Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn của hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 82 - 85)

Nội dung

Xã Minh Khai Xã Dương Liễu Xã Cát Quế

Số hộ

(n=30) Tỷ lệ (%) (n=30) Số hộ Tỷ lệ (%) (n=30) Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Phân loại rác thải

Hộ có phân loại trước khi

thu gom 25 83,33 23 76,67 20 63,33

Hộ không phân loại trước

khi thu gom 5 16,67 7 23,33 10 36,67

2. Hình thức thu gom

Hộ tự thu gom 10 33,33 12 40 15 50

Thu gom bởi cán bộ môi

trường thôn 20 66,67 18 60 15 50

3. Tần suất thu gom

1 lần/ngày 30 100 30 100 30 100

2 lần/ngày 0 0 0 0 0 0

4. Hình thức xử lý rác thải

Hộ thu gom để đốt, chôn

lấp 2 6,67 3 10 6 20

Thu gom tập trung 20 66,67 18 60 15 50 Đổ ra đường, mương máng 4 13,33 6 20 5 16,67

Thu gom ủ làm phân 4 13,33 3 10 4 13,33

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

4.1.6.3. Quản lý môi trường không khí

Đối với không khí tại các làng nghề CBNSTP nói chung và tại làng nghề CBNSTP tại Hoài Đức nói riêng, nguồn gây ô nhiễm điển hình nhất là từ các chất hữu

cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải bị phân hủy yếm khí tạo ra các mùi hôi nồng nặc, khó chịu. Các chất khí ô nhiễm chủ yếu gồm: H2S, CH4, NH3... Ngoài ra, các làng nghề này cũng sử dụng một lượng không nhỏ các nhiên liệu chất đốt (chủ yếu là than, củi) cho các công đoạn đun, nấu các sản phẩm (mạch nha, tráng miến, bún…) thải vào không khí các chất như CO, CO2, SO2, NO2… Do khí thải được phát tán nên hầu hết các chỉ tiêu này tại các làng nghề đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, song vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực và các vùng lân cận.

Ô nhiễm không khí tại các làng nghề CBNSTP Hoài Đức đáng nói nhất là vào thời vụ sản xuất chính (cuối năm âm lịch), do tần suất qua lại của các phương tiện giao thông quá nhiều, hàng ngày có hàng trăm chuyến xe qua lại vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm…, hơn nữa thời điểm này lại là mùa hanh khô nên nồng độ bụi thường tăng cao.

Ngoài ra, kết quả khảo sát tại một số cơ sở sản xuất mạch nha, nồng độ CO2 và SO2 tương đối cao. Ví dụ là cơ sở sản xuất mạch nha gia đình anh chị Nguyễn Văn Sinh tại xóm Chàng Chợ, nồng độ CO2 và SO2 là 9,01 mg/m3; 0,5 mg/m3.

Bảng 4.15. Chất lượng môi trường không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Tên xã Bụi (mg/m3) CO (mg/m3) NH3 (mg/m3) H2S (mg/m3) HCl (mg/m3) Cl (mg/m3) Minh Khai 5,14 13 3,2 2 1,99 0,71 Cát Quế 4,1 11,02 2,5 1,67 2,1 0,8 Dương Liễu 5,12 13,45 3,7 2,2 1,97 0,615 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức (2014)

Trong các khu dân cư, do điều kiện kín gió, các hộ sản xuất khép kín nên ô nhiễm khí thải do sản xuất nha, bánh kẹo, miến chủ yếu ảnh hưởng ở quy mô hộ gia đình, ít phát tán.

Đối với khu vực miền đồng (dọc tuyến xã lộ có kênh tiêu nước dẫn nước thải ra kênh T2) và ven đường thôn xóm ven các cống nước thải, không khí bị nhiễm mùi ở mức độ cao, nhất là vào các ngày nắng. Nồng độ NH3 luôn cao hơn các khu vực khác (0.6 – 1 mg/m3).

4.1.7. Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề trường tại các làng nghề

Trong sản xuất làng nghề CBNSTP tại huyện Hoài Đức do quy mô sản xuất nhỏ lẻ ở hộ gia đình, trình độ sản xuất thủ công theo kinh nghiệm, công nghệ sản xuất thô sơ, không quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, dẫn đến tình trạng môi trường tại các làng nghề rất đáng báo động. Chất thải từ hoạt động sản xuất của các làng nghề nhìn chung không được xử lý mà xả trực tiếp ra mương, ao, hồ, ruộng lúa,...

Công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với làng nghề tại huyện Hoài Đức đã được giao cho Phòng Tài nguyên của huyện nhưng việc triển khai thực hiện còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do đối tượng sản xuất làng nghề là những đối tượng sản xuất nhỏ lẻ ở hộ gia đình nên khi thực công tác thanh tra, kiểm tra về những vi phạm pháp luật gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, kinh phí và nguồn nhân lực được huyện phân bổ cho công tác thanh tra, kiểm tra trong những năm gần đây còn hạn hẹp, do đó, công tác này đã khó khăn lại càng khó thực hiện thường xuyên. Hình thức chủ yếu được cán bộ huyện áp dụng là nhắc nhở các hộ gia đình, chưa xử lý hành chính cũng như chưa áp dụng các hình thức xử phạt.

Theo kết quả kiểm tra, thanh tra do Phòng Tài nguyên huyện Hoài Đức cung cấp cho thấy, tất cả các làng nghề CBNSTP đều không có cơ sở hạ tầng phù hợp để thu gom, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường. Các cơ sở trong làng nghề không thực hiện hồ sơ, thủ tục về môi trường. Phần lớn các hộ gia đình không phân loại và xử lý chất thải hợp lý. Nhận thức của người dân, chủ cơ sở đối với các quy định về BVMT trong sản xuất làng nghề còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc áp dụng các quy định pháp luật để xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng sản xuất trong sản xuất làng nghề tại địa bàn huyện thực sự gặp rất nhiều khó khăn, bất cập.

Bên cạnh đó, do tâm lý họ hàng, dòng tộc, làng xã nên các hộ dân (kể cả có sản xuất nghề và không sản xuất nghề) mang nặng tâm lý e ngại, nể nang, quen chịu đựng và sợ va chạm, nên không tố giác các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, và vi phạm pháp luật về BVMT nói riêng. Tại một số xã, người dân còn liên kết chống đối lại các cơ quan chức năng khi bị kiểm tra (như rào đường, đóng cổng,…) và che dấu các hành vi vi phạm của các hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)