Công tác kiểm tra bảo vệ môi trường làng nghề huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

Nội dung 2011 2012 2013 2014 Kiểm tra tình hình BVMT làng nghề Cấp huyện Số lần/năm 4 4 4 4 Cấp xã Số lần/năm 12 12 12 12

Kiểm tra đột xuất

Theo nhiệm vụ

đột xuất Số lần/năm 2 3 3 4 Theo đề nghị của

địa phương Số lần/năm 3 2 1 3

Số vụ vi phạm pháp

luật BVMT Vụ 35 32 20 28

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Hoài Đức (2015)

Như vậy, theo bảng 4.16 cho thấy số vụ vi phạm pháp luật về BVMT làng nghề đang có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2011 là 35 vụ nhưng đến năm 2014 chỉ còn 28 vụ vi phạm được kiểm tra và xử lý. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT làng nghề CBNSTP trên địa bàn huyện Hoài Đức đang ngày càng hoàn thiện hơn.

4.1.8. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với làng nghề bảo vệ môi trường đối với làng nghề

Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường làng nghề thì công tác tuyên truyền cho nhân dân là khâu đầu tiền và rất quan trọng.Mục tiêu của tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường hiệu quả nhất là giáo dục kiến thức về môi trường trong một môi trường cụ thể nhằm hướng đối tượng giáo dục có hành động bảo vệ môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, các đơn vị trên địa bàn toàn thành phố cũng như trên địa bàn huyện Hoài Đức đã phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nội dung và hình thức phong phú tới từng đối tượng cụ thể. Trong thời gian qua, công cụ “giáo dục, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức đối với chính sách, pháp luật, kiến thức về BVMT đối với các đối tượng có liên quan đến làng nghề” đã được quan tâm và đầu tư nhiều nhất so với các công cụ khác.

Trong công tác BVMT nói chung và BVMT làng nghề nói riêng, vai trò của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội cực kỳ quan trọng. Thực tế triển khai một số mô hình/dự án BVMT làng nghề đã cho thấy, một số đoàn thể như: Hội Phụ nữ,

Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,… khi được giao các nhiệm vụ như nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện các quy định về chất thải rắn trên địa bàn nông thôn đã mang lại kết quả rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)