Chính sách bảo vệ môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 64 - 66)

Tên văn bản chính sách

Ngày ban hành

Cơ quan ban

hành Nội dung

Thông tư

46/2011/TT-BTNMT 26/12/2011

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề Nghị định 179/2013/NĐ-CP 14/11/2013 Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT

Luật bảo vệ môi trường 23/6/2014 Quốc hội Luật bảo vệ môi trường Thông tư

51/2014/TT-BTNMT 5/9/2014

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy định quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trên địa bàn thủ đô Hà Nội

Quyết định 16/2013/QĐ-

UBND 3/6/2013

UBND Thành phố Hà Nội

Ban hành Quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố Hà Nội Quyết định 50/2010/QĐ- UBND 9/10/2010 UBND Thành phố Hà Nội

Ban hành Quy định về" Cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách thành phố thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chôn lấp rác thải nông thôn trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội Nghị quyết 20/2011/NQ- HĐND 25/5/2011 HĐND huyện Hoài Đức Ban hành quy chế BVMT và quản lý hệ thống giao thông, cống rãnh trong huyện Nghị quyết 38/2013/NQ- HĐND 8/3/2013 HĐND huyện Hoài Đức

Thông qua phương án mở rộng phát triển làng nghề Nghị quyết 50/2013/NQ-

HĐND 27/5/2013

HĐND huyện Hoài Đức

Thông qua quy chế BVMT sửa đổi

Nghị quyết 21/2014/NQ-

HĐND 28/3/2014

HĐND huyện Hoài Đức

Phê chuẩn phương án thực hiện công tác VSMT năm 2014

Các chính sách BVMT của Hoài Đức đã đưa ra những quy định về bảo vệ môi trường nói chung đồng thời dùng để vận dụng cho quản lý bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Tuy nhiên, đánh giá tổng quát cho thấy hệ thống luật pháp về BVMT làng nghề trên địa bàn tỉnh Hoài Đức còn bộc lộ nhiều tồn tại, cụ thể:

Một là: Chưa có chính sách chuyên biệt về BVMT đối với làng nghề. Đối với chính sách BVMT của Nhà nước, ngoài Điều 38 trong Luật BVMT năm 2006, tính đến thời điểm này, ở tầm vĩ mô chưa có một văn bản pháp lý chuyên biệt nào về BVMT trong các làng nghề. Ngay cả Nghị định số 80/NĐ-CP ban hành ngày 9/8/2006 mới đây cũng không có một điều khoản nào quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề này. Các Bộ, ngành liên quan cũng chưa ban hành chính sách theo thẩm quyền quản lý của mình cụ thể hoá Luật BVMT 2006, Nghị định số 80 và Nghị định số 81 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT cho riêng đối tượng là môi trường làng nghề.

Đối với huyện Hoài Đức, mặc dù trong Quy chế BVMT được UBND huyện ban hành năm 2000, hoạt động BVMT làng nghề cũng đã được đề cập nhưng còn quá chung chung, chưa cụ thể hoá, các quy định văn bản tính hiệu lực không cao. Các văn bản của UBND huyện về BVMT sau này cũng chỉ là những biện pháp tình thế, chưa đảm bảo được tính hiệu quả lâu dài, chưa thống nhất cho riêng khu vực làng nghề. Tính đến thời điểm hiện tại, UBND huyện với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chưa ban hành một chính sách chuyên biệt nào cho hoạt động BVMT ở các làng nghề.

Hai là: Thiếu lồng ghép vấn đề BVMT vào trong các chính sách phát triển KTXH. Các chính sách phát triển kinh tế- xã hội hiện hành của Hoài Đức còn thiếu các quy định kèm theo về công tác BVMT. Sự thiếu hụt này ở Hoài Đức biểu hiện ngay cả trong các văn bản quan trọng mang tính định hướng chiến lược của huyện. Đây là một tồn tại lớn trong việc thể chế hoá công tác BVMT cần phải khắc phục để BVMT có một cơ sở pháp lý trong việc triển khai thực hiện.

Ba là: Tính hiệu lực thực thi của các văn bản về BVMT thấp.

Các văn ban về BVMT của huyện chưa phát huy được hiệu lực, việc phổ biến tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản này tại các làng nghề không được chú trọng. Hầu hết người dân trong các làng nghề ở Hoài Đức đều không nắm được những quy định, những chế tài về BVMT. Không những thế, ngay cả

đội ngũ những nhà quản lý ở cấp xã, thậm chí ngay cả cấp huyện cũng gặp phải tình trạng này. Mọi người đều không biết mình đang phải thực hiện những luật lệ, quy định về BVMT của chính địa phương mình và do đó họ hết sức bàng quan trước tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra. Điều này cho thấy các văn ban quy chế về BVMT chưa thực sự đi vào cuộc sống của người dân, tính hiệu lực pháp lý còn thấp, chỉ mang tính hình thức, chung chung, miễn sao có chứ chưa tính đến hiệu quả của nó đến đâu, tác dụng đến mức nào.

4.1.2.2. Triển khai các văn bản về bảo vệ môi trường làng nghề

Bên cạnh việc thành lập hệ thống quản lý thực hiện thì công tác triển khai các văn bản nhằm thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề cũng là rất quan trọng. Văn bản triển khai xuống cơ sở có phù hợp với tình hình thực tế không; liệu các văn bản được triển khai xuống cơ sở có bị chồng chéo, gây khó khăn cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện không; thời gian để thực hiện các văn bản có gấp không. Để đánh giá về những vấn đề này, cuối năm 2015 tác giả đề tài tiến hành phỏng vấn 18 cán bộ huyện, xã của Hoài Đức thu được kết quả tổng hợp tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)