Nội dung quản lý môi trường làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 26 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường làng nghề

2.1.3. Nội dung quản lý môi trường làng nghề

2.1.3.1. Nhà nước ban hành Luật và các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường làng nghề

Từ sau khi có Luật BVMT năm 1993 và nhất là từ sau khi Luật BVMT năm 2005 ra đời, hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được xây dựng và ban hành. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT đã được xây dựng để áp dụng cho mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu vực nông thôn, làng nghề, khu đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác. Do chưa tính tới những yếu tố đặc thù và khách quan của làng nghề, nhiều văn bản khi áp dụng vào khu vực sản xuất làng nghề không khả thi, hiệu lực triển khai rất thấp. Một số văn bản có liên quan tới bảo vệ môi trường làng nghề đã được ban hành đó là:

+ Ngày 24/11/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó quy định các đối tượng, loại hình ngành nghề nông thôn được khuyến khích, hình thức khuyến khích (ưu tiên, ưu đãi về đất đai; đầu tư, tín dụng; thuế, phí; thông tin thị trường; khoa học, công nghệ và môi trường...), cũng như giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp chính quyền địa phương và cơ sở sản xuất về xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường, thực hiện việc di chuyển cơ sở gây ô nhiễm môi trường đến địa điểm thích hợp.

+ Ngày 07/07/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về Phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó quy định một số nội dung liên quan đến BVMT như quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn gắn với BVMT; các dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới thì được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các KCN, CCN tập trung; các cơ sở, ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời. Về đầu tư, tín dụng có quy định: “ngân sách địa phương hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”.

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT- BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ trong đó có quy định một trong các nội dung được hưởng hỗ trợ bao gồm “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”, với các quy định cụ thể về định mức hỗ trợ, nguồn tài chính hỗ trợ để triển khai thực hiện.

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật tuy không quy định cụ thể đối với làng nghề nhưng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả đối tượng làng nghề, trong đó quan trọng phải kể đến là:

+ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải; Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC- BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải; Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC- BTNMT ngày 06/09/2007;

+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn; Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn

một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn; Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn.

Theo quy định của pháp luật, việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia về môi trường do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (chất lượng môi trường xung quanh và chất thải) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu, xây dựng chuyển đổi hoặc ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có các quy chuẩn thải và quy chuẩn chất lượng môi trường xung quanh. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành và áp dụng cho mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; không phân biệt đối tượng có nằm trong làng nghề hay không.

Một số quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đang được sử dụng:

+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

+ QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

+ QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Khi xây dựng các quy chuẩn này, mục tiêu là tập trung vào các đối tượng là cơ sở sản xuất công nghiệp. Vì vậy, trên thực tế khi áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đã gặp nhiều khó khăn do năng lực xử lý chất thải của các cơ sở này rất hạn chế. Nếu căn cứ theo quy chuẩn thải hiện hành để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở trong làng nghề thì tất cả các cơ sở đều bị xử phạt, thậm chí không ít trường hợp, mức xử phạt còn vượt quá năng lực thi hành của các cơ sở sản xuất. Mặc dù có vi phạm và bị xử phạt, các cơ sở đang vi phạm do những điều kiện

chủ quan và khách quan cũng không thể khắc phục ngay được tình trạng xả thải vượt quy chuẩn trong một thời gian ngắn. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi và hiệu lực pháp lý của các quy định hiện hành.

2.1.3.2. Phân cấp quản lý trong bảo vệ môi trường làng nghề

Theo nghị định 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ thì trách nhiệm quản lý môi trường làng nghề của các cấp được quy định như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm quản lý môi trường của UBND cấp xã được quy định:

+ Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn để tổ chức thực hiện.

+ Đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề.

+ Bố trí cán bộ có kiến thức về pháp luật, quản lý môi trường theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề; hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề.

+ Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí khác cho công tác quản lý môi trường, đầu tư, sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các làng nghề được khuyến khích phát triển trên địa bàn.

+ Quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao, tiếp nhận các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề.

+ Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở trên địa bàn.

+ Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; hướng dẫn các cơ sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải.

+ Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương, thông qua các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp xã.

+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 10 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

Thứ hai, trách nhiệm quản lý môi trường làng nghề của cấp huyện được hướng dẫn trong nghị định như sau:

+ Thực hiện điều tra, thống kê, lập danh sách làng nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề trên địa bàn; chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không bảo đảm khoảng cách đối với khu dân cư.

+ Đôn đốc, phê duyệt, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và kiểm tra việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề.

+ Chỉ đạo xây dựng và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề.

+ Rà soát, đề xuất quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung hoặc bố trí khu chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường để lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc di dời cơ sở sản xuất không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

+ Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác quản lý môi trường, kinh phí từ các nguồn khác để đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển.

+ Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức các hoạt động khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trường, thu gom và tái chế chất thải.

+ Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện.

+ Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

Thứ ba, trách nhiệm quản lý môi trường làng nghề của UBND cấp tỉnh được quy định:

+ Tổng hợp, công bố danh sách làng nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển, các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; kế hoạch phát triển làng nghề, kế hoạch chuyển đổi ngành nghề hoặc di dời ra khỏi khu dân cư đối với cơ sở sản xuất không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

+ Phân bổ kinh phí từ ngân sách địa phương cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề. Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí khác cho công tác quản lý môi trường và đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển.

+ Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải di dời ra khỏi khu dân cư hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất.

+ Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong việc công nhận làng nghề. + Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, xây dựng kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, bao gồm:Thống kê lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các cơ sở trong làng nghề; Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí xung quanh; Lập và triển khai biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề.

+ Chỉ đạo quy hoạch, phê duyệt và đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển; quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung hoặc khu vực chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

+ Quản lý việc thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề.

+ Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

+ Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

+ Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn một năm một lần trước ngày 30 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

2.1.3.3. Quản lý và sử dụng ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề

Kinh phí từ Trung ương hoặc địa phương dành chi trực tiếp cho hoạt động BVMT làng nghề rất hạn chế. Tại các bộ/ngành, địa phương, trong khoản chi 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho BVMT hàng năm cũng chỉ dành một phần nhỏ kinh phí để triển khai các hoạt động BVMT làng nghề, tuy nhiên, có rất ít báo cáo từ các Bộ, ngành và địa phương đề cập chính xác đến con số này, vì vậy không thể tổng hợp được con số thực chi từ ngân sách nhà nước cho hoạt động BVMT làng nghề.

Bên cạnh đó, việc đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động xử lý chất thải và BVMT làng nghề còn dàn trải, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Từ nguồn ngân sách nhà nước và hỗ trợ của các dự án quốc tế, tại một số Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Liên hiệp các Hội Khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)