Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến
4.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
dong) và đưa các doanh nghiệp và hộ sản xuất lớn gây ô nhiễm môi trường chuyển vào Cụm sản xuất TTCN Dương Liễu và Cụm sản xuất TTCN Cát Quế. Tuy nhiên, việc chính sách hỗ trợ cho việc chuyển đổi sản xuất vào các cụm công nghiệp đang là dấu hỏi lớn cho chính quyền địa phương khi hầu hết các hộ sản xuất không có khả năng về vốn cho việc chuyển đổi này. Một vấn đề đặt ra ở đây là sau hàng loạt các nỗ lực về mặt chính sách và quản lý thì hiện nay chính quyền địa phương hầu như đang “không thể” cải thiện được thực trạng, đặt ra các nhu cầu cấp bách và đưa ra các giải pháp đồng bộ hơn trong việc quản lý môi trường tại các làng nghề nói chung, làng nghề CBNSTP nói riêng tại huyện Hoài Đức.
4.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thực phẩm
Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về BVMT nói chung và môi trường làng nghề nói riêng hiện nay còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về trình độ.
Nhân lực tham gia vào công tác quản lý môi trường phải triển khai đồng thời rất nhiều nội dung, công việc như: thanh tra, kiểm tra; thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, đề án BVMT; kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; thẩm định phí BVMT; quan trắc môi trường và xây dựng báo cáo hiện trạng,…Có thể nói số lượng cán bộ tham gia và thời gian đầu tư trực tiếp cho công tác BVMT làng nghề còn rất khiêm tốn và cũng chưa có số liệu thống kê chi tiết cho tới nay.
Hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức gồm có 12 cán bộ, trong đó trình độ đại học là 11 người chiếm 91,67% chủ yếu là các chuyên ngành đất đai, thủy lợi và kinh tế nông nghiệp, không hề có cán bộ chuyên môn về môi trường. Như vậy, cán bộ quản lý môi trường nói chung, cán bộ quản lý môi trường làng nghề nói riêng của huyện Hoài Đức đều không có bằng cấp chuyên môn trực tiếp về môi trường.
Đối với các xã Dương Liễu, Minh Khai và Cát Quế, cũng như các xã nói chung trên địa bàn toàn huyện, mỗi xã chỉ có 2 cán bộ kiêm nhiệm các nhiệm vụ về địa chính, giao thông và môi trường làng nghề. Hầu hết, các cán bộ này đều là kiêm nhiệm và đặc biệt cũng không có kiến thức chuyên môn về môi trường. Tại các làng nghề, chưa có cán bộ quản lý về môi trường, việc quản lý này còn để các làng nghề tự tổ chức và thực hiện. Một số làng nghề đã thành lập được các đội vệ sinh môi trường, song mới chỉ dừng lại ở thu gom chất thải, chưa có tính chất quản lý và ngăn chặn tình trạng làm ô nhiễm môi trường.