Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 53)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này gồm các loại tài liệu, thông tin do các nguồn khác nhau cung cấp được tổng hợp ở bảng dưới đây. Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp này bằng cách:

-Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.

-Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin.

-Tiến hành thu thập bằng lắng nghe, ghi chép và sao chụp.

Sau khi thu thập được tôi tiến hành kiểm tra tính chính xác của thông tin, sử dụng và trích dẫn đầy đủ.

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức. Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến thực trạng và công tác quản lý môi trường làng nghề.

+ Các loại sách báo và bài giảng: Quản lý môi trường, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa…

+ Các tài liệu từ Website. + Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện Học viện nông nghiệp Việt Nam, Thư viện khoa Kinh tế & PTNT, Học viện nông nghiệp Việt Nam.

+ Internet. + Báo, tạp chí.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu về tình hình chung của huyện Hoài Đức. Đặc biệt là làng nghề CBNSTP trên địa bàn nghiên cứu tập trung vào một số xã đã chọn.

+ Các tài liệu từ Website. + Báo cáo kết quả kinh tế xã hội của huyện qua 5 năm.

+ Các chính sách và đề án quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức

+ Internet

+ Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội. +Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường.

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này bao gồm các số liệu, tài liệu liên quan đến thực trạng môi trường các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện và công tác quản lý môi trường chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện.

Điều tra bằng bảng câu hỏi chuẩn bị từ trước để phỏng vấn, thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng điều tra về tình hình phát triển sản xuất các làng nghề và các hoạt động về giữ gìn vệ sinh môi trường, tình hình thực hiện luật bảo vệ môi trường, các quy định, quy chế về công tác bảo vệ môi trường của huyện.

Bảng câu hỏi được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng được khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát thử thì các mẫu phiếu được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và mục tiêu cần đạt được sau đó tiến hành khảo sát thực tế.

Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối

tượng Số mẫu Nội dung thu thập

Phương pháp thu thập

Cấp huyện

Mỗi huyện 03 người: - 01 cán bộ phòng Kinh tế, - 02 cán bộ phòng TNMT - Thực trạng quản lý môi trường làng nghề

- Công tác tuyên truyền vận động

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Cấp xã Mỗi xã 05 người: - 2 cán bộ phụ trách môi trường làng nghề - 1 cán bộ hội Phụ nữ - 1 cán bộ Đoàn thanh niên

- 1 cán bộ Hội nông dân 3 xã = 15 người

- Tình hình xây dựng NTM của xã, tình hình thực hiện tiêu chí môi trường

- Việc tuyên truyền, vận động thực hiện tiêu chí của các tổ chức đoàn thể

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Người dân 30 người/xã x 03 xã = 90 người - Tình hình cơ bản của hộ SX làng nghề

- Tình hình tham gia bảo vệ môi trường làng nghề của hộ SX - Ý kiến đánh giá của hộ SX về công tác quản lý môi trường làng nghề

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ

cho đề tài nghiên cứu.

Xử lý thông tin sơ cấp: Tổng hợp, phân loại và so sánh. Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

a. Phương pháp thống kê mô tả

CBNSTP và thực trạng quản lý môi trường làng nghề CBNSTP tại địa bàn nghiên cứu. Từ phương pháp này ta có thể thấy được thực trạng môi trường và thực trạng quản lý môi trường tại làng nghề CBNSTP qua các chỉ tiêu như hiện trạng môi trường nước, hiện trạng môi trường đất và chất thải rắn, hiện trạng môi trường không khí, hệ thống văn bản, chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề, tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ môi trường làng nghề, tình hình đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường làng nghề, công tác tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trường làng nghề… Từ đó giúp ta tìm ra những định hướng và các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức trong thời gian tới.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề môi trường ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm với các vùng khác từ đó tìm ra nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường ở các làng nghề này.

c. Phương pháp khảo sát thực địa

Bằng phương pháp đo thực tế và phương pháp quan sát ngoài thực địa.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển làng nghề CBNSTP

- Số lượng làng nghề CBNSTP; - Số hộ tham gia làng nghề CBNSTP; - Giá trị sản xuất của làng nghề CBNSTP; - Diện tích đất cho sản xuất làng nghề CBNSTP.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ môi trường tại các làng nghề CBNSTP

a. Môi trường nước

- Lượng nước thải; - Chất lượng nước ngầm.

- Khối lượng chất thải rắn; - Thành phần chất thải rắn;

- Hiện trạng thu gom xử lý rác thải: tỷ lệ thu gom, phân loại rác thải của hộ; tỷ lệ rác thải trong CBNSTP được thu gom xử lý.

c. Môi trường không khí

- Chất lượng môi trường không khí

d. Mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề CBNSTP theo đánh giá của hộ dân tham gia làng nghề CBNSTP

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý môi trường làng nghề CBNSTP

- Tỷ lệ thể hiện sự phù hợp, sự chồng chéo và thời gian triển khai các văn bản về bảo vệ môi trường làng nghề xuống cơ sở;

- Quy hoạch phát triển làng nghề CBNSTP; - Trình độ cán bộ phụ trách môi trường làng nghề; - Tổng đầu tư QLMT làng nghề của huyện Hoài Đức;

- Công tác kiểm tra BVMT làng nghề CBNSTP, số vụ vi phạm pháp luật về BVMT làng nghề.

- Tỷ lệ người dân được tiếp cận các hình thức tuyên truyền về bảo vệ môi trường làng nghề;

- Tần suất việc tuyên truyền về bảo vệ môi trường làng nghề;

- Đánh giá của người dân ở các làng nghề CBNSTP về các vấn đề xã hội và môi trường.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỤC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC NÔNG SẢN THỤC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC

4.1.1. Khái quát làng nghề chế biến nông sản thục phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức Hoài Đức

Nằm trong vùng Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, từ lâu Hoài Đức đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú. Các làng nghề tiêu biểu với những hoạt động chính như chế biến nông sản ở Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, nghề trạm khắc ở Sơn Đồng. Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc, có hệ thống đường giao thông thuận tiện nối liền thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước bằng quốc lộ 6 và quốc lộ 32 và Đại lộ Thăng Long, các tỉnh lộ 70, 72, 79; đặc biệt, trong thời gian tới, tuyến đường vành đai 4 của thủ đô Hà Nội sẽ đi qua 6 xã của huyện Hoài Đức (An Khánh, Vân Canh, Di Trạch, Dương Nội, Kim Chung và La Phù) sẽ giúp Hoài Đức trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, điều này sẽ tạo nên các điều kiện thuận lợi cho phát triển các làng nghề truyền thống hiện nay trên địa bàn của huyện.

Từ những năm 1960 của thế kỷ XX ở huyện Hoài Đức đã manh nha nghề làm miến dong riềng, kẹo mạch nha mang tính thủ công, nhỏ lẻ. Sản phẩm làm chỉ đủ cung cấp cho một vài xí nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo gia công; miến dong chỉ đủ cung cấp cho các lái buôn trong địa bàn huyện. Đến nay, điển hình là xã Dương Liễu đã có hơn 40% số hộ chuyên nghề chế biến nông sản, dải trên khắp 14 xóm toàn xã, tổng các hộ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ liên quan đến nghề CBNSTP chiếm hơn 70%. Sản phẩm của làng nghề ngày một đa dạng, phong phú tinh bột sắn và tinh bột dong cung cấp cho các công ty dược, các nhà máy bánh kẹo; làm mạch nha, miến, bún khô… không chỉ cung cấp cho các thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nga, Ba Lan. Khoảng 3-5 năm gần đây, xuất hiện một số ngành nghề mới như: dệt, làm bánh kẹo, sản xuất giường chế đan, màng mỏng, thêu.

Huyện Hoài Đức phát triển làng nghề chủ yếu là quy mô hộ gia đình với công nghệ được cơ khí hóa một phần, sản xuất theo nhu cầu của thị trường tự do.

mô sản xuất; toàn bộ hoạt động sản xuất, sinh hoạt, chăn nuôi… nằm trên diện tích đất ở trong khu dân cư với mật độ dân cư cao, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cống rãnh thoát nước, nước sản xuất, sinh hoạt không đáp ứng nhu cầu sản xuất và vệ sinh môi trường.

4.1.1.1. Số hộ tham gia trong các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tại huyện Hoài Đức

Bảng 4.1. Số liệu làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Số lượng làng nghề Làng nghề 12 12 12 12 2 Tổng số hộ Số hộ của làng Hộ 18.794 19.115 19.562 19.921 Hộ làm CN-TTCN Hộ 11.995 12.312 12.641 13.153 Cơ cấu % 63,82 64,41 64,62 66,03 3 Tổng số lao động

Số lao động của làng Lao động 62.012 67.124 72.345 76.753 Số lao động CN-TTCN Lao động 50.956 54.698 58.206 60.714

Cơ cấu % 82,17 81,49 80,46 79,10

4 Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất của làng Tỷ đồng 945,21 1.046,23 1.152 1.263,79 Giá trị sản xuất CN - TTCN Tỷ đồng 921,13 1.000,14 1.120 1.204

5 Thu nhập bình quân Triệu đồng/năm 15,24 15,59 15,92 16,47

Thu nhập bình quân CN-TTCN Triệu đồng/năm 18,08 18,28 19,24 19,83

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hoài Đức (2015)

Số hộ tham gia hoạt động Công nghiệp – TTCN trong mỗi làng tại huyện Hoài Đức khá cao khi luôn chiếm trên 50% tổng số hộ của làng, tuy nhiên mức tăng trưởng này không ổn định trong những năm vừa qua. Về lao động, mặc dù số lượng lao động có xu hướng tăng lên, nhưng cơ cấu lao động trong lĩnh vực CN- TTCN lại đang có xu hướng giảm xuống từ năm 2012-2015 do cạnh tranh lao động của các lĩnh vực khác.

4.1.1.2. Thực trạng sử dụng đất tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm huyện Hoài Đức

Tình trạng thiếu vốn, mặt bằng để sản xuất, kinh doanh là khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề. Lãi suất ngân hàng tăng quá cao, các doanh nghiệp (DN) gần như không thể tiếp cận các nguồn cho

vay ưu đãi. Từ hạn chế về vốn, DN ở các làng nghề lại càng khó tìm kiếm được mặt bằng sản xuất. Các cơ sở đều tận dụng mặt bằng trong khu đất ở của gia đình để sản xuất nhưng dần dần mở rộng quy mô, mặt bằng trong khu dân cư cũng không đáp ứng được. Khó khăn của các hộ sản xuất như cái vòng luẩn quẩn bởi các hộ không thể thuế hoặc mua đất làm mặt bằng sản xuất, không có đất đồng nghĩa với việc không có tài sản thế chấp ngân hàng để vay vốn… Nếu di chuyển sản xuất ra khỏi khu vực làng nghề, tuy chi phí thuê đất rẻ hơn nhưng công ty lại khó tuyển dụng được lao động có tay nghề cao. Chính sự không ổn định về vốn, mặt bằng mà nhiều hộ sản xuất không dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, do đó ảnh hưởng lớn đên phát triển làng nghề của huyện Hoài Đức.

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất tại cơ sở chế biến nông sản năm 2015

Chỉ tiêu

Dương Liễu Minh Khai Cát Quế

SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) Tổng diện tích sản xuất 198 100 160 100 145 100 Nhà xưởng sản xuất 126 63,64 92 57,5 75 51,72 Kho bãi 72 36,36 68 42,5 70 48,28

Nhu cầu mở rộng diện tích

của các hộ điều tra 450 - 390 - 350 -

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2015)

Qua kết điều tra thể hiện tại bảng 4.2 cho thấy, tổng diện tích sản xuất của các hộ gia đình rất hẹp và chỉ đáp ứng được bình quân 42% nhu cầu mở rộng diện tích của hộ chế biến trên địa bàn.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tại huyện Hoài Đức

Trong những năm qua, các làng nghề nông thôn đã đóng góp cho xã hội một lượng hàng hóa khá phong phú, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân tại các làng quê. Tuy nhiên, cùng với nhiều mặt tích cực trong việc cải thiện đời sống người dân nông thôn, thì hầu như không một làng nghề nào không có những điều bức xúc về môi trường.

Các làng nghề nói chung và làng nghề CBNSTP nói riêng tại huyện Hoài Đức hầu hết mang tính tự phát, quy mô nhỏ, thiết bị sản xuất thủ công, lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ

cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đó chưa cao. Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã đến mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe đối với người dân trong làng nghề và người dân chung quanh các làng nghề.

Xã Minh Khai, Dương Liễu và Cát Quế chính là “bộ ba” làng nghề báo động nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường. Do sản xuất chủ yếu là tự phát với quy mô nhỏ thiếu quy hoạch tổng thể, hạn chế về vốn và công nghệ dẫn đến làng nghề truyền thống hiện nay chưa đồng bộ với việc xây dựng các dự án xử lý chất thải, khói bụi độc hại cho người sản xuất và khu vực dân cư. Ở một số làng nghề đã có sự báo động xuống cấp và nạn ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ lo kinh doanh, không chăm lo đến bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều nơi quy mô sản xuất đã vượt quá sự chịu đựng của môi trường.

Xuất phát từ đặc trưng của các hoạt động CBNSTP là trải qua các công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)