Trình độ nhận thức pháp luật của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 98 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh

4.3.5. Trình độ nhận thức pháp luật của người dân

Qua bảng 4.21 cho thấy: Đa số Công dân có đơn được hỏi đều cho biết đã thực hiện gửi đơn đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết (89,80%), có 4,08% Công dân được hỏi họ gửi đơn không đúng thẩm quyền, 6,12% Công dân được hỏi đã trả lời là không rõ là việc gửi đơn có đúng thẩm quyền hay không. Như vậy, vẫn còn một bộ phận người dân còn chưa am hiểu về chính sách pháp luật nói chung và am hiểu về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật đất đai nói riêng vì vậy khi gửi đơn Công dân còn không biết mình có gửi đúng cơ quản thẩm quyền giải quyết hay không.

Bảng 4.21. Đánh giá của Công dân về việc gửi đơn và tiếp cận, tìm hiểu quy định về tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

STT Nội dung đánh giá Số

người

Tỷ lệ (%)

1

Nơi gửi đơn có đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai

Đúng 44 89,80

Không đúng 2 4,08

Không rõ là đúng hay không

đúng 3 6,12

2

Tìm hiểu quy định về tiếp nhận và giải quyết qua hình thức, kênh thông tin nào

Qua phương tiện thông tin

đại chúng 30 61,22

Qua công chức tiếp nhận

hướng dẫn 9 18,37

Nhờ người quen hướng dẫn 6 12,24 Qua việc tuyên truyền, phổ

biến pháp luật 4 8,16 Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019)

Từ kết quả trên cho thấy: Việc người dân tiếp pháp luật chủ yếu qua phương tiện thông tin đại chúng(báo, đài, mạng điện từ…). Việc tiếp cận của công dân qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương chiếm tỉ lệ rất thấp. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật đất đai, luật khiếu nại, luật tố cáo.

4.3.6. Sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Trong giai đoạn 2013-2017, trên địa bàn huyện Mỹ Đức ghi nhận sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với công tác giải khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về đất đai cụ thể như sau:

Liên đoàn lao động huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của Huyện; Hội Cựu Chiến Binh của xã, huyện phối hợp với Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của huyện và phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành Phố Hà Nội trong 05 năm từ năm 2013 đến 2017 đã tổ chức 1.177 hội nghị, với 216.716 lượt người tham gia, Trong đó: Phố biến giáo dục về Luật Khiếu Nại, Luật Tố cáo, Luật Đất Đại là 1.700 lượt người. (Bảng 4.22)

Bảng 4.22. Kết quả tổ chức tập huấn của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của huyện Mỹ Đức và sự tham gia của các tổ chức xã hội giai đoạn

(2013-2017) trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Năm

Hội đồng phổ biến giáo

dục pháp luật tập huấn Công tác hòa giải cơ sở

Hội nghị Lượt người tham gia (người) Tập huấn Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Đất đai (người) Tổng số vụ việc (vụ)

Số vụ liên quan đến đất đai Số vụ việc (vụ) Hòa giải Thành (vụ) Tỷ lệ (%) Không thành (vụ) Tỷ lệ (vụ) 2013 327 21.557 500 307 180 168 93,33 12 6,67 2014 173 23.856 250 213 150 108 72,00 42 28,00 2015 285 22.760 250 100 70 61 87,14 9 12,86 2016 157 53.133 250 88 62 54 87,10 8 12,90 2017 235 95.410 450 115 80 68 85,00 12 15,00 Tổng 1177 216.716 1700 823 542 459 84,91 83 15,09

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2013 - 2017) Công tác hòa giải ở cơ sở có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội như Cựu Chiến Binh, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc; Hội nông dân; Đoàn Thanh niên, Hội Luật gia… đã tham gia công tác hòa giải tại địa phương được 823 vụ việc, trong đó: Số vụ việc liên quan đến đất đai là 542 vụ, chiếm 65,9%. Tỷ lệ

hòa giải thành là 459 vụ việc, chiếm 84,91%; số vụ việc hòa giải không thành là 83 vụ, chiếm 15,09%.

* Nhận xét: Việc tổ chức các hội nghị tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai còn khiêm tốn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Do vậy, thời gian tới cần có giải pháp Tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật đất đai, về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Mỹ Đức; Công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn huyện là khá tốt, với việc hòa giải thành 459/542 vụ việc chiếm tỷ lệ khá cao là 84,91% góp phần làm giảm tình trạng khiếu kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)