Hiện trạng sử dụng đất tại cơ sở chế biến nông sản năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

Chỉ tiêu

Dương Liễu Minh Khai Cát Quế

SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) Tổng diện tích sản xuất 198 100 160 100 145 100 Nhà xưởng sản xuất 126 63,64 92 57,5 75 51,72 Kho bãi 72 36,36 68 42,5 70 48,28

Nhu cầu mở rộng diện tích

của các hộ điều tra 450 - 390 - 350 -

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2015)

Qua kết điều tra thể hiện tại bảng 4.2 cho thấy, tổng diện tích sản xuất của các hộ gia đình rất hẹp và chỉ đáp ứng được bình quân 42% nhu cầu mở rộng diện tích của hộ chế biến trên địa bàn.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tại huyện Hoài Đức

Trong những năm qua, các làng nghề nông thôn đã đóng góp cho xã hội một lượng hàng hóa khá phong phú, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân tại các làng quê. Tuy nhiên, cùng với nhiều mặt tích cực trong việc cải thiện đời sống người dân nông thôn, thì hầu như không một làng nghề nào không có những điều bức xúc về môi trường.

Các làng nghề nói chung và làng nghề CBNSTP nói riêng tại huyện Hoài Đức hầu hết mang tính tự phát, quy mô nhỏ, thiết bị sản xuất thủ công, lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ

cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đó chưa cao. Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã đến mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe đối với người dân trong làng nghề và người dân chung quanh các làng nghề.

Xã Minh Khai, Dương Liễu và Cát Quế chính là “bộ ba” làng nghề báo động nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường. Do sản xuất chủ yếu là tự phát với quy mô nhỏ thiếu quy hoạch tổng thể, hạn chế về vốn và công nghệ dẫn đến làng nghề truyền thống hiện nay chưa đồng bộ với việc xây dựng các dự án xử lý chất thải, khói bụi độc hại cho người sản xuất và khu vực dân cư. Ở một số làng nghề đã có sự báo động xuống cấp và nạn ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ lo kinh doanh, không chăm lo đến bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều nơi quy mô sản xuất đã vượt quá sự chịu đựng của môi trường.

Xuất phát từ đặc trưng của các hoạt động CBNSTP là trải qua các công đoạn rửa, bóc, tách vỏ nguyên liệu; nghiền, xay các loại củ (dong, sắn, đỗ); ngâm, ủ, lọc bột dong, bột sắn; phơi sấy sản phẩm; vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm... Bởi vậy, đối với chất thải rắn chủ yếu là các loại bã sắn, bã dong; vỏ (sắn, dong, đỗ...) kèm với đất cát; xỉ than. Đối với nước thải, đặc trưng là có hàm lượng hữu cơ cao nên khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao. Ngoài ra, có một số hoạt động cần thiết phải sử dụng nhiệt năng như làm bún, làm miến mà nguồn nhiên liệu chủ yếu là than cũng tạo ra một lượng CO, CO2, SO2 không nhỏ. Đồng thời, việc vận chuyển các nguyên liệu và sản phẩm bằng nhiều loại phương tiện khác nhau (xe cải tiến, xe máy, xe kéo gắn máy, ôtô...) cũng làm cho nồng độ các chất trên và nồng độ bụi tăng cao. Nhất là vào mùa vụ sản xuất chính, sự ô nhiễm không khí có biểu hiện khá rõ. Ngoài ra, các thời điểm khác hàm lượng này gần như chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Theo số liệu của Đặng Kim Chi (2005) cho thấy mức độ dòng thải của các hoạt động sản xuất chính tại các làng nghề chế biến nông sản hiện nay, đặc biệt là đối với sản xuất tinh bột dong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)