Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 88 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh

4.3.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết

đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai

Trong những năm qua công tác Tiếp công dân, giải quyết đơn thư Khiếu nại, Tố cáo và tranh chấp đất đai được quan tâm của tất cả các ban, ngành, đoàn thể từ cấp Trung ương đến địa phương. Đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường sự lãnh đạo Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân. Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị; Kế hoạch 123-KH/TU ngày 25/6/2014 của Thành ủy Hà Nội; Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 26/12/2016 của Thành ủy Hà Nội; Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 04/7/2017 của Thành ủy Hà Nội; Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 15/9/2014; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 06/02/2017 của Thành phố, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC.

Cùng với đó, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; chế độ chính sách của Nhà nước về một số lĩnh vực thường phát sinh KNTC như đất đai, giải phóng mặt bằng, dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp... qua đó giúp người dân hiểu và đồng thuận với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố và địa phương.

Đối với huyện: đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/3/2012 của UBND huyện Mỹ Đức và Chỉ thị 22-CT/HU ngày 17/2/2017 của Huyện ủy Mỹ

Đức Chỉ thị về tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết KNTC trên địa bàn huyện Mỹ Đức; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 03/5/2018 của UBND huyện Mỹ Đức về việc nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân đến kiến nghị phản ánh KN, TC của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, thủ trưởng các phòng ban ngành trên địa bàn huyện; Ngày 11/11/2014, UBND huyện Mỹ Đức ban hành Quyết định số 2411/QĐ-UBND về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân huyện.

Đối với các xã, thị trấn: Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư của công dân thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về cơ bản đã được quan tâm và từng bước ngâng cao; về cơ bản UBND các xã, thị trấn đã bố trí Phòng Tiếp công dân riêng và bố trí cơ sở vật chất để phục vụ việc tiếp công dân; xây dựng và công khai lịch tiếp công dân; hanh hành và niêm yết nội quy, quy chế tiếp công dân tại nơi tiếp công dân; Kiện toàn Tổ Tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân. Đã giao cho công chức Tư pháp – Hộ Tịch phụ trách công tác tiếp dân thường xuyên và tham gia buổi tiếp dân định kỳ của Chủ tịch UBND xã.

Kết quả đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ làm công tác Tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai (Bảng 4.12);

Bảng 4.12. Trình độ cán bộ tham gia Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Cơ quan Tổng biên chế cán bộ công chức (người) CB, CC chuyên trách xử lý đơn KN, TC, TCĐĐ (người) CB, CC tham gia giải quyết KNTC, TCĐĐ (người) Trình độ Chuyên môn Thạc

sỹ Đại học đẳng Cao Luật QLĐĐ Khác

Văn phòng HĐND và UBND huyện 22 3 5 3 2 0 3 1 1 Phòng Tài nguyên và MT huyện 12 1 8 6 2 0 0 7 1 Thanh tra huyện 8 6 8 6 2 0 3 2 3 Các xã, thị trấn 442 22 93 7 80 6 29 26 38 Tổng cộng 484 32 114 22 86 6 35 36 43 Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018)

Việc Tiếp nhận đơn thư KN, TC, TCĐĐ được ban Tiếp công dân trực thuộc Văn phòng HĐND & UBND huyện tiếp nhận, phân loại, xử lý tham mưu Chủ Tịch UBND huyện giao Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường tham mưu giải quyết đơn thư KN, TC, TCĐĐ theo thẩm quyền. Xử lý chuyển Chủ tịch UBND xác xã, thị trấn. Khi giải quyết các vụ việc phức tạp Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra hoặc Tổ công tác liên ngành gồm các ngành, địa phương có liên quan để thẩm tra, xác minh, làm rõ và tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra các Quyết định giải quyết Khiếu Nại, Thông báo giải quyết Tố cáo và các Quyết định giải quyết Tranh chấp đất đai.

Qua số liệu tổng hợp tại bảng 4.12 và kết quả điều tra, khảo sát (phục lục 03) cho thấy: trong số 114 người trực tiếp tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp huyện, ở cấp xã có 22 cán bộ có trình độ thạc sỹ (chiếm 19,3%), có 86 cán bộ có trình độ đại học (chiếm 75,4%); với chuyên ngành chiếm chủ yếu là chuyên ngành luật 35 người (chiếm 30,7%); chuyên ngành quản lý đất đai là 36 người (chiếm 36.6%). Tuy nhiên, còn bố trí 43 người chưa phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ để tham gia vào giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai;

Kết quả đánh giá của công dân về năng lực làm việc, nghiệm vụ chuyên môn của cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai. Bảng 4.13:

Bảng 4.13. Đánh giá của công dân về năng lực làm việc, nghiệm vụ chuyên môn của cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh

chấp về đất đai

STT Nội dung đánh giá Tổng số Tỷ lệ

(%)

1 Yếu, kém 14/49 28,57

2 Trung bình 25/49 51,02

3 Khá 06/49 12,24

4 Tốt 04/49 8,16

Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018) Nhìn vào bảng đánh giá cho thấy: Kết quả cho thấy kết quả đánh giá của công dân về năng lực làm việc, nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai mức độ bình thường và yếu kém vẫn còn cao. Trong thời gian tới huyện cần có những giải pháp nâng cao

trình độ năng lực làm việc, trình độ chuyên môn nghiệm vụ của cán bộ công chức tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai.

4.3.3. Cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ tại các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện

Trong những năm qua UBND huyện và các phòng, ban, ngành đã có sự đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý và điều hành của lãnh đạo và cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC, TCĐĐ. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đã được đầu tư, triển khai lắp đặt phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý và điều hành tác nghiệp.

Hiện nay, việc triển khai và đưa vào ứng dụng một số phần mềm ứng dụng được áp dụng trên quy mô toàn huyện từ các phòng, ban, ngành, huyện tới UBND các xã, thị trấn. Cổng thông tin điện tử của huyện, các xã, thị trấn đã được đưa vào hoạt động tương đối tốt. Phầm mềm một cửa liên thông đã triên khai đồng bộ tại 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện để tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và mang lại hiệu quả cao. Mạng nội bộ, mạng interner của các đơn vị đã được thiết lập đến tất cả các phòng ban trong đơn vị.

Kết quả điều tra, khảo sát thông tin cơ bản về hiện trạng công nghệ thông tin tại các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện (Bảng 4.134).

Bảng 4.14. Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin tại các đơn vị

Cơ quan Số máy chủ (máy) Số máy trạm (máy) Số máy kết nối internet (máy) Thiết bị văn phòng Mạng nội bộ, internet Đáp ứng nhu cầu Chưa đáp ứng nhu cầu Chất lượng đường truyền tốt Chất lượng đường truyền chậm Văn phòng HĐND và UBND huyện 1 4 5 x x Phòng Tài nguyên và MT huyện 1 7 8 x x

Thanh tra huyện 1 7 8 x x

Các xã, thị trấn 22 71 93 x x

Tổng cộng 25 89 114

Qua điều tra khảo sát cho thấy tại 25 cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nghiệm đảm bảo cho bộ máy hoạt động tiếp dân và giải quyết đơn thư KNTC, TCĐĐ; Qua khảo sát 100% cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư được trang bị máy tín có kết nối internet; Trang thiết bị văn phòng cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc; Chất lượng đường truyền mạng nội bộ, internet qua khảo sát là tương đối tốt; Tuy nhiên, ở một số đơn vị chưa có phòng tiếp dân riêng, việc tiếp công dân hiện nay đang bố trí chung với Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông” của xã; việc bố trí tiếp công dân khiếu nại, tố cáo chung với bộ phận tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính khác của xã là chưa đảm bảo theo quy định của Luật Tiếp Công dân.

Như vậy, việc đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và xử lý, giải quyết đơn thư KNTC, TCĐĐ đã có nhiều đổi mới, dần dần khắc phục tình trạng đơn chuyển lòng vòng, xử lý chậm và thiếu xót trong quá trình xử lý, giải quyết. Các cơ quan, đơn vị đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trọng xử lý, giải quyết đơn thư, đưa phần mềm quản lý tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo vào hoạt động. Qua đó, việc xử lý đơn đã từng bước gắn với công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC, TCĐĐ đảm bảo việc xử lý được đồng bộ, tránh mâu thuẫn, chồng chéo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)