Quản lý và sử dụng ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 69 - 72)

nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức

Trước thực trạng các dự án về bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang gặp khó khăn trong việc bố trí vốn từ nguồn ngân sách và cũng không có nhà đầu tư tham gia theo hình thức xã hội hóa, UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo việc bố trí, huy động vốn để đẩy nhanh tiến độ các công trình. Theo số liệu thống kê của Sở Tài chính Hà Nội (năm 2014) được biết, trong những năm vừa qua, chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường luôn chiếm 2- 3% tổng chi ngân sách của thành phố (mức quy định theo nghị quyết 41-NQ/TW là tối thiểu 1%). Bên cạnh đó, thành phố cũng đã đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư và cung cấp các dịch vụ môi trường; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và xử lý chất thải rắn, nước thải và công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Tuy nhiên, việc đầu tư trong lĩnh vực xử lý môi trường ít sinh lời, do đó công tác kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách còn hạn chế, chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang chỉ đạo triển khai thực hiện dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức với công suất 13.000 m3/ngày đêm, sẽ xử lý nước thải làng nghề của 3 xã Dương Liễu – Cát Quế - Minh Khai. Dự án này do Tổng cục môi trường làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành và đi

vào hoạt động trong năm 2016. Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt đầu tư 2 nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn 2 xã Sơn Đồng và Vân Canh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các làng nghề trên địa bàn huyện gây ra. Theo đó, giai đoạn 2014-2016, triển khai thực hiện dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, với tổng mức đầu tư 231,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội làm chủ đầu tư; giai đoạn 2014-2017, triển khai thực hiện dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 139,9 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.

Quy mô sản xuất ngày càng hạn chế, chi phí đầu tư công nghệ cao, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề CBNSTP tại Hoài Đức ngày càng nghiêm trọng. Sản xuất tự phát, quy mô nhỏ diễn ra từ lâu đời nay, tuy nhiên, xu hướng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tại các xã từ trước tới nay hầu như tập trung nhiều hơn cho đầu tư phục vụ phát triển khu dân cư mà không chú trọng đến yếu tố phát triển làng nghề dẫn đến việc thiếu trầm trọng các khu vực, hệ thống xử lý chất thải trên quy mô làng nghề. Trên thực tế, từ năm 1995-2001, huyện Hoài Đức đã đầu tư xây dựng công trình sản xuất phân hữu cơ từ bã sắn, đốt và xử lý nước thải ở xã Dương Liễu trị giá gần 5 tỷ đồng, sau khi hoàn thành, công trình đã bàn giao cho Công ty TNHH Mặt Trời Xanh sử dụng nhưng không phát huy được hiệu quả do quy mô không tương xứng và không có thị trường tiêu thụ. Năm 2002, xã Minh Khai cũng hoàn thành công trình xử lý nước thải với công suất 120m3/ngày với tổng số tiền đầu tư 100 triệu đồng. Nhưng khi đưa vào sử dụng một thời gian ngắn, công trình đã phải “đắp chiếu” do đặt sai vị trí. Do công trình nằm sát khu dân cư nên mỗi khi xử lý nước thải thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, bay vào trường học và khu vực xung quanh gây bức xúc trong người dân.

Sự đổ vỡ của các dự án khiến công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề trên địa bàn trở thành vấn đề gây bức xúc. Trong khi đó, kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường của huyện hàng năm đều tăng lên rất lớn. Nếu như năm 2011, kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện chỉ là 4,2 tỷ đồng thì năm 2014 kinh phí sự nghiệp môi trường trích từ ngân sách của huyện đã tăng lên trên 20 tỷ đồng. UBND huyện Hoài Đức rất chú trọng tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho công tác quản lý môi trường làng nghề thuận lợi hơn, với số vốn đầu tư tăng rất nhanh qua các năm, năm 2011 chỉ đầu tư hơn 2 tỷ mà năm 2014 số

tiền đầu tư đã tăng lên là hơn 15 tỷ. Cụ thể số vốn đầu tư vào công tác QLMT làng nghề được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.7. Tổng đầu tư bảo vệ môi trường của huyện Hoài Đức

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014

Cơ sở hạ tầng Triệu đồng 2150 4760 9000 15600 Tuyên truyền, giáo dục

pháp luật về BVMT Triệu đồng 500 650 750 1270 Công tác kiểm tra, thanh

tra môi trường Triệu đồng 400 550 680 1090 Thu gom, xử lý chất thải Triệu đồng 650 650 800 1130 Công tác đánh giá mức độ ô

nhiễm Triệu đồng 500 680 740 1150

Tổng Triệu đồng 4200 7290 11970 20240 Nguồn: Phòng Tài chính huyện Hoài Đức (2015)

Trên cơ sở chấp thuận của thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đang khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải Lại Yên. Mục đích của việc xây dựng này chủ yếu là để xử lý nước thải do các làng nghề tại 3 xã Dương Liễu – Cát Quế - Minh Khai thải ra hàng ngày. Hiện tại, lượng nước thải của các xã này được xử lý bởi trạm xử lý nước thải do Công ty Mặt Trời Xanh đầu tư nhưng trạm xử lý nước thải này đã quá tải, hiệu quả hoạt động rất thấp. Dự kiến tổng mức đầu tư trạm xử lý nước thải này khoảng 10 tỷ đồng (trong đó ngân sách huyện đầu tư hơn 5 tỷ đồng, còn lại là từ ngân sách thành phố). Trong quá trình đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải Lại Yên, UBND huyện Hoài Đức giao cho UBND xã Dương Liễu làm chủ đầu tư xây dựng kênh dẫn nước vào trạm xử lý nước thải Mặt Trời Xanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm. Về kế hoạch lâu dài của huyện, bên cạnh việc xây dựng trạm xử lý nước thải Lại Yên; cải tạo, nâng cao năng suất và hiệu quả xử lý của trạm xủa lý nước thải Mặt Trời Xanh, huyện sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một khu xử lý nước thải nữa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn, đặc biệt chú trọng tới các làng nghề ô nhiễm nặng như làng nghề CBNSTP.

Bên cạnh việc đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường làng nghề, UBND huyện Hoài Đức cũng rất chú trọng đầu tư ngân sách cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường làng nghề.

Để đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề cần phải huy động và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, phân bổ vốn sao cho hiệu quả nhất. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế thì việc huy động mọi nguồn lực trong xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã hội là điều cần thiết.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho quản lý môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)