Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường làng nghề

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý môi trường làng nghề

2.1.4.1. Cơ chế chính sách về quản lý môi trường làng nghề

Cơ chế chính sách đóng vai trò định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện cũng như huy động nguồn lực tham gia của các tổ chức. Cơ chế chính sách nếu phù hợp với điều kiện của từng vùng cụ thể thì sẽ là động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển của vùng, ngược lại nếu chính sách không phù hợp sẽ làm cản trở sự phát triển của vùng đó (Nguyễn Thị Ánh, 2013).

Đối với công tác QLMT làng nghề cũng vậy, nếu có những cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường làng nghề. Ngược lại, nếu cơ chế chính sách quản lý không phù hợp sẽ khiến cho công tác quản lý môi trường làng nghề đi lệch hướng, không đạt được những mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề.

2.1.4.2. Bộ máy quản lý nhà nước về quản lý môi trường làng nghề

riêng. Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Bộ máy quản lý nhà nước về BVMT ở nước ta được xây dựng và củng cố, hoàn thiện từ năm 1993 cho đến nay ở cả cấp Trung ương và địa phương. Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý môi trường ở nước ta từ Trung ương đến địa phương bao gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý môi trường của các Bộ, các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, các Chi cục Bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố.

Việc tổ chức bộ máy chuyên trách trong công tác quản lý nhà nước về BVMT làng nghề là thực sự cần thiết, đây là cơ quan đảm nhận chức năng nghiên cứu, tham mưu cho Nhà nước các cơ chế, chính sách về BVMT cũng như xây dựng văn bản pháp luật về BVMT, đề xuất việc tổ chức bộ máy quản lý môi trường tại địa phương, kiến nghị cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường cho các địa phương.

2.1.4.3. Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ công chức nhà nước

Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, đồng thời cũng là những người sẽ làm công tác triển khai các văn bản pháp luật đó xuống cấp quản lý dưới và tới người dân, người sản xuất. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Do đó, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế.

Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế.

Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề, do vật, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng.

2.1.4.4 . Nhận thức của người dân

Một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến bảo vệ môi trường ở các làng nghề chính là người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề vì vậy các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận động về việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường cũng như ý thức về bảo vệ an toàn lao động đến tận hộ sản xuất cá thể và tổ chức sản xuất. Nâng cao dân trí nhằm nâng cao ý thức của người dân tại các làng nghề để tự họ nhận thấy việc bảo vệ môi trường làng nghề chính là bảo vệ lợi ích thiết thực và sức khỏe lâu dài của cộng động cũng như sản phẩm của họ. Việc nâng cao nhận thức của người dân là không khó nhưng để họ thực hiện những hành động bảo vệ môi trường tự giác lại rất khó.

2.1.4.5. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề

Những tính chất có sức mạnh nổi bật của cộng đồng là tính đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau vì quyền lợi chung (sức mạnh tập thể bao giờ cũng lớn hơn sức mạnh cá nhân); sự sáng tạo và duy trì các kiến thức bản địa (đây là một đặc trưng văn hoá phi vật thể, lan truyền và bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ khác, tạo ra sức sống của cộng đồng trong quá trình sản xuất và bảo vệ cuộc sống); lòng tự hào về truyền thống của làng xóm, của quê hương gắn với tình yêu dân tộc, đó cũng chính là cuội nguồn lớn nhất của sức mạnh cộng đồng.

Hiện nay công tác BVMT làng nghề đang đứng trước thách thức to lớn, khi mà nhu cầu về một môi trường sống trong lành và an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc. Nói cách khác, công tác BVMT làng nghề đang phải đối mặt với các mẫu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản thân một con người. Để quản lý môi trường làng nghề có hiệu quả, trước hết cần dựa vào các cộng đồng. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức trong việc chăm sóc môi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. BVMT làng nghề ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng rất bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng.

Sự tham gia của cộng đồng vào BVMT làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý, BVMT làng nghề ở địa phương, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp thấp hơn vai trò của người dân càng trở nên quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng vào BVMT làng nghề không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp BVMT làng nghề, mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường làng nghề giải quyết kịp thời sự ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)