STT Nội dung đánh giá Số người Tỷ lệ
(%)
1 Trung bình một năm giải quyết số vụ việc KN, TC, TCĐĐ Không vụ 0 - Từ 1-5 vụ 22 73,33 Từ 5-10 vụ 6 20,00 Trên 15 vụ 2 6,67 2 Những lĩnh vực KN, TC, TCĐĐ nào dưới đây đồng chí đã giải quyết
Khiếu nại 17 56,67 Tố cáo 23 76,67
TCĐĐ 28 93,33
Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019) - Những lĩnh vực đã giải quyết: Có 56,67% số người được hỏi trả lời đã tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai; có 76,67% số người được hỏi trả lời đã tham gia giải quyết đơn thư tố cáo về đất đai; có 93,33% số người được hỏi trả lời đã tham gia giải quyết đơn tranh chấp về đất đai. Như vậy, số đơn tố cáo trên địa bàn xảy ra ít nhưng mỗi vụ việc đều phức tạp, cần sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn, cần thời gian để xác minh, làm rõ nên các vụ việc đều được thành lập đoàn hoặc tổ công tác để giải quyết. Tỷ lệ người tham gia giải quyết tranh chấp đất đai lớn, đa số tại các xã, thị trấn đều xảy ra các vụ việc về tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Đánh giá của công dân có đơn: Tại bảng 4.16 có 12/49 công dân đánh giá việc tiếp nhận, thụ lý đáp ứng tốt yêu cầu chiếm 24,49%; có 20/49 công dân đánh giá đáp ứng được một phần chiếm 40,82% và 17/49 công dân đánh giá chưa đáp ứng được nhu cầu chiếm 34,49%.
Bảng 4.16. Đánh giá về chất lượng tiếp nhận, thụ lý, giải quyết vụ việc của cơ quan hành chính nhà nước
STT Nội dung đánh giá Tổng
số
Tỷ lệ (%)
1 Đã đáp ứng rất tốt yêu cầu 12/49 24,49 2 Đáp ứng được một phần 20/49 40,82 3 Chưa đáp ứng được yêu cầu 17/49 34,69
Nhận xét: Việc tiếp nhận, thụ lý và giải quyết là công việc của cơ quan hành chính nhà nước. Để đáp ứng tốt yêu cầu trên thì đòi hỏi cán bộ, công chức tham gia giải quyết phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về đất đai có ý thức trách nhiệm với công việc với nhân dân.
4.3.4.2. Việc chấp hành quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước.
Đánh giá của cán bộ công chức, trực tiếp tham gia giải quyết: Có 100% số người được hỏi đểu cho kết quả đã thực hiện quy trình, trình tự giải quyết đúng quy định. Tuy nhiên, qua đánh gia, nắm bắt các vụ việc vẫn còn một số vụ việc giải quyết chưa đúng quy trình, trình tự giải quyết theo quy định của pháp Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn Nghị định, Thông tư…(Tại bảng 4.17):
Bảng 4.17. Đánh giá CB, CC về thực hiện quy trình, trình tự giải quyết và chất lượng giải quyết KN, TC, TCĐĐ
STT
Nội dung đánh giá Số
người
Tỷ lệ (%)
1 Thực hiện quy trình, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
Đúng 30 100,00
Không đúng 0 - 2 Chất lượng giải quyết KN, TC, TCĐĐ
2.1 Chất lượng giải quyết khiếu nại
Đúng 15 50,00 Sai 0 - Có đúng, có sai 2 6,67
2.2 Chất lượng giải quyết tố cáo
Đúng 15 50,00
Sai 3 10,00
Có đúng, có sai 5 16,67
2.3 Chất lượng giải quyết tranh chấp đất đai
Đúng 24 80,00 Sai 1 3,33
Có đúng, có sai 3 10,00
Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019) - Về chất lượng giải quyết KN, TC, TCĐĐ: Đa số cán bộ được hỏi đã thực hiện việc giải quyết đơn có chất lượng, kết quả đúng, còn một số đơn có chất lượng giải quyết sai hoặc có đúng có sai.
Bảng 4.18. Đánh giá của công dân về việc chấp hành quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết của cơ quan HCNN
STT Nội dung đánh giá Tổng số Tỷ lệ (%)
1
Cơ quan HCNN có thẩm quyền thụ lý giải quyết có đúng theo quy định về trình tự, thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật
Đã giải quyết đúng theo luật 23/49 46,94 Giải quyết chưa đúng theo
luật 21/49 42,86
Vừa đúng vừa không đúng 05/49 10,20
2
Việc giải quyết không đúng quy định của pháp luật tập trung vào những nội dung nào
Không trả lời hoặc chậm trả
lời 16/26 61,54
Không thụ lý đơn; không có
văn bản giải thích rõ ràng 08/26 30,77 Không tiến hành đầy đủ nội
dung xác minh 20/26 76,92 Có kết quả nhưng không
gửi văn bản xác minh 18/26 69,23 Không tiến hành đối thoại 06/26 23,08
Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019)
Đánh giá của công dân có đơn: Tại bảng 4.18 ta thấy, có 21/49 công dân có trả lời là việc cơ quan HCNN thụ lý giải quyết chưa đúng theo quy định (chiếm 42,86%) và 05/49 người trả lời là vừa đúng vừa không đúng (chiếm 10,20%).
Nhận xét: Đánh giá về việc chấp hành quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết của cơ quan HCNN giữa cán bộ, công chức trực tiếp tham gia giải quyết và người dân có đơn là không giống nhau.
Tuy nhiên qua thực tiễn việc giải quyết trên địa bàn huyện cho thấy một số ít vụ việc cơ quan HCNN chưa đảm bảo về chất lượng giải quyết như: khi giải quyết người giải quyết chậm trả lời công dân, không tổ chức đối thoại với người có đơn khiếu nại; không ra quyết định, Thông báo giải quyết mà chỉ ra văn bản trả lời người dân hoặc việc xác định sai nội dung đơn giữa Tố cáo và Khiếu nại; hoặc sai thẩm quyền khi giải quyết Tranh chấp về đất đai hoặc ban hành văn bản còn lỗi thể thức…
4.3.4.3. Việc chấp hành quyết định giải quyết
Đánh giá của cán bộ công chức, trực tiếp tham gia giải quyết: Có 100% số cán bộ được hỏi đã trả lời chấp hành nghiêm túc các quyết định giải quyết khiếu nại, các Thông báo giải quyết Tố cáo, các Quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai, tại bảng 4.19:
Bảng 4.19. Đánh giá CB, CC về việc chấp hành các quyết định giải quyết KN, TC, TCĐĐ và khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết
STT Nội dung điều tra cán bộ, công chức, Thanh tra viên
tham gia giải quyết đơn thư KN, TC, TCĐĐ
Số người
Tỷ lệ (%)
1 Việc chấp hành các Quyết định, Thông báo giải quyết KN, TC, TCĐĐ
1.1 Việc chấp hành các quyết định giải quyết KN trên thực tế
Chấp hành
nghiêm túc 30 100,00 Có chấp hành
nhưng chưa triệt để
0 -
Không chấp hành 0 -
1.2 Việc chấp hành các Thông báo giải quyết Tố cáo trên thực tế
Chấp hành
nghiêm túc 30 100,00 Có chấp hành
nhưng chưa triệt để
0 -
Không chấp hành 0 -
1.3 Việc chấp hành các Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế
Chấp hành
nghiêm túc 30 100,00 Có chấp hành
nhưng chưa triệt để
0 -
Không chấp hành 0 -
2
Công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ trên địa bàn huyện Mỹ Đức hiện nay có vướng mắc gì không
Có 30
100,00
Không 0 -
Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019) - Có 100% số cán bộ được hỏi đề cho rằng công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ trên địa bàn huyện Mỹ Đức vẫn còn có những vướng mắc, tồn tại như: vướng mắc do cơ chế chính sách; nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của cán bộ hạn chế; việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai chưa đạt hiệu quả cao.
Đánh giá của công dân có đơn: Khi được hỏi về kết quả giải quyết đơn của cơ quan HCNN thì có 18 người có câu trả lời là kết quả giải quyết là thỏa mãn, chiếm 36,73%; còn lại 31 người có câu trả lời là chưa thỏa mãn với kết quả giải quyết, chiếm 63,27%.
Bảng 4.20. Đánh giá của công dân có đơn về việc chấp hành các quyết định giải quyết KN, TC, TCĐĐ
STT Nội dung đánh giá người Số Tỷ lệ (%)
1 Kết quả giải quyết có thỏa mãn
Thỏa mãn 18 36,73 Không thỏa mãn 31 63,27 2 Việc chấp hành các Quyết định, Thông báo giải quyết KN, TC, TCĐĐ
2.1 Việc chấp hành các quyết định giải quyết KN trên thực tế Chấp hành 2
4,08 Chưa chấp hành 7 14,29
2.2 Việc chấp hành các Thông báo giải quyết Tố cáo trên thực tế Chấp hành 9
18,37 Chưa chấp hành 5 10,20
2.3 Việc chấp hành các Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế Chấp hành 12
24,49 Chưa chấp hành 14 28,57 Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019) - Việc chấp hành các quyết định, Thông báo giải quyết:
+ Việc chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại: có 4,08% người được hỏi trả lời là chấp hành; 14,29% người được hỏi trả lời là chưa chấp hành.
+ Việc chấp hành Thông báo giải quyết tố cáo: có 18,37% người được hỏi trả lời là chấp hành; 10,20% người được hỏi trả lời là chưa chấp hành.
+ Việc chấp hành Quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai: có 24,49% người được hỏi trả lời là chấp hành; 28,57% người được hỏi trả lời là chưa chấp hành.
Nhận xét: Việc công dân không thỏa mãn kết quả giải quyết thường là những vụ việc khiếu nại sai, tố cáo sai hoặc tranh chấp sai. Do đó công dân sẽ không chấp nhận kết quả giải quyết của cơ quan HCNN và cố tình không chấp hành quyết định giải quyết, Thông báo giải quyết đã có hiệu lực pháp luật, cũng không khởi kiện tại Tòa án mà tiếp tục tiếp khiếu, tiếp tố đến các cơ quan cấp trên, làm vụ việc trở nên phức tạp nếu chưa thống nhất trong cách giải quyết thì vụ việc sẽ tồn đọng, kéo dài.
4.3.5. Trình độ nhận thức pháp luật của người dân
Qua bảng 4.21 cho thấy: Đa số Công dân có đơn được hỏi đều cho biết đã thực hiện gửi đơn đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết (89,80%), có 4,08% Công dân được hỏi họ gửi đơn không đúng thẩm quyền, 6,12% Công dân được hỏi đã trả lời là không rõ là việc gửi đơn có đúng thẩm quyền hay không. Như vậy, vẫn còn một bộ phận người dân còn chưa am hiểu về chính sách pháp luật nói chung và am hiểu về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật đất đai nói riêng vì vậy khi gửi đơn Công dân còn không biết mình có gửi đúng cơ quản thẩm quyền giải quyết hay không.
Bảng 4.21. Đánh giá của Công dân về việc gửi đơn và tiếp cận, tìm hiểu quy định về tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
STT Nội dung đánh giá Số
người
Tỷ lệ (%)
1
Nơi gửi đơn có đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
Đúng 44 89,80
Không đúng 2 4,08
Không rõ là đúng hay không
đúng 3 6,12
2
Tìm hiểu quy định về tiếp nhận và giải quyết qua hình thức, kênh thông tin nào
Qua phương tiện thông tin
đại chúng 30 61,22
Qua công chức tiếp nhận
hướng dẫn 9 18,37
Nhờ người quen hướng dẫn 6 12,24 Qua việc tuyên truyền, phổ
biến pháp luật 4 8,16 Nguồn: Điều tra, khảo sát (2018 - 2019)
Từ kết quả trên cho thấy: Việc người dân tiếp pháp luật chủ yếu qua phương tiện thông tin đại chúng(báo, đài, mạng điện từ…). Việc tiếp cận của công dân qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương chiếm tỉ lệ rất thấp. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật đất đai, luật khiếu nại, luật tố cáo.
4.3.6. Sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức
Trong giai đoạn 2013-2017, trên địa bàn huyện Mỹ Đức ghi nhận sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với công tác giải khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về đất đai cụ thể như sau:
Liên đoàn lao động huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của Huyện; Hội Cựu Chiến Binh của xã, huyện phối hợp với Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của huyện và phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành Phố Hà Nội trong 05 năm từ năm 2013 đến 2017 đã tổ chức 1.177 hội nghị, với 216.716 lượt người tham gia, Trong đó: Phố biến giáo dục về Luật Khiếu Nại, Luật Tố cáo, Luật Đất Đại là 1.700 lượt người. (Bảng 4.22)
Bảng 4.22. Kết quả tổ chức tập huấn của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của huyện Mỹ Đức và sự tham gia của các tổ chức xã hội giai đoạn
(2013-2017) trên địa bàn huyện Mỹ Đức
Năm
Hội đồng phổ biến giáo
dục pháp luật tập huấn Công tác hòa giải cơ sở
Hội nghị Lượt người tham gia (người) Tập huấn Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Đất đai (người) Tổng số vụ việc (vụ)
Số vụ liên quan đến đất đai Số vụ việc (vụ) Hòa giải Thành (vụ) Tỷ lệ (%) Không thành (vụ) Tỷ lệ (vụ) 2013 327 21.557 500 307 180 168 93,33 12 6,67 2014 173 23.856 250 213 150 108 72,00 42 28,00 2015 285 22.760 250 100 70 61 87,14 9 12,86 2016 157 53.133 250 88 62 54 87,10 8 12,90 2017 235 95.410 450 115 80 68 85,00 12 15,00 Tổng 1177 216.716 1700 823 542 459 84,91 83 15,09
Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2013 - 2017) Công tác hòa giải ở cơ sở có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội như Cựu Chiến Binh, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc; Hội nông dân; Đoàn Thanh niên, Hội Luật gia… đã tham gia công tác hòa giải tại địa phương được 823 vụ việc, trong đó: Số vụ việc liên quan đến đất đai là 542 vụ, chiếm 65,9%. Tỷ lệ
hòa giải thành là 459 vụ việc, chiếm 84,91%; số vụ việc hòa giải không thành là 83 vụ, chiếm 15,09%.
* Nhận xét: Việc tổ chức các hội nghị tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai còn khiêm tốn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Do vậy, thời gian tới cần có giải pháp Tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật đất đai, về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Mỹ Đức; Công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn huyện là khá tốt, với việc hòa giải thành 459/542 vụ việc chiếm tỷ lệ khá cao là 84,91% góp phần làm giảm tình trạng khiếu kiện.
4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI CỦA UBND HUYỆN MỸ ĐỨC TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI CỦA UBND HUYỆN MỸ ĐỨC
Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết KNTC, TCĐĐ trên địa bàn huyện Mỹ Đức. Để tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của huyện Mỹ Đức trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
4.4.1. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Đức
Cở sở đề xuất giải pháp: Căn cứ vào phần phân tích thực trạng cho thấy trên địa bàn huyện Mỹ Đức từ năm 2013-2017 số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm phần lớn là 176/225 vụ việc (chiếm 78,22%); số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền 96/115 đơn chiếm tỷ lệ rất cao là 83,5%. Như vậy lĩnh vực đất đai là nguyên nhân chính phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp. Vậy, để tăng cường giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và tranh chấp về đất đai thì việc trước hết phải làm giảm phát sinh đơn thư về lĩnh vực đất đai. Vì vậy giải pháp trên được đề xuất và sau đây là các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp được khả thi.
Biện pháp thực hiện giải pháp:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc hoạch định chính sách