Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến

4.2.5. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề chế

chế biến nông sản thực phẩm

Sự tham gia của cộng đồng bao gồm sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của công tác quản lý môi trường tại các làng nghề, khi địa phương huy động được sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội cả về nhân lực và vật lực thì việc thực hiện công tác quản lý môi trường sẽ được thuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Tổ chức sự tham gia của cộng đồng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường làng nghề CBNSTP nói riêng được chính quyền huyện Hoài Đức hết sức coi trọng và quan tâm. Hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về môi trường và BVMT làng nghề đã được triển khai, các cấp các ngành cùng với các tổ chức chính trị, đoàn thể như huyện đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động... trong toàn bộ hệ thống chính trị cũng vào cuộc, phối kết hợp nhằm nâng cao ý thức BVMT của người dân tại các làng nghề. Kết quả bước đầu đã tạo ra được phong trào BVMT rộng khắp từng bước nâng cao được nhận thức của người dân về BVMT trong sản xuất làng nghề. Tuy nhiên, tác động và hiệu quả thực tế của công tác này còn thấp, chưa lôi kéo được sự tham gia đông đảo của cộng đồng vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là tại các làng nghề CBNSTP.

Theo kết quả điều tra các hộ làm nghề tại 3 xã Cát Quế, Minh Khai và Dương Liễu cho thấy phần lớn ý kiến của người dân cho rằng họ có tham gia vào

gom và xử lý rác thải được người dân rất chú trọng, cụ thể là xã Cát Quế có 83,33% ý kiến cho biết họ có tham gia vào hoạt động này, xã Minh Khai là 76,67 % và xã Dương Liễu là 86,67%. Việc thành lập tổ vệ sinh thôn, xóm cũng được hoạt động tích cực với tỷ lệ ý kiến của người dân lần lượt là xã Cát Quế là 93,33%, xã Minh Khai là 96,67%, xã Dương Liễu là 63,33%.

Bảng 4.22. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức

Nội dung

Xã Cát Quế Xã Minh Khai Xã Dương Liễu

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Xây dựng cơ sở thu gom và xử

lý rác 25 83.33 23 76.67 26 86.67

Thành lập tổ vệ sinh thôn, xóm 28 93.33 29 96.67 19 63.33 Cải tạo, nâng cấp hệ thống

rãnh thoát nước thôn, xóm 20 66.67 25 83.33 22 73.33 Chỉnh trang các công trình

công cộng 23 76.67 18 60.00 20 66.67

Trồng cây xanh bảo về môi

trường 15 50 13 43.33 18 60.00

Các hoạt động khác - - - - - -

Nguồn:Tổng hợp kết quả điều tra (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)