Định hướng công tác quản lý môi trường làng nghề CBNSTP trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 97 - 107)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác qlmt làng nghề cbnstp

4.3.1. Định hướng công tác quản lý môi trường làng nghề CBNSTP trên địa bàn

bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020

Qua nghiên cứu thực trạng môi trường làng nghề CBNSTP và công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường làng nghề CBNSTP, chúng tôi đưa ra một số định hướng cho công tác quản lý môi trường làng nghề như sau:

Thứ nhất, UBND huyện cần có các biện pháp khuyến khích đầu tư, đổi mới

công nghệ nhằm thay thế từng bước công nghệ truyền thống đang được sử dụng tại các làng nghề CBNSTP. Mua sắm các dây chuyền hiện đại đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như các điều kiện về vệ sinh thực phẩm, đồng bộ các công nghệ áp dụng đặc biệt trong khâu xử lý môi trường.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản, trong đó tập trung công tác xử lý ô nhiễm và từng bước di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư ra các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc tạm dừng hoạt động cho đến khi có biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Công tác quy hoạch cần được triển khai theo hai hướng sau:

+ Quy hoạch các KCN, CCN nhỏ để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư. Quy hoạch cần làm đồng bộ về hạ tầng cơ sở cũng như các hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn; tiến hành ở những nơi có các điều kiện thuận lợi và ngành nghề phù hợp.

+ Quy hoạch tại chỗ: tập trung chủ yếu vào cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện về sinh môi trường, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền. Hình thức này thường thích hợp với các làng nghề cổ truyền thống, các làng nghề kết hợp với dịch vụ du lịch.

Cũng có thể kết hợp cả hai loại hình quy hoạch tại một nơi. Vấn đề quyết định ở chỗ xác định được phương án quy hoạch phù hợp với loại ngành nghề, phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội và các yếu tố liên quan khác để bảo đảm tính hiệu quả cao.

Thứ ba, tiếp tục phổ biến, hướng dẫn về sản xuất sạch hơn, áp dụng các công nghệ giảm thiểu môi trường; nhân rộng các mô hình thu gom và xử lý chất thải hiệu quả, phù hợp với điều kiện làng nghề.

Thứ tư, tăng cường mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội các

cấp, mà đặc biệt là Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh trong công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát thực thi các quy định của pháp luật về BVMT. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào giám sát công tác BVMT bằng việc yêu cầu mỗi làng nghề phải có Hương ước, trong đó có các điều khoản cam kết BVMT để cùng thực hiện.

Thứ năm, khuyến khích hình thành các Hiệp hội ngành nghề nông thôn, các

tổ chức Hợp tác xã, Tổ tự quản về BVMT,… để tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, mở rộng thị trường, nắm bắt văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến tuyên truyền, thậm chí, đại diện cho quyền lợi của các hộ sản xuất để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bảo vệ bản quyền của các sản phẩm truyền thống (như rượu Mẫu Sơn của người dân tộc Dao hiện nay đã được một Công ty TNHH thu

4.3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020

4.3.2.1. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan tới quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm

Trong thời gian tới UBND huyện Hoài Đức cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan ban ngành liên quan cũng như các phòng, ban trực thuộc huyện nhằm tạo sự liên kết của các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện về mặt chính sách, cơ chế để khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia quản lý môi trường tại địa phương. Quy định mức phạt cụ thể đối với từng trường hợp gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động. Xây dựng đội ngũ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao, thường xuyên thanh tra, giám sát các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu dân cư nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, huyện Hoài Đức cần có kế hoạch xây dựng các quy hoạch, cơ chế chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề, cụ thể là:

- Xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: quy hoạch khu, cụm công nghiệp; quy hoạch nghề và làng nghề; kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.

-Xây dựng chính sách về mặt tài chính để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, hỗ trợ vốn để giúp các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm, hỗ trợ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư đến cụm công nghiệp tập trung…

- Có quy định thu phí bảo vệ môi trường trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm đóng góp tài chính để khắc phục ô nhiễm môi trường và cải thiện ô nhiễm môi trường.

- Phải có quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, quy định xử phát hành chính đối với những đối tượng gây ô nhiễm.

- Triển khai đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề tại một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

4.3.2.2. Giải pháp về nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm

- Bố trí cán bộ thuộc UBND cấp xã, đối với xã có làng nghề được công nhận, để hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các quy định về BVMT tại làng nghề.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường làng nghề; giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường trong cộng đồng tại các làng nghề.

- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý môi trường làng nghề tiên tiến theo nguyên tắc chung là gọn nhẹ, hiệu quả và hiệu lực, như hình thành các Tổ chức tự quản về BVMT do UBND cấp xã thành lập và ban hành quy chế hoạt động, kinh phí một phần do xã chỉ trả, còn phần lớn do các hộ sản xuất phải có trách nhiệm đóng góp. Tùy từng địa phương, tùy từng loại sản xuất làng nghề mà có mô hình quản lý phù hợp, chú trọng vai trò và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể ở địa phương.

- Ban hành các chính sách cụ thể và thỏa đáng về ưu đãi, hỗ trợ về vốn, công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực, ưu đãi thuế thu nhập, thuế xuất khẩu, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, khám chữa bệnh định kỳ đối với các tổ chức, cá nhân trong làng nghề thực sự “đúng nghĩa”. Có như vậy mới thực sự khuyến khích các làng nghề đăng ký được công nhận là làng nghề phát triển mạnh và bền vững.

4.3.2.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm

Đa dạng hóa đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề, bố trí đủ kinh phí để triển khai các nhiệm vụ, dự án theo đúng lộ trình đề xuất nhằm tạo sự chuyển biến cả về nhận thức, hành động cũng như cải thiện tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề.

Có các biện pháp để bổ sung, tăng cường nguồn vốn hàng năm cho công tác BVMT nói chung và công tác BVMT làng nghề nói riêng. Các biện pháp đó là:

Thứ nhất: Sử dụng các công cụ kinh tế (phí bảo vệ môi trường và xử phạt vi

phạm hành chính) là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả trong việc quản lý môi trường, giúp huy động nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Các công cụ kinh tế là biện pháp quan trọng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các vấn đề KTXH trong đó có vấn đề về môi trường. Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc sử dụng các công cụ kinh tế đã góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác BVMT. Sử dụng các công cụ kinh tế là biện pháp đơn giản để làm giảm ô nhiễm môi trường hơn là lập các kế hoạch cho phép với nhiều loại giấy tờ và biện pháp kỹ thuật phức tạp, khó áp dụng và cũng khó kiểm soát. Trong những năm tới cần đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn quản lý môi trường các loại thuế, phí BVMT; các cơ chế kỹ quỹ, đặt cọc, hoàn trả... cụ thể là:

- Xây dựng các quy định về thu thuế BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, huyện Hoài Đức nói riêng để điều tiết các đối tượng gây ô nhiễm môi trường sinh thái, chống việc chuyển giao và nhập khẩu công nghệ “bẩn” vào các làng nghề. Mở rộng đối tượng chịu thuế gồm tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. Thuế sẽ được đánh bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc trên chi phí, hoặc cũng có thể tính bằng số tuyệt đối theo nguyên tắc số thuếb phải nộp tương ứng hoặc cao hơn mức thiệt hại về môi trường do đối tượng gây ô nhiễm tạo ra. Đặc biệt, nguồn thu từ thuế môi trường phải được điều tiết theo tỷ lệ nhất định về Quỹ BVMT của tỉnh để bổ sung nguồn tài chính cho các dự án cải tạo và BVMT. - Xây dựng chi phí sử dụng môi trường và tài nguyên: trả các khoản phí nước thải, khí thải, phí thu gom và xử lý chất thải rắn và các loại phí, lệ phí liên quan khác theo Danh mục chi tiết của Pháp lệnh phí và lệ phí.

- Định mức phí thích hợp trong khai thác và sử dụng nước ngầm.

- Ban hành chế độ miễn giảm các khoản thuế, phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm, mặt hàng ít gây ô nhiễm và đối với những cơ sở đã thực hiện tốt nghĩa vụ BVMT của mình.

- Tăng cường sử dụng các biện pháp như ký quỹ môi trường, hệ thống đặt cọc- hoàn để chống ô nhiễm môi trường, nhất là đối với những cơ sở sản xuất lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thứ hai: Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường, huy động các nguồn vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường từ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư theo hình thức nhà nước và người dân cùng làm với sự hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước.

4.3.2.4. Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề

Khi đề cập đến các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề chúng ta thường nghĩ ngay đến việc đầu tư các công trình, hệ thống xử lý ô nhiễm, tuy nhiên đó chỉ là giải pháp trước mắt, không mang tính bền vững. Ý thức và sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường ở địa phương được coi là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với công tác bảo vệ môi trường. Do đó, cần tập trung thực hiện 3 giải pháp sau:

Một là: Tăng cường năng lực quản lý tại địa phương thông qua tổ chức các

lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, đơn vị. Tạo điều kiện để các cán bộ môi trường, cán bộ quản lý có liên quan được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình bảo vệ môi trường mang hiệu quả cao với các huyện trong thành phố, các tỉnh thành trong nước. UBND huyện Hoài Đức cần có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực được đào tạo chính quy chuyên ngành môi trường.

Hai là: Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường

làng nghề. Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Tổ chức các cuộc họp định kỳ tại các huyện nhằm phổ biến các quy định, kiến thức về bảo vệ môi trường đến người dân; nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội,… Các cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường, đóng đủ các loại phí về môi trường, đảm bảo cán bộ, nhân viên tại các cơ sở sản xuất được tập huấn các kỹ năng về sức khỏe lao động, an toàn về môi trường… Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường làng nghề với sự tham gia của người dân như thành lập các tổ, đội bảo vệ môi trường tại xã, ấp gồm nhiều thành phần, thường xuyên kiểm tra việc bảo vệ môi trường trên địa bàn để thông tin kịp thời về các vi phạm đến cấp cao hơn, đồng thời hướng dẫn việc xử lý rác thải, nước thải.

Ba là: Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai, áp dụng các quy định, chính sách về môi trường làng nghề và cộng đồng

khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trường hiệu quả giữa các cán bộ môi trường.

4.3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường cần tăng cường thực hiện tuyên truyền, giáo dục người dân. Tác giả xin được đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyên truyền , giáo dục người dân đối với việc bảo vệ môi trường làng nghề:

Một là cần xác định huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường làng nghề nói chung, làng nghề CBNSTP nói riêng trong điều kiện của huyện Hoài Đức phải đối mặt với những tác động tiêu cực của vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế không đi đôi với bảo vệ môi trường dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự xâm hại của môi trường sống ngày càng nghiêm trọng ở các cộng đồng dân cư là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương. Bảo vệ môi trường làng nghề không chỉ là quyền lợi, nghĩa vụ mà còn là văn hóa, đạo đức, là tiêu chuẩn đảm bảo cho một xã hội văn minh.

Hai là tăng cường hơn nữa sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ

chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo nên sức mạnh tổng hợp của lực lượng thông tin, làm cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề đến với mọi người dân, đến với từng địa bàn dân cư,...qua đó, tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Ba là vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường nói chung, môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)