Nội dung cần giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và tranh chấp về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

2.1.3.1. Các nội dung giải quyết khiếu nại về đất đai

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về đất đai. Các hình thức khiếu nại đất đai thường gặp như sau:

- Khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do sai họ tên người sử dụng đất, sai sơ đồ và diện tích thửa đất, không có lý do thuyết phục về việc không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết hồ sơ chậm, gây nhiều thủ tục phiền hà, trái pháp luật.

- Khiếu nại về quyết định giao đất, thu hồi đất không có căn cứ pháp lý, không đúng đối tượng, sai thẩm quyền, sai diện tích…

- Khiếu nại quyết định hành chính về chế độ quản lý, sử dụng đất do: ra quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền, không có căn cứ, sai đối tượng, mức phạt hành chính chưa đúng quy định.

- Khiếu nại về đăng ký đất do: không cho đăng ký đất mà không có lý do chính đáng, sổ đăng ký đất sai tên chủ sử dụng, diện tích, thời hạn sử dụng…

- Khiếu nại quyết định của UBND về giải quyết tranh chấp đất đai không đồng ý với quyết định của UBND, việc giải quyết không đúng thẩm quyền, sai pháp luật, gây chậm chễ (kéo dài thời gian giải quyết) đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính phiền hà gây khó khăn cho các bên.

- Khiếu nại về thu hoặc truy thu thuế, lệ phí đất đai: mức thu, truy thu, lệ phí đất đai không hợp lý, sai thẩm quyền,… thu thuế không theo quy định (không lập sổ, ghi biên lai). Thực hiện chính sách miến giảm thuế không đúng hoặc không thực hiện việc miễn giảm thuế (Trần Thị Thu Hoài, 2014).

2.1.3.2. Các nội dung giải quyết Tố cáo về đất đai

- Trong lĩnh vực đất đai là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, mỗi cá nhân đề có quyền tố cáo việc vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

- Tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn cửa quyền, nhũng nhiễu trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai như: giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lợi dụng các chương trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất dai,… Tố cáo UBND gia đất trái thẩm quyền; giao đất; cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng tiền thu từ đất công ích (5%) trái quy định của pháp luật.

- Tố cáo hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi thường về đất đai để tham ô.

- Tố cáo hành vi trục lợi về đất đai thông qua việc lập phương án hoặc điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn không phù hợp với thực tế, gây xáo trộn không cần thiết đối với đời sống nhân dân (Trần Thị Thu Hoài, 2014).

2.1.3.3. Các nội dung giải quyết tranh chấp về đất đai

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra nhiều và khó xử lý nhất tại tất cả các địa phương trên cả nước. Các hình thức tranh chấp đất đai hết sức đa dạng và phổ biến là các hình thức tranh chấp sau:

- Tranh chấp hợp đổng chuyển đổi quyền sử dụng đất: do mục đích là để tiện cho việc sản xuất, canh tác nên các hộ gia đình, cá nhân đã chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau. Trong quá trình chuyển đổi, do hai bên không viết hợp đồng hoặc viết không rõ ràng, trong quá trình sản xuất một trong hai bên thấy thiệt thòi nên xảy ra tranh chấp.

- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: loại tranh chấp này khá phổ biến, xảy ra do một hoặc cả hai bên không thực hiện đúng những thỏa thuận ghi trong hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng đã được thỏa thuận, ký kết nhưng do một trong hai bên bị lừa dối hoặc cảm thấy thiệt thòi nên rút lại hợp đồng, do không hiểu biết pháp luật, chuyển nhượng không đúng thủ tục.

- Tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất: do bên thuê không trả tiền thuê đất hoặc trả không đúng thời hạn hoặc bên thuê sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê, do bên cho thuê đòi lại đất trước thời hạn… Tóm lại một trong hai bên vi phạm hợp đồng thuê đất nên xảy ra tranh chấp.

- Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: tranh chấp này thường phá sinh sau khi kết thúc hợp đồng do bên có nghĩa vụ không thực hiện xong nghĩa vụ hoặc trong thời hạn thế chấp việc định giá đất không chính xác dẫn đến tranh chấp.

- Tranh cấp do bị lấn chiếm đất đai: Loại tranh chấp này diễn ra khá phổ biến giữa những người sử dụng đất, thường là lấn chiếm ranh giới đất hoặc chiếm toàn bộ diện tích đất của người khác, hay do trước đây cho mượn, nay đòi lại dẫn đến tranh chấp.

- Tranh chấp do thừa kế: nguyên nhân do người có quyền sử dụng đất chết nhưng không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không rõ ràng về phân chia thừa kế dẫn đến tranh chấp. Hoặc người có thẩm quyền sử dụng đất chết có thể để lại di chúc, do không nắm rõ pháp luật lên di chúc không đúng quy định của pháp luật dẫn đến tranh chấp.

- Tranh chấp tài sản gắn liền với đất: bao gồm tranh chấp về nhà ở, các công trình và tài sản trên đất. Loại tranh chấp này luôn gắn liền với việc công nhận quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn: loại tranh chấp này xảy ra khi hai vợ chồng ly hôn, nó liên quan đến phân chia tài sản và quyền sử dụng đất. Cả hai bên ly hôn đều cho rằng mình có quyền và lợi ích nhiều hơn về quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp đất công: loại hình tranh chấp này là do cá nhân, tổ chức và hộ gia đình tự ý chiếm dụng đất của Nhà nước hoặc do hoàn cảnh lịch sử để lại việc sử dụng đất của nhân dân qua nhiều lần biến động, việc quản lý trước đây còn nhiều sai sót, sơ hở… gây tự ý sử dụng đất, khi đòi lại dẫn đến tranh chấp.

- Tranh chấp về địa giới hành chính các cấp: loại tranh chấp này là tranh chấp giữa Nhà nước với Nhà nước. Hai đơn vị hành chính tranh cãi nhau về phạm vi, địa bàn quản lý dẫn đến tranh chấp (Trần Thị Thu Hoài, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)