Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 53)

3.1.1. Vị trí địa lý

Mỹ Đức là huyện nằm phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội, gồm 22 xã và thị trấn, trong đó có 12 xã đồng bằng dọc sông Đáy, 9 xã trung du và 1 xã miền núi. Trung tâm huyện cách Quận Hà Đông của thành phố Hà Nội khoảng cách là 38km, cách trung tâm thành phố Hà Nội là 54km về phía Tây Nam và cách Thành phố Phủ Lý của Tỉnh Hà Nam là 37km.

+ Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ;

+ Phía Đông có sông Đáy là ranh giới tự nhiên với huyện Ứng Hoà; + Phía Tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Lạc Thủy của tỉnh Hoà Bình; + Phía Nam giáp huyện Kim Bảng của tỉnh Hà Nam (UBND huyện Mỹ Đức, 2017).

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Huyện Mỹ Đức nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi, nên huyện có hai dạng địa hình chính:

+ Địa hình núi đá xen kẽ với các khu vực úng trũng bao gồm 10 xã phía Tây huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá từ 150m đến 300m. Do phần lớn là núi đá vôi, qua quá trình bị nước xâm thực, nên khu vực này hình thành nhiều hang động thiên nhiên đẹp, giá trị du lịch và lịch sử lớn. Điển hình là các động Hương Tích, Đại Binh, Người Xưa, Hang Luồn ...

+ Địa hình đồng bằng gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy. Địa hình khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ Đông sang Tây, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thuỷ lợi tự chảy dùng nguồn nước sông Đáy tưới cho các cánh đồng lúa thâm canh. Độ cao địa hình trung bình dao động trong khoảng từ 3,8 đến 7 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ, tiêu biểu là Đầm Lai, Thài Lài.

Phần tiếp giáp giữa các dãy núi phía Tây và đồng bằng phía Đông là vùng trũng: vùng này có nhiều khu vực địa hình thấp tạo thành các hồ chứa nước khá lớn như hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai, hồ Cầu Giậm, Bán Nguyệt, Ngái Lạng, Đồng Suối, Thung Cấm... với diện tích hàng ngàn ha. Khu vực này có nhiều lợi thế

phát triển du lịch, nuôi thả thuỷ sản kết hợp trồng một số loại cây ăn quả (UBND huyện Mỹ Đức, 2017)

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Đất đai

Huyện Mỹ Đức có tổng diện tích tự nhiên 22.625,08 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người năm 2017 là 1.188,304 m2/người.

Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2017

Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Hiện trạng năm 2017 Diện tích Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 22.625,08 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 14.590,41 64,49

1.1 Đất trồng lúa LUA 8.299,39 36,68

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 982,91 4,34

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 157,41 0,70

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 3.320,41 14,68

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 207,15 0,92

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.509,19 6,67

1.7 Đất nông nghiệp khác NKH 113,94 0,50

2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.618,57 29,25

2.1 Đất quốc phòng CQP 643,81 2,85

2.2 Đất an ninh CAN 12,27 0,05

2.3 Đất cụm công nghiệp SKN

2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 0,39 0,00

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 26,03 0,12

2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS

2.7 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.117,01 9,36

2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 2,14 0,01

2.9 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2,00 0,01

2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 14,43 0,06

2.11 Đất ở tại nông thôn ONT 1.781,05 7,87

2.12 Đất ở tại đô thị ODT 64,22 0,28

2.13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 15,42 0,07

2.14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức SN DTS 1,89 0,01

2.15 Đất cơ sở tôn giáo TON 47,96 0,21

2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 210,86 0,93

2.17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 115,18 0,51

2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 16,72 0,07

2.19 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 5,29 0,02

2.20 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 41,23 0,18

2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 506,69 2,24

2.22 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 977,26 4,32

2.23 Đất phi nông nghiệp khác PNK 16,72 0,07

3 Đất chưa sử dụng CSD 1.416,10 6,26

Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 14.590,41ha, chiếm 64,49% tổng diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 6.618,57ha, chiếm 29,25% tổng diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng: 1.416,10ha, chiếm 6,26 % tổng diện tích tự nhiên.

3.1.3.2. Dân số - Lao động

Bảng 3.2 cho thấy số lượng dân số ở huyện Mỹ Đức liên tục được tăng qua các năm qua. Năm 2015, dân số toàn huyện là 182.491 người thì sang đến năm 2016, dân số toàn huyện là 186.823 người, đến năm 2017 dân số toàn huyện đạt mức 190.398 người. Các tỷ lệ tăng dân số tương ứng qua các năm lần lượt là 2,37%, 1,91% và 1,81%. Điều này cũng làm cho tỷ lệ lao động của huyện cũng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có việc làm của huyện cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2015, tỷ lệ lao động có việc làm của huyện là 2,14% thì tỷ lệ này tăng lên đến 2.24% vào năm 2016 và 2,41% vào năm 2017. Với tốc độ tăng trưởng dân số đang tăng lên, nhu cầu về nhà ở cho nhân dân cũng tăng chính vậy huyện Mỹ Đức cần quản lý về đất ở phù hợp với pháp luật và cũng đồng thời đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho người dân.

Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Mỹ Đức

Năm

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Dân số (người) 182.491 186.823 190.398

Tỷ lệ tăng dân số (%) 2,37 1,91 1,81

Mật độ dân số (người/km2) 903 929 933

Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (%) 63,12 63,74 63,69 Tỷ lệ lao động không có việc làm (%) 2,14 2,24 2,41

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2017)

3.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện được đầu tư xây dựng đồng bộ: điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây dựng và nâng cấp, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; liên huyện, các tuyến đường liên thôn được nhựa hóa, bê tông và gạch hoá 100%; các xã, thị trấn có trụ sở làm việc kiên cố; 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc. Với phương châm gắn phát triển

kinh tế với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống của nhân dân; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; hệ thống giáo dục - đào tạo, y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu học tập, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân (UBND huyện Mỹ Đức, 2017).

3.1.3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của cơ sở

Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng giá trị sản xuất (theo giá 2010) đạt 7.564,2 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản 31,6% (ước đạt 2.418,8 tỷ đồng); Công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 31,5% (ước đạt 2.342,6 tỷ đồng); Thương mại – Dịch vụ – Du lịch 37% (đạt 2.802,8 tỷ đồng). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt: 34,1 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất trên 1ha là: 140 triệu/ha (giá hiện hành) (UBND huyện Mỹ Đức, 2017).

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của tình hình cơ bản liên quan đến luận văn

3.1.4.1. Thuận lợi

Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, diện mạo nông thôn Mỹ Đức cũng có bước đổi mới rõ rệt. Các công trình kết cấu hạ tầng như Điện, đường giao thông, trường học, trạm xá và các công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân được cải thiện một cách đáng kể. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức cơ bản giữ vững, ổn định, không phát sinh khiếu kiện phức tạp; lượng đơn thư KN,TC, TCĐĐ ngày càng giảm và nội dụng ít phức tạp.

3.1.4.2. Khó khăn

Công tác quản lý hành chính của chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt trong công tác quản lý đất đai. Có những tồn tại để lại từ những năm trước trong việc giao đất, giao rừng; việc thiết lập bản đồ địa chính chồng chéo, thiếu chính xác.

Trong những năm qua, một số cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở chưa thực sự thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, giải thích chủ trương, chính sách cho nhân dân, đặc biệt là việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, công tác dồn ô đổi thửa ở một số xã, thị trấn còn chậm, công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất còn chậm. Những yếu tố đó là một trong những nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại, tố cáo và tranh chấp của người dân về lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất.

Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Nhiều người dân không tuân thủ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai nói chung, đặc biệt là thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà cố tình tiếp tục gửi đơn khiếu nại, tố cáo không đúng trình tự, thủ tục đến các cơ quan Đảng và Nhà nước đề nghị xem xét giải quyết; các cơ quan này khi nhận được đơn lại tiếp tục xử lý, chuyển đơn không đúng quy định của pháp luật dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai kéo dài, không dứt điểm. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, có một số người dân có những hành vi bị kích động nên khiếu nại, tố cáo gay gắt đối với những trường hợp đã được giải quyết đúng pháp luật. Một số trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. Nhiều trường hợp cố tình gây rối, coi thường pháp luật và chống đối người thi hành công vụ nhưng chưa được xử lý nghiêm minh.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Tập trung nghiên cứu một số xã có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai như: xã An Phú, xã Hùng Tiến, Thị trấn Đại Nghĩa, xã Phùng Xá, xã Xuy Xá, xã Hương Sơn, xã Phù Lưu Tế và một số xã có ít đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai như: xã Hồng Sơn, xã Thượng Lâm, xã Vạn Kim, xã An Tiến, xã Đại Hưng, xã Lê Thanh, xã Hợp Tiến.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài lấy số liệu được thu thập từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2017.

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức của các cơ quan HCNN, cán bộ, công chức, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đơn liên quan đến công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ.

- Nội dung nghiên cứu:

+ Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức; + Thực trạng KN,TC và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2017;

tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức từ ngày T5/2018 đến T5/2019; + Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức trong thời gian tới.

3.2.2. Nguồn số liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu gián tiếp (thứ cấp, đã công bố)

Thu thập các văn bản QPPL liên quan đến Khiếu nại, Tố cáo, tranh chấp về đất đai bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư... của Trung ương, UBND các cấp liên quan đến công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ.

Thu thập các Chỉ thị, Quyết định cá biệt, Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc giải quyết KN, TC, TCĐĐ; Báo cáo kết quả giải quyết của Thanh tra thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Tiến hành thu thập, tổng hợp các Chỉ thị, Kế hoạch, Công văn, báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình và công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác Tiếp công dân, giải quyết KN,TC, TCĐĐ tại UBND huyện Mỹ Đức và cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức; Ban Tiếp công dân huyện; Thanh tra huyện Mỹ Đức giai đoạn 2013-2017; UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tham khảo các công trình đã nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả: Tham khảo trên Internet, thư viện và các nguồn khác.

3.2.2.2. Nguồn số liệu trực tiếp (sơ cấp – mới)

Việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra, khảo sát các cơ quan đơn vị trực tiếp giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai; phỏng vấn trực tiếp đối với một số cán bộ, công chức, thanh tra viên trực tiếp tham gia Tiếp công dân, trực tiếp giải quyết KN, TC, TCĐĐ, tại các cơ quan HCNN, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phỏng vấn một số công dân có đơn KN, TC và TCĐĐ về giấy tờ, văn bản của Nhà nước liên quan gia đình đang sử dụng; gửi đơn, nội dung KN, TC, TC về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức; nhận xét về việc giải quyết của cơ quan HCNN. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và từ đó để xuất các giải pháp nhằm tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

tài như:

+ Tiến hành điều tra, khảo sát 25 cơ quan, đơn vị (gồm: Ban Tiếp công dân huyện; Thanh tra huyện; Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện và 21 xã và 01 thị trấn) về đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách xử lý đơn thư; cán bộ, công chức tham gia giải quyết KN, TC, TCĐĐ; Khảo sát cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn.

+ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 30 cán bộ công chức, thanh tra viên tham gia Tiếp công dân, trực tiếp giải quyết KN, TC, TCĐĐ tại các cơ quan HCNN, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về số lượng thụ lý, giải quyết trên một năm; những lĩnh vực về khiếu nại đã từng giải quyết và mức độ của nó; việc thực hiện quy trình, trình tự giải quyết; chất lượng giải quyết; chấp hành các quyết định giải quyết; vướng mắc, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết KN, TC, TCĐĐ.

+ Xác định phỏng vấn trực tiếp số mẫu điều tra người có đơn KN, TC, TCĐĐ, chọn sử dụng công thức đơn giản sau của Yamane (1967-1986):

N n =

1+N(e)2

Với n là số lượng thành viên mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra; N là tổng số mẫu, e là mức độ chính xác mong muốn (đề tài lấy sai số tiêu chuẩn là 10%)

Từ năm 2013-2017, trên địa bàn huyện Mỹ Đức có tổng số 96 đơn KN, TC, TCĐĐ, thuộc thẩm quyền giải quyết. Vậy số phiếu được xác định theo công thức trên thay N=96, e=10% ta được kết quả n = 49 phiếu; Vậy số phiếu phỏng vấn là 49 đối tượng có đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai có đơn gửi về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)