Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác Tiếp dân, giải quyết đơn thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 105 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất

4.4.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác Tiếp dân, giải quyết đơn thư

thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Cơ sở đề xuất giải pháp: Căn cứ vào phần phân tích các yếu tố ảnh hưởng thấy được việc còn bố trí 43 người chưa phù hợp chuyên môn làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai; tỷ lệ đánh giá của công dân về năng lực làm việc, nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, công chức tiếp nhận và trực tiếp tham gia giải quyết có tỷ lệ mức yếu kém 28,57%, mức trung bình 51,02% còn rất cao vì vậy giải pháp trên được đề xuất và sau đây là các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp được khả thi.

Biện pháp thực hiện giải pháp:

- Thực hiện việc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân xử lý đơn thư theo tiêu chuẩn riêng. Đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệm vụ dưới nhiều hình thức khác nhau: ngắn hạn, dài hạn.

- Thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và tiếp công dân theo từng nhóm đối tượng và thời gian thích hợp. Chú trọng việc tuyên truyền và bồi dưỡng theo nhiều hình thức đa dạng và lựa chọn giảng viên có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn để tiến hành bồi dưỡng.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức đội ngũ làm công tác giải quyết đơn thư; tăng cường các biện pháp giáo dục về chính trị, tư tưởng; nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao.

- Trẻ hóa đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trẻ hóa về tư duy, về tác phong và về độ tuổi đáp ứng được những yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa hiện nay.

- Bố trí cán bộ tiếp dân là phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng để có thể phân tích, xử lý những tình huống khi người dân trình bày với thái độ

mất bình tĩnh, cực đoan; hiểu sai, thiếu hiểu biết; nói xấu, xuyên tạc vu cáo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, cán bộ tiếp dân phải là người có đạo đức trong sáng, không lợi dụng hoạt động tiếp dân để vụ lợi, thí dụ thông qua hoạt động tiếp dân để hứa hẹn chạy việc làm, hoặc vòi vĩnh nhận giải quyết thủ tục hành chính để vụ lợi...

Chủ thể thực hiện giải pháp:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải thường xuyên quan tâm công tác tiếp dân, chọn lựa cán bộ tiếp dân đầy đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ, năng lực, quan trọng hơn đó là kinh nghiệm công tác để có thể tiếp công dân một cách hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp dân cần phải được thực hiện thường xuyên và xem cán bộ làm công tác tiếp dân là một chức danh trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước như thanh tra viên, trợ giúp viên, công chứng viên....

- UBND huyện Mỹ Đức hàng năm cần phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên nói chung và công chức làm công tác tiếp dân nói riêng. Phải trẻ hóa đội ngũ này, việc trẻ hóa dựa trên cơ sở quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, được thể hiện ngày từ khâu tuyển dụng cán bộ đến khâu luân chuyển, điều động và bổ nhiệm cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)