Công tác quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức

4.1.1. Công tác quản lý đất đai

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành các văn bản, Hội đồng Nhân dân huyện đã ban hành các Nghị quyết về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị quyết về phân bổ vốn ngân sách để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND huyện đã ban hành các quyết định về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giải quyết KN, TC, TCĐĐ; kế hoạch Nhà nước về tài nguyên và môi trường hàng năm, kế hoạch thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch thanh tra kiểm tra đất đai hàng năm... các văn bản này đã tạo ra một hệ thống pháp luật về đất đai, giải quyết các mối quan hệ về đất đai trên địa bàn huyện. Chủ tịch UBND huyện ban hành các chỉ thị thực hiện, chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng đất đai; tập trung giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, các vụ việc phức tạp, kéo dài.

Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện việc công bố, hướng dẫn tuyên truyền nhân dân thực hiện chấp hành pháp luật về đất đai được quy định tại các văn bản của Trung ương, của Thành phố về quản lý và sử dụng đất đai. Bằng các biện pháp cụ thể là: Tổ chức cho nhân dân theo cụm các xã trên địa bàn huyện ở một số nơi học Luật Đất đai và nghiên cứu các văn bản về thu hồi đất, giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận QSDĐ đến toàn thể các bộ đảng viên trong các cơ quan, đến Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND, cán bộ địa chính các xã, thị trấn, Bí thư chi bộ và Trưởng các thôn trong toàn huyện; tuyên truyền, thông tin truyền thanh, truyền hình sâu rộng trong nhân dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Toàn huyện có 22/22 xã, thị trấn đến nay đã được đo đạc và có bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000 và 1/2.000, các xã có rừng có tỷ lệ 1/5.000. Cấp xã, thị trấn phổ biến sử dụng các phầm mềm chuyên ngành quản lý đất đai nên khá thuận tiền cho việc sử dụng và khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất của toàn huyện.

Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở Mỹ Đức đã quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai, vận dụng vào địa phương một

cách hợp lý, tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật cho người sử dụng nhận thức rõ hơn về quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền sử dụng đất của các chủ thể. Công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện đã được tăng cường; Thực hiện tốt Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/1/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về tăng cường công tác quản lý đất đai.

- Về công tác kiểm kê, thống kê đất đai:

Công tác đăng ký thống kê đất đai đã được tổ chức thực hiện thường xuyên và kịp thời. Tất cả các xã đã lập được sổ mục kê và sổ Địa chính theo mẫu do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành.

- Về công tác đo đạc bản đồ:

Hồ sơ địa giới hành chính huyện Mỹ Đức, trước năm 2008 nằm trong hệ thống hồ sơ địa giới hành chính Tỉnh Hà Tây; còn từ năm 2008 đến nay nằm trong hệ thống hồ sơ địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội và của toàn quốc. Các nội dung quản lý địa giới hành chính thuộc cấp huyện được UBND huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ huyện nắm chắc và theo dõi để quản lý đúng quy định, chủ động phối hợp với các địa phương giải quyết khi có tranh chấp.

Cho đến nay, công tác đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn toàn huyện đã thực hiện xong 22/22 xã, thị trấn theo hệ toạ độ Quốc gia VN 2000. Kết quả trên đã tạo điều kiện cho việc quản lý Nhà nước về đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có nhiều thuận lợi.

- Về Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện Luật đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong thời gian qua UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành làm tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện .

+ Năm 2010, huyện Mỹ Đức đã lập quy hoạch sử dụng đất năm 2020 và được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 6886/QĐ-UBND, ngày 14/11/2013.

+ Hiện nay đang tiến hành lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai của huyện đến năm 2020 đã được phê duyệt, UBND huyện Mỹ Đức đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm (theo luật đất đai năm 2013) thông qua Hội đồng Nhân dân huyện, trình Sở tài

nguyên và Môi trường thẩm định và thành phố phê duyệt để thực hiện.

+ UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng Quy hoạch chung thị trấn Đại Nghĩa đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt qua Quyết định số 4097/QĐ-UBND, ngày 04/8/2014.

- Về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đến hết 31 tháng 12 năm 2017, trên địa bàn huyện Mỹ Đức đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư được 6.368 thửa/7.789 thửa đạt 81,75%; Đất nông nghiệp tại 21 xã, 01 thị trấn đã kê khai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ canh được 38.737/39.025 hộ đạt 99,26%, còn lại 288 hộ còn vướng mắc do tranh chấp quyền thừa kế, có đơn thư khiếu nại về việc chia thiếu diện tích …

- Công tác dồn điền đổi thửa, đấu giá quyền sử dụng đất

Thực hiện Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 9/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội về Thực hiện dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2013, UBND huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân; quy hoạch lại hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng làm cơ sở cho việc dồn điền đổi thửa. Đến nay đã hoàn tất công tác quy hoạch dồn điền đổi thửa trên địa bàn toàn huyện.

Tổng số trước khi dồn điền đổi thửa: 147.301 ô thửa; sau dồn điền đổi thửa là 68.494 ô thửa; giảm 78.807 ô thửa; Diện tích đất dôi dư sau dồn điền đổi thửa là: 71,12 ha; Diện tích nhân dân hiến đất làm đường giao thông, kênh mương nội đồng là: 293.314 m2 đất nông nghiệp; Tổng số km đường giao thông, thủy lợi nội đồng là: 469,39 km, với tổng khối lượng đào đắp là: 1.100.629 m3. Tổng diện tích đo đạc sau dồn điền đổi thửa là 8.991,4 ha bằng 90% diện tích phải đo.

Đến hết năm 2017 các xã đã cơ bản thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa. Huyện đã tổ chức nghiệm thu bản đồ đo đạc, tiến hành kê khai cấp giấy chứng nhận đất thổ canh cho các hộ dân trên địa bàn các xã, thị trấn, góp phần tạo tạo sự yên tâm cho người dân tập trung vào canh tác.

- Về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực huyện Luật Đất đai và Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 1993 về việc giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho nhân dân, đất đai của toàn huyện đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất.

Các năm qua, huyện đã giải quyết tốt công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên

cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đã thực hiện thu hồi đất nông nghiệp để tạo quỹ đất ở để giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, tu bổ đê điều và xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, UBND huyện tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện công khai, hồ sơ được thiết lập đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, được lưu và theo dõi, chỉnh lý biến động, khai thác thông tin tại cơ quan chuyên môn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

- Về công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (nay là Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh huyện Mỹ Đức) đã thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tiến độ và phấn đấu hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu sớm nhất. Các trường hợp ngưởi sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất cũng được, bộ phận “một cửa” của huyện, các cơ quan có liên quan tiếp nhận xử lý hồ sơ và phối hợp giải quyết đúng quy định.

UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn Chi cục thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, bộ phận “một cửa điện tử” thuộc Văn phòng HĐND -UBND huyện niêm yết công khai các mẫu biểu, hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất, hướng dẫn, tạo điều kiện cho công dân thực hiện các quyền của mình theo quy định. Việc chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện chủ yếu là đất khu dân cư và đất nông nghiệp. Nhìn chung việc chuyển quyền sử dụng đất diễn ra đúng pháp luật và quy định của Nhà nước.

- Về công tác đấu giá đất

Công tác đấu giá, giao đất được quản lý, thực hiện đúng quy định, khách quan, hiệu quả nhằm ổn định, phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn huyện. Cơ quan Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị đầu mối tổ chức các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất.

Trên địa bàn huyện trong những năm qua thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất để giao đất ở có thu tiền sử dụng đất địa bàn huyện để giải quyết đất ở cho nhân dân và tạo nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Nguồn thu này đã đóng góp lớn, phục vụ trực tiếp cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã

hội và đảm bảo cân đối thu chi ngân sách hàng năm đặc biệt trong các năm gần đây thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới. UBND huyện Mỹ Đức đã thực hiện quy trình về xây dựng giá đất, xác định mức thu tiền sử dụng đất, HĐND-UBND huyện đã điều hành chi và điều tiết theo đúng quy định của HĐND tỉnh, gồm điều tiết cho cấp xã, chi cho xây dựng cơ bản, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch sử dụng đất,... Ngoài ra còn thực hiện miễn giảm tiền sử dụng đất cho các đối tượng chính sách theo đúng quy định.

Trên cơ sở Luật Đất đai và các văn bản dưới luật, Huyện ủy, HĐND huyện đã tổ chức tốt công tác giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đảm bảo cơ sở pháp lý để người sử dụng đất yên tâm đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được UBND huyện xác định là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Huyện. UBND huyện giao Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện thực hiện chức năng tham mưu, cụ thể hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án.

- Về công tác kiểm tra, thanh tra về đất đai

UBND huyện Mỹ Đức giao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và cùng cùng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện rà soát tình hình quản lý sử dụng đất trên từng xã, thị trấn để xử lý các trường hợp sai phạm và báo cáo UBND huyện kịp thời giải quyết. Hàng năm UBND huyện giao cơ quan Thanh tra huyện xây dựng kế hoạch thanh tra trong có đó tập trung vào việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đại trên địa bàn các xã, thị trấn. Qua đó, trấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng đất đại tại các địa phương.

Từ năm 2008, do việc sát nhập địa giới Hành Chính. Mỹ Đức là một huyện của Thành phố Hà Nội. Do vậy, từ năm 2008 trở lại đây giá trị quyền sử dụng đất mạng lại lợi ích cho người dân ngày càng cao, số vụ việc KN, TC, tranh chấp khiếu kiện về đất đai, vi phạm phát luật đất đai còn xảy ra và ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực giải quyết của chính quyền các cấp. Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư của công dân theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)