công tác này còn thấp, chưa lôi kéo được sự tham gia đông đảo của cộng đồng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là tại các làng nghề.