Nồng độ Asen trong nước ngầ mở một số làng nghề huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 79 - 80)

huyện Hoài Đức

STT Tên làng nghề Số lượng mẫu

Nồng độ Asen trong nước ngầm Tỷ lệ % vượt tiêu chuẩn CAs<50 CAs.>50 1 Minh Khai 74 25 49 66,22 2 Dương Liễu 116 71 45 38,79 3 Cát Quế 123 37 86 69,92 Nguồn: Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

Năm 2008, trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tiến hành khảo sát nồng độ Asen trong nước ngầm trên địa bàn huyện Hoài Đức, qua khảo sát thấy: Hoài Đức là một trong bốn huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ trước đây có nồng độ Asen trong nước ngầm cao. Tổng số mẫu được khảo sát là 1865 mẫu, trong đó có 815 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép, chiếm 43.7 % tổng số mẫu khảo sát.

c. Tình trạng xử lý nước thải

Với nhu cầu nước và lượng nước thải lớn như bộ ba làng nghề Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai thêm vào đó đặc trưng của các làng nghề hiện nay là sản xuất chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, vốn ít… nên việc đầu tư các công nghệ cho môi trường hầu như chưa có. Do đó, 100% nước thải được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý.

Các làng nghề CBNSTP trên địa bàn huyện Hoài Đức, với các hoạt động có lượng nước thải lớn nhất là sản xuất tinh bột dong, tinh bột sắn, miến, chăn nuôi.

Trung bình mỗi ngày đêm toàn mỗi thải ra khoảng hơn 350.000-400.000 m3 nước, được tập trung đổ về 2 cống Xiphong, chảy ngầm qua kênh Đan Hoài vào xưởng xử lý chất thải của công ty Mặt trời xanh đảm nhận, được thu gom lượng bã dong, nước sau xử lý sơ bộ chảy theo cửa ra đổ và kênh T2 đầu làng. Một số xóm vùng bãi nước thải đổ vào kênh T5.

Các xã đều chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng biệt, lượng nước xả thải lớn diện tích cống thì bé và không thường xuyên tu bổ nâng cấp, các đường cống không có nắp đậy rất nhiều. Vì thế nước thải thường xuyên bị tắc nghẽn, bốc mùi nồng nặc, vào mùa sản xuất chính còn bị tràn lan khắp ngõ ngách.

4.1.6.2. Quản lý chất thải rắn và môi trường đất

a. Quản lý khối lượng chất thải rắn

Môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất thải rắn phát ra trong quá trình sản xuất như vỏ, xơ, bã nguyên liệu hay xỉ than. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm khoảng 175 nghìn tấn, trong đó có 163 nghìn tấn chất thải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và phần lớn số này tập trung ở các làng nghề. Tại làng chế biến tinh bột sắn Cát Quế, Dương Liễu, hầu hết các chất thải của làng không qua xử lý mà thải trực tiếp ra các mương rãnh ao hồ xung quanh, mùi hôi thối nồng nặc, không khí của các lò đốt bằng than từ các làng nghề với các khí thải độc, chất thải rắn, rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ra các ao hồ, mương rãnh gần khu sản xuất đã làm cho môi trường khu vực ô nhiễm trầm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)