Nguồn số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 58 - 60)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Nguồn số liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu gián tiếp (thứ cấp, đã công bố)

Thu thập các văn bản QPPL liên quan đến Khiếu nại, Tố cáo, tranh chấp về đất đai bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư... của Trung ương, UBND các cấp liên quan đến công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ.

Thu thập các Chỉ thị, Quyết định cá biệt, Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc giải quyết KN, TC, TCĐĐ; Báo cáo kết quả giải quyết của Thanh tra thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Tiến hành thu thập, tổng hợp các Chỉ thị, Kế hoạch, Công văn, báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình và công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác Tiếp công dân, giải quyết KN,TC, TCĐĐ tại UBND huyện Mỹ Đức và cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức; Ban Tiếp công dân huyện; Thanh tra huyện Mỹ Đức giai đoạn 2013-2017; UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tham khảo các công trình đã nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả: Tham khảo trên Internet, thư viện và các nguồn khác.

3.2.2.2. Nguồn số liệu trực tiếp (sơ cấp – mới)

Việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra, khảo sát các cơ quan đơn vị trực tiếp giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai; phỏng vấn trực tiếp đối với một số cán bộ, công chức, thanh tra viên trực tiếp tham gia Tiếp công dân, trực tiếp giải quyết KN, TC, TCĐĐ, tại các cơ quan HCNN, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phỏng vấn một số công dân có đơn KN, TC và TCĐĐ về giấy tờ, văn bản của Nhà nước liên quan gia đình đang sử dụng; gửi đơn, nội dung KN, TC, TC về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức; nhận xét về việc giải quyết của cơ quan HCNN. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và từ đó để xuất các giải pháp nhằm tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

tài như:

+ Tiến hành điều tra, khảo sát 25 cơ quan, đơn vị (gồm: Ban Tiếp công dân huyện; Thanh tra huyện; Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện và 21 xã và 01 thị trấn) về đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách xử lý đơn thư; cán bộ, công chức tham gia giải quyết KN, TC, TCĐĐ; Khảo sát cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn.

+ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 30 cán bộ công chức, thanh tra viên tham gia Tiếp công dân, trực tiếp giải quyết KN, TC, TCĐĐ tại các cơ quan HCNN, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về số lượng thụ lý, giải quyết trên một năm; những lĩnh vực về khiếu nại đã từng giải quyết và mức độ của nó; việc thực hiện quy trình, trình tự giải quyết; chất lượng giải quyết; chấp hành các quyết định giải quyết; vướng mắc, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết KN, TC, TCĐĐ.

+ Xác định phỏng vấn trực tiếp số mẫu điều tra người có đơn KN, TC, TCĐĐ, chọn sử dụng công thức đơn giản sau của Yamane (1967-1986):

N n =

1+N(e)2

Với n là số lượng thành viên mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra; N là tổng số mẫu, e là mức độ chính xác mong muốn (đề tài lấy sai số tiêu chuẩn là 10%)

Từ năm 2013-2017, trên địa bàn huyện Mỹ Đức có tổng số 96 đơn KN, TC, TCĐĐ, thuộc thẩm quyền giải quyết. Vậy số phiếu được xác định theo công thức trên thay N=96, e=10% ta được kết quả n = 49 phiếu; Vậy số phiếu phỏng vấn là 49 đối tượng có đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai có đơn gửi về UBND huyện qua Ban Tiếp công dân huyện; Thanh tra huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện; Phiếu phỏng vấn một số công dân có đơn về giấy tờ, văn bản của Nhà nước liên quan gia đình đang sử dụng; gửi đơn, nội dung KN, TC, TCĐĐ về đất đai; nhận xét việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sự hài lòng trong cách tiếp dân, giải quyết KN, TC, TCĐĐ trong các phiên tiếp công dân định kỳ tại Trụ sở tiếp công dân của UBND huyện Mỹ Đức trong khoảng thời gian từ tháng 01/01/2017 đến 01/01/2019.

Bảng 3.3. Cơ cấu mẫu, phương pháp và nội dung cơ bản điều tra Đối tượng Đối tượng điều tra Số lượng mẫu dự định Phương pháp điều

tra Nội dung cơ bản

Cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 25 phiếu Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn

- Thực trạng đội ngũ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị.

Cán bộ, công chức, thanh tra

viên tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 30 phiếu Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn

- Số lượng vụ việc thụ lý trong một năm. - Lĩnh vực nào đã từng giải quyết: Khiếu nại, Tố cáo, Tranh chấp về đất đai. - Quy trình, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai.

- Chất lượng giải quyết

- Việc chấp hành các quyết định, kết luận giải quyết.

- Những vướng mắc trong quá trình giải quyết

- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết.

Đối tượng có đơn khiếu nại,

tố cáo, tranh chấp đất đai 49 phiếu Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn

- Văn bản, giấy tờ có liên quan đến đất đang sử dụng.

- Việc gửi đơn có đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết

- Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp về đất đai

- Nhận xét về việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)