Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường làng nghề CBNSTP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 95 - 96)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến

4.2.4. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường làng nghề CBNSTP

Để thực hiện tốt một công tác quản lý nhà nước về bất kể lĩnh vực nào cũng cần sự hưởng ứng, đồng tình, ủng hộ của người dân thì công tác quản lý đó mới hoàn thành một cách xuất sắc. Trong khi thực hiện quản lý nhà nước về BVMT làng nghề cũng vậy, công tác tuyên truyền của các cán bộ đến người dân là rất quan trọng thường thông qua các cuộc họp dân hay tuyên tuyền qua loa phóng thanh,... Muốn người dân nhiệt tình tham gia, hưởng ứng các chương trình BVMT thì phải tuyên truyền sao cho người dân hiểu và nhận thức được những mối nguy hại do ô nhiễm môi trường làng nghề gây ra, đồng thời đề người dân nhận thấy được những lợi ích mà họ sẽ được hưởng từ môi trường sống không ô nhiễm.

Tại huyện Hoài Đức đang gặp phải những khó khăn nhất định trong công tác này. Đối tượng sản xuất làng nghề tại địa bàn huyện hầu hết là đối tượng sản xuất nhỏ, trình độ thấp, hiểu biết hạn chế về chính sách, pháp luật BVMT.

Bảng 4.21 là kết quả điều tra 90 hộ tại 3 xã Cát Quế, Minh Khai và Dương Liễu về nhận thức và thái độ về các vấn đề liên quan đến giáo dục, nghèo khổ, ô nhiễm môi trường, phát triền kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và an ninh xã hội. Qua bảng 4.21 cho thấy vấn đề giáo dục và nghèo khổ được người dân quan tâm nhiều nhất với tỷ lệ số người quan tâm rất cao lần lượt là 94,4% và 88,9%. Kể đến là vấn đề ô nhiễm môi trường với tỷ lệ số người quan tâm là 86,7%. Điều này cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường được người dân quan tâm rất nhiều bên cạnh những vấn đề xã hội khác. Sau vấn đề ô nhiễm môi trường, người dân quan tâm tới các vấn đề phát triển kinh tế, phát triển kinh tế và tội phạm, bạo lực, bất bình đẳng. Tuy nhiên, người dân cũng chưa nhận thức đầy đủ về những tác hại trước mắt, cũng như lâu dài do ô nhiễm môi trường nói chung ô nhiêm môi trường làng nghề nói riêng gây ra. Chính vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức cũng xác định không thể áp dụng ngay các công cụ quản lý hành chính nghiêm ngặt trong một thời gian ngắn đối với những đối tượng này. UBND huyện đã chỉ đạo trước tiên cần tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT làng nghề để nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT làng nghề. Khi đó, áp dụng các biện pháp quản lý, xử lý hành chính mới có thể đạt hiệu quả cao.

Bảng 4.21. Đánh giá của người dân ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm về các vấn đề xã hội và môi trường

Nội dung Số mẫu chọn Tỷ lệ chọn (%)

Xếp hạng vấn đề

Giáo dục 85 94.4 1

Nghèo khổ 80 88.9 2

Ô nhiễm môi trường 78 86.7 3

Phát triển kinh tế 70 77.8 4

Phát triển cơ sở hạ tầng 59 65.6 5

Tội phạm, bạo lực, bất bình đẳng 30 33.3 6

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)