Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức

4.1.3. Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Mỹ

Mỹ Đức giai đoạn 2013-2017

Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức giai đoạn 2013-2017 đã có những chuyển biến tích cực như:

- Hệ thống tổ chức bộ máy được kiện toàn tương đối đầy đủ, hợp lý hơn trước cả về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, con người và pháp luật; việc chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện đã dần đi vào nề nếp; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai được chú trọng, tăng cường; các vi phạm về đất đai trong quản lý, sử dụng đất đều được xem xét, xử lý triệt để; việc công khai hóa các thủ tục hành chính về đất đai và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

- Trên địa bàn huyện có 22/22 xã, thị trấn có bản đồ địa chính chính quy đã tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý đến từng thửa đất. Công tác xác định giá đất, kiểm kê, thống kê đất đai hàng năm, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện đầy đủ, đạt kết quả tốt.

- Công tác thu hồi, giao đất cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định. UBND huyện đã thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng các dự án lớn theo yêu cầu của

UBND Thành phố khi thực hiện các dự án xây dựng, mở rộng đường giao thông, các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng… Kết quả thu tiền sử dụng đất từ việc giao đất và đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện đã đóng góp lượng ngân sách đáng kể vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

- Công tác quản lý sử dụng đất đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn thu được kết quả quan trọng như việc cải tạo, tủ bổ đê điều hàng năm, xây dựng kiên cố hóa hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, dồn điền đổi thửa, quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi, xây dựng nông thôn mới… đã tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm phát triển sản xuất phát triển.

Những tồn tại, hạn chế:

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở còn chậm; vẫn còn 1.421 thửa chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần lớn các thửa đất này ở dạng đang xảy ra tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai… Đối với đất nông nghiệp vẫn tồn tại 288 thửa chưa được cấp GCNQSD đất với lý do đang có tranh chấp thừa kế, đang có đơn thư khiếu nại về việc thiếu diện tích…Việc chưa cấp hoặc chậm cấp giấy chứng nhận QSD đất cho người dân cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn phát sinh đơn thư khiếu kiện về đất đai.

- Công tác thu hồi đất, GPMB, bồi thường, hỗ trợ tái định cư vẫn xảy ra nhiều khiếu kiện do việc áp dụng giá đất do Nhà nước quy định vẫn thấp hơn giá thị trường khi giao dịch về đất đai, do vậy đây cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều khiếu kiện khi thực hiện thu hồi đất, GPMB, bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện.

- Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương trên địa bàn huyện còn bị buông lỏng để người dân lấn chiếm đất đai, xây dựng các công trình trái phép…Việc xử lý các vi phạm chưa cương quyết dẫn đến nhiều vị phạm vẫn còn tồn tại gây bức xúc trong nhân dân.

- Hệ thống hồ sơ địa chính tại cấp xã và cấp huyện tại huyện Mỹ Đức chủ yếu được lưu dưới dạng giấy; Sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất lập theo đơn vị xã giai đoạn năm 1991 - 1997; Sổ cấp GCNQSD đất; Sổ địa chính; Sổ theo dõi biến động đất đai. Tuy nhiên do hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính của huyện chủ yếu là quản lý trên giấy nên việc cập nhật và chỉnh lý biến động gặp nhiều khó khăn và không thường xuyên. Việc có nhiều loại bản đồ được lập ở từng thời điểm khác nhau và phương pháp đo, tính diện tích khác nhau. Do đó, có sự sai lệnh về diện tích dẫn đến việc phát sinh khiếu kiện và tranh chấp về diện tích mốc giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)