Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
4.3.4. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố
và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước
Tiến hành điều tra, phỏng vấn 30 người là cán bộ, công chức, thanh tra viên trực thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn trực tiếp tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai và Điều tra, phỏng vấn 49 công dân có đơn gửi đến cơ quan hành chính nhà nước đề nghị giải quyết KN, TC, TCĐĐ thuộc lĩnh vực đất đai và đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết
4.3.4.1. Tiếp nhận, thụ lý, giải quyết vụ việc.
Đánh giá của cán bộ công chức, trực tiếp tham gia giải quyết: Tại bảng 4.15: Có 22/30 người được hỏi đã trả lời trung bình một năm giải quyết số vụ việc KN, TC, TCĐĐ chủ yếu từ 1-5 vụ việc (chiếm 73,33%); có 6/30 số người được hỏi tham giải quyết từ 5-10 vụ (chiếm 20,00%); có 2/30 người giải quyết trên 15 vụ việc (chiếm 6,67%).
Bảng 4.15. Đánh giá về số lượng tiếp nhận, thụ lý, giải quyết trong một năm
STT Nội dung đánh giá Số người Tỷ lệ
(%)
1 Trung bình một năm giải quyết số vụ việc KN, TC, TCĐĐ Không vụ 0 - Từ 1-5 vụ 22 73,33 Từ 5-10 vụ 6 20,00 Trên 15 vụ 2 6,67 2 Những lĩnh vực KN, TC, TCĐĐ nào dưới đây đồng chí đã giải quyết
Khiếu nại 17 56,67 Tố cáo 23 76,67
TCĐĐ 28 93,33
Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019) - Những lĩnh vực đã giải quyết: Có 56,67% số người được hỏi trả lời đã tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai; có 76,67% số người được hỏi trả lời đã tham gia giải quyết đơn thư tố cáo về đất đai; có 93,33% số người được hỏi trả lời đã tham gia giải quyết đơn tranh chấp về đất đai. Như vậy, số đơn tố cáo trên địa bàn xảy ra ít nhưng mỗi vụ việc đều phức tạp, cần sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn, cần thời gian để xác minh, làm rõ nên các vụ việc đều được thành lập đoàn hoặc tổ công tác để giải quyết. Tỷ lệ người tham gia giải quyết tranh chấp đất đai lớn, đa số tại các xã, thị trấn đều xảy ra các vụ việc về tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Đánh giá của công dân có đơn: Tại bảng 4.16 có 12/49 công dân đánh giá việc tiếp nhận, thụ lý đáp ứng tốt yêu cầu chiếm 24,49%; có 20/49 công dân đánh giá đáp ứng được một phần chiếm 40,82% và 17/49 công dân đánh giá chưa đáp ứng được nhu cầu chiếm 34,49%.
Bảng 4.16. Đánh giá về chất lượng tiếp nhận, thụ lý, giải quyết vụ việc của cơ quan hành chính nhà nước
STT Nội dung đánh giá Tổng
số
Tỷ lệ (%)
1 Đã đáp ứng rất tốt yêu cầu 12/49 24,49 2 Đáp ứng được một phần 20/49 40,82 3 Chưa đáp ứng được yêu cầu 17/49 34,69
Nhận xét: Việc tiếp nhận, thụ lý và giải quyết là công việc của cơ quan hành chính nhà nước. Để đáp ứng tốt yêu cầu trên thì đòi hỏi cán bộ, công chức tham gia giải quyết phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về đất đai có ý thức trách nhiệm với công việc với nhân dân.
4.3.4.2. Việc chấp hành quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước.
Đánh giá của cán bộ công chức, trực tiếp tham gia giải quyết: Có 100% số người được hỏi đểu cho kết quả đã thực hiện quy trình, trình tự giải quyết đúng quy định. Tuy nhiên, qua đánh gia, nắm bắt các vụ việc vẫn còn một số vụ việc giải quyết chưa đúng quy trình, trình tự giải quyết theo quy định của pháp Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn Nghị định, Thông tư…(Tại bảng 4.17):
Bảng 4.17. Đánh giá CB, CC về thực hiện quy trình, trình tự giải quyết và chất lượng giải quyết KN, TC, TCĐĐ
STT
Nội dung đánh giá Số
người
Tỷ lệ (%)
1 Thực hiện quy trình, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
Đúng 30 100,00
Không đúng 0 - 2 Chất lượng giải quyết KN, TC, TCĐĐ
2.1 Chất lượng giải quyết khiếu nại
Đúng 15 50,00 Sai 0 - Có đúng, có sai 2 6,67
2.2 Chất lượng giải quyết tố cáo
Đúng 15 50,00
Sai 3 10,00
Có đúng, có sai 5 16,67
2.3 Chất lượng giải quyết tranh chấp đất đai
Đúng 24 80,00 Sai 1 3,33
Có đúng, có sai 3 10,00
Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019) - Về chất lượng giải quyết KN, TC, TCĐĐ: Đa số cán bộ được hỏi đã thực hiện việc giải quyết đơn có chất lượng, kết quả đúng, còn một số đơn có chất lượng giải quyết sai hoặc có đúng có sai.
Bảng 4.18. Đánh giá của công dân về việc chấp hành quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết của cơ quan HCNN
STT Nội dung đánh giá Tổng số Tỷ lệ (%)
1
Cơ quan HCNN có thẩm quyền thụ lý giải quyết có đúng theo quy định về trình tự, thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật
Đã giải quyết đúng theo luật 23/49 46,94 Giải quyết chưa đúng theo
luật 21/49 42,86
Vừa đúng vừa không đúng 05/49 10,20
2
Việc giải quyết không đúng quy định của pháp luật tập trung vào những nội dung nào
Không trả lời hoặc chậm trả
lời 16/26 61,54
Không thụ lý đơn; không có
văn bản giải thích rõ ràng 08/26 30,77 Không tiến hành đầy đủ nội
dung xác minh 20/26 76,92 Có kết quả nhưng không
gửi văn bản xác minh 18/26 69,23 Không tiến hành đối thoại 06/26 23,08
Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019)
Đánh giá của công dân có đơn: Tại bảng 4.18 ta thấy, có 21/49 công dân có trả lời là việc cơ quan HCNN thụ lý giải quyết chưa đúng theo quy định (chiếm 42,86%) và 05/49 người trả lời là vừa đúng vừa không đúng (chiếm 10,20%).
Nhận xét: Đánh giá về việc chấp hành quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết của cơ quan HCNN giữa cán bộ, công chức trực tiếp tham gia giải quyết và người dân có đơn là không giống nhau.
Tuy nhiên qua thực tiễn việc giải quyết trên địa bàn huyện cho thấy một số ít vụ việc cơ quan HCNN chưa đảm bảo về chất lượng giải quyết như: khi giải quyết người giải quyết chậm trả lời công dân, không tổ chức đối thoại với người có đơn khiếu nại; không ra quyết định, Thông báo giải quyết mà chỉ ra văn bản trả lời người dân hoặc việc xác định sai nội dung đơn giữa Tố cáo và Khiếu nại; hoặc sai thẩm quyền khi giải quyết Tranh chấp về đất đai hoặc ban hành văn bản còn lỗi thể thức…
4.3.4.3. Việc chấp hành quyết định giải quyết
Đánh giá của cán bộ công chức, trực tiếp tham gia giải quyết: Có 100% số cán bộ được hỏi đã trả lời chấp hành nghiêm túc các quyết định giải quyết khiếu nại, các Thông báo giải quyết Tố cáo, các Quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai, tại bảng 4.19:
Bảng 4.19. Đánh giá CB, CC về việc chấp hành các quyết định giải quyết KN, TC, TCĐĐ và khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết
STT Nội dung điều tra cán bộ, công chức, Thanh tra viên
tham gia giải quyết đơn thư KN, TC, TCĐĐ
Số người
Tỷ lệ (%)
1 Việc chấp hành các Quyết định, Thông báo giải quyết KN, TC, TCĐĐ
1.1 Việc chấp hành các quyết định giải quyết KN trên thực tế
Chấp hành
nghiêm túc 30 100,00 Có chấp hành
nhưng chưa triệt để
0 -
Không chấp hành 0 -
1.2 Việc chấp hành các Thông báo giải quyết Tố cáo trên thực tế
Chấp hành
nghiêm túc 30 100,00 Có chấp hành
nhưng chưa triệt để
0 -
Không chấp hành 0 -
1.3 Việc chấp hành các Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế
Chấp hành
nghiêm túc 30 100,00 Có chấp hành
nhưng chưa triệt để
0 -
Không chấp hành 0 -
2
Công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ trên địa bàn huyện Mỹ Đức hiện nay có vướng mắc gì không
Có 30
100,00
Không 0 -
Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019) - Có 100% số cán bộ được hỏi đề cho rằng công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ trên địa bàn huyện Mỹ Đức vẫn còn có những vướng mắc, tồn tại như: vướng mắc do cơ chế chính sách; nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của cán bộ hạn chế; việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai chưa đạt hiệu quả cao.
Đánh giá của công dân có đơn: Khi được hỏi về kết quả giải quyết đơn của cơ quan HCNN thì có 18 người có câu trả lời là kết quả giải quyết là thỏa mãn, chiếm 36,73%; còn lại 31 người có câu trả lời là chưa thỏa mãn với kết quả giải quyết, chiếm 63,27%.
Bảng 4.20. Đánh giá của công dân có đơn về việc chấp hành các quyết định giải quyết KN, TC, TCĐĐ
STT Nội dung đánh giá người Số Tỷ lệ (%)
1 Kết quả giải quyết có thỏa mãn
Thỏa mãn 18 36,73 Không thỏa mãn 31 63,27 2 Việc chấp hành các Quyết định, Thông báo giải quyết KN, TC, TCĐĐ
2.1 Việc chấp hành các quyết định giải quyết KN trên thực tế Chấp hành 2
4,08 Chưa chấp hành 7 14,29
2.2 Việc chấp hành các Thông báo giải quyết Tố cáo trên thực tế Chấp hành 9
18,37 Chưa chấp hành 5 10,20
2.3 Việc chấp hành các Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế Chấp hành 12
24,49 Chưa chấp hành 14 28,57 Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019) - Việc chấp hành các quyết định, Thông báo giải quyết:
+ Việc chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại: có 4,08% người được hỏi trả lời là chấp hành; 14,29% người được hỏi trả lời là chưa chấp hành.
+ Việc chấp hành Thông báo giải quyết tố cáo: có 18,37% người được hỏi trả lời là chấp hành; 10,20% người được hỏi trả lời là chưa chấp hành.
+ Việc chấp hành Quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai: có 24,49% người được hỏi trả lời là chấp hành; 28,57% người được hỏi trả lời là chưa chấp hành.
Nhận xét: Việc công dân không thỏa mãn kết quả giải quyết thường là những vụ việc khiếu nại sai, tố cáo sai hoặc tranh chấp sai. Do đó công dân sẽ không chấp nhận kết quả giải quyết của cơ quan HCNN và cố tình không chấp hành quyết định giải quyết, Thông báo giải quyết đã có hiệu lực pháp luật, cũng không khởi kiện tại Tòa án mà tiếp tục tiếp khiếu, tiếp tố đến các cơ quan cấp trên, làm vụ việc trở nên phức tạp nếu chưa thống nhất trong cách giải quyết thì vụ việc sẽ tồn đọng, kéo dài.