Các nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 73 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa

4.2.2. Các nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

4.2.2.1. Về nội dung khiếu nại

Qua khảo sát thực tiễn cho thấy, từ năm 2013-2017 khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 20/96 đơn, chiếm 20,83% trong tổng số 96 đơn tiếp nhận và thuộc thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực đất đai tập trung vào 04 nội dung chủ yếu: Khiếu nại trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Khiếu nại về việc đòi quyền sử dụng đất; Khiếu nại liên quan đến việc giao, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Được thể hiện tại (bảng 4.3)

Bảng 4.3. Các dạng khiếu nại về đất đai thường xảy ra trên địa bàn huyện

Hạng mục Đơn

vị

Năm

2013 2014 2015 2016 2017 Tổng

Tổng số lượng đơn đơn 6 3 6 3 2 20

Trong đó:

Công tác bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư đơn 2 0 3 0 0 5

Cấp, thu hồi Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất đơn 1 1 1 1 1 5 Đòi quyền sử dụng đất đơn 2 1 1 1 1 6 Giao, cho thuê, thu hồi đất,

chuyển mục đích sử dụng đất, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Đơn 1 1 1 1 0 4

Nguồn: Thanh tra huyện, Phòng TN& MT huyện (2013-2017)

a) Khiếu nại công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Vụ việc tại xã Phù Lưu Tế: Công dân khiếu nại về việc giá bồi thường về đất thấp hơn giá đất hiện này giao dịch trên thị trường rất nhiều. Do đó công dân có đơn khiếu nại.

Vụ việc tại xã Phùng Xá: Công dân khiếu nại về việc được bồi thường theo chính sách mới.Tại thời điểm các hộ nhận tiền và bàn giao đất không khiếu

nại nhưng nay so với chính sách mới hoặc thấy đất bị thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, nên phát sinh khiếu nại đòi lại đất, đòi được bồi thường theo chính sách mới.

Vụ việc tại xã Đốc Tín: Công dân khiếu nại phương án bồi thường, hỗ trợ thiếu chính xác, không đúng thực tế; xác định diện tích, loại đất, nguồn gốc đất để bồi thường không phù hợp, chưa chuẩn xác, gây thiệt thòi và thiếu công bằng; xác định loại nhà ở, công trình trên đất, kiểm đếm tài sản có sai sót hoặc vận dụng tùy tiện dẫn đến dân không đồng tình nên khiếu nại.

b) Khiếu nại về cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Khiếu nại việc không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khiếu nại về chứng nhận quyền sử dụng đất tại Giấy chứng nhận (xác định chưa đúng về loại đất, hình thể thửa đất, diện tích tích thửa đất không đúng với thực tế, giấy chứng nhận ghi sai tên người được cấp); khiếu nại liên quan đến việc xác định thời điểm sử dụng đất, tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với khiếu nại việc thu hồi giấy chứng nhận thường liên quan đến việc người khiếu nại cho rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước đây cho mình là đúng, tuy nhiên trong quá trình quản lý, kiểm tra, rà soát đất đai, thanh tra, giải quyết đơn thư, rà soát cấp giấy chứng nhận, các cơ quan chức năng phát hiện sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận như: không đúng chủ sử dụng, cấp giáy chứng nhận khi chưa đủ thành phần được hưởng thừa kế, thửa đất không đúng nguồn gốc, cấp vào diện tích đất của người khác…

c) Khiếu nại về đòi quyền sử dụng đất

Công dân một số xã như Đại Hưng, Hợp Thanh, Hùng Tiến, TT Đại Nghĩa: khiếu nại đòi đất chủ yếu là đòi lại đất ngõ đi trước đây làm ngõ đi chung do vậy khi cấp giấy chứng nhận không diện tích ngõ đi vào khi có mâu thuẫn giữa các hộ gia đình cùng sử dụng ngõ đi chung đó mới có đơn khiếu nại; khiếu nại đòi đất đất 5% của xã viên không đúng đối tượng…

d) Khiếu nại liên quan đến việc giao, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Nội dung khiếu nại này thường phát sinh từ tình trạng vi phạm pháp luật của một số bộ phận người dân không nắm rõ về Luật Đất đai và Luật Khiếu nại hoặc một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn có tình vi phạm

như: lấn chiếm đất công, sử dụng sai mục đích…Khi cơ quan chức năng phát hiện vi phạm pháp luật về đất đai thường xử phạt hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu, sử dụng đất đúng mục đích, ban hành quyết định thu hồi đất theo quy định nhưng công dân không chấp hành và khiếu nại. Đồng thời, khiếu nại đối với quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Tập trung ở một số xã như Hợp Thanh, An Phú, TT Đại Nghĩa.

Khiếu nại việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu là khiếu nại nội dụng giao đất, cho thuê đất không đúng chủ thể, chưa đảm bảo trình tự, thủ tục, chưa được giao đất…

4.2.2.2. Về nội dung, đối tượng bị tố cáo

Đơn tố cáo liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện tính từ năm 2013- 2017 có 25/96 đơn, chiếm 26,04% trong tổng số 96 đơn về lĩnh vực đất đai, đã tiếp nhận, thuộc thẩm quyền giải quyết; được thể hiện tại (bảng 4.4):

Bảng 4.4. Các dạng tố cáo về đất đai thường xảy ra trên địa bàn huyện

Mục Đơn vị Năm

2013 2014 2015 2016 2017 Tổng

Tổng số lượng đơn Đơn 6 10 2 1 6 25

Nội dung Tố cáo

Cán bộ, công chức lợi dụng, chức vụ, quyền hạn để trục lợi, sách nhiễu

Đơn 3 4 0 0 1 8

Vi phạm pháp luật về đất đai Đơn 1 5 2 1 4 13 Bao chiếm, lấn, chiếm đất đai Đơn 2 1 0 0 1 4

Nguồn: Thanh tra huyện, Phòng TN& MT huyện (2013-2017) Qua số liệu tổng hợp tại bảng 4.4 cho thấy các dạng tố cáo tập trung các nội dung sau:

- Tố cáo cán bộ, công chức việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà ở; lợi dụng chính sách thu hồi đất của nông dân để chia cho cán bộ; tố cáo cán bộ nhũng nhiễu, đòi hối lộ trong việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có 8/25 đơn, chiếm 32% tổng số đơn tố cáo., tập trung ở một số xã như Hợp Thanh, Hùng Tiến, Xuy Xá.

- Tố cáo các vi phạm pháp luật về đất đai như: chính quyền địa phương (chủ yếu là cấp xã, BQL thôn giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền; Tố cáo

chính quyền địa phương quản lý, sử dụng quỹ đất công ích (5%) sai mục đích, sai quy định của pháp luật, cho thuê, đấu thầu lâu năm thu tiền chi tiêu riêng, để diện tích đất công ích vượt quá 5%. Về nội dung này có 13/25 đơn, chiếm 52% tổng số đơn tố cáo. Tập trung ở một số xã như Đồng Tâm, An Phú, Hùng Tiến, Xuy Xá, TT Đại Nghĩa.

- Tố cáo các hành vi bao chiếm ruộng đất, lấn chiếm đất đai, lập trang trại; khai tăng diện tích, sai vị trí để tham ô có 4/25 đơn, chiếm 16% tổng số đơn tố cáo. Tập trung ở một số xã như Hùng Tiến, Thượng Lâm, Xuy Xá.

4.2.2.3. Về nội dung tranh chấp đất đai

Đơn thư có nội dung tranh chấp đất đai giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn huyện có 51/96 đơn, chiếm 53,12% so với tổng số đơn tiếp nhận về đất đai, thuộc thẩm quyền giải quyết, chiếm phần lớn số đơn thư về đất đai. Các dạng tranh chấp về đất đai thuộc quyền giải quyết của UBND huyện Mỹ Đức bao gồm các nội dung sau: Tranh cấp về ranh giới, mốc giới đất; tranh chấp quyền sử dụng đất trong quan hệ thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất; tranh chấp đường làng, ngõ xóm. Được thể hiện tại (bảng 4.5):

Bảng 4.5. Các dạng tranh chấp về đất đai thường xảy ra trên địa bàn huyện

Mục Đơn

vị

Năm

2013 2014 2015 2016 2017 Tổng

Số lượng đơn Đơn 8 12 14 10 7 51

Nội dung tranh chấp

Tranh chấp về ranh giới đất Đơn 5 7 5 6 3 26 Tranh chấp QSD đất trong quan hệ

thừa kế Đơn 2 1 4 1 0 8

Tranh chấp để đòi lại đất Đơn 0 1 2 1 1 5 Tranh chấp đất đường làng, ngõ xóm Đơn 1 3 3 2 3 12

Nguồn: Thanh tra huyện, Phòng TN& MT huyện (2013-2017) Kết quả nghiên cứu cho thấy, các dạng tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức chủ yếu phát sinh từ kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho mượn, cho thuê đất, giao đất trái thẩm quyền, đổi đất mở rộng đường ở các thôn xóm, tranh chấp mốc giới... Cụ thể như sau:

- Tranh chấp ranh giới, mốc giới đất: Tổng số đơn có nội dung này là 26/51 đơn, chiếm 50,98% trong tổng số tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.

Tranh chấp phát sinh từ khi có gia dịch chuyển nhượng về đất đai; Việc hai bên mua bán trao tay, tự viết giấy tờ cam kết với nhau, tự đánh dấu mốc giới, do đó sự sai sót về diện tích là không tránh khỏ, văn bản không chặt chẽ. Nhiều năm qua đi, mốc giới cũng mất đi, đến khi kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đo đạc để chuyển nhượng đã phát sinh tranh chấp. Tranh chấp phát sinh do tình trạng lấn chiếm đất xảy ra chủ yếu do việc quản lý sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân không chặt chẽ, hồ sơ địa chính, kê khai đăng ký chưa được thực hiện dẫn đến mốc giới, ranh giới thửa đất có sự sai khác trong quá trình sử dụng sẽ phát sinh việc tranh chấp về mốc giới, ranh giới thửa đất;

- Tranh chấp quyền sử dụng đất trong quan hệ thừa kế: Tổng số đơn có nội dụng này là 8/51đơn, chiếm 15,68% trong tổng số tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện. Nguyên nhân do việc người sử dụng đất chết không để lại di chúc, không thực hiện việc kê khai đăng ký biến động đất của các chủ sử dụng đất nên khi xảy ra mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp; tranh chấp phát sinh do quan hệ thừa kế không đạt được thỏa thuận khi chia tài sản thừa kế của ông cha để lại. Một phần thuộc về phong tục tập quán của người dân, đó là việc phân chia đất đai trong gia đình, đất chỉ được chia cho con trai, những người con gái sau khi lập gia đình không có đất được các anh em trong gia đình cho mượn hay ở nhờ. Đến sau này, khi đất đai trở nên có gia trị, việc lấy lại đất, tranh giành đất trở nên phổ biến gây nên nhiều cuộc tranh chấp, xo xát gây mất tình anh em. Đây là những vụ tranh chấp đòi hỏi việc giải quyết phải thấu tình đạt lý của các ban ngành địa phương.

- Tranh chấp để đòi lại đất: Tổng số đơn có nội dung này là 5/51 đơn, chiếm 9,8% trong tổng số đơn tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện. Nguyên nhân do việc chuyển quyền thửa đất trước đây không có giấy tờ chứng minh hoặc giấy tờ không hợp pháp, bên chuyển quyền nay muốn lấy lại đất nên có đơn thư tranh chấp.

- Tranh chấp đường làng, ngõ xóm: Tổng số đơn có nội dung này là 12/51 đơn, chiếm 23,5% trong tổng số đơn tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện. Nguyên nhân này phát sinh do người nhận chuyển nhượng không tính đến đường đi riêng cho gia đình, người chuyển nhượng hứa cho đường đi chung hoặc người sử dụng đất ở vị trí bên trong của trục đường chính, người sử dụng đất bên ngoài giáp trục đường chính lấn, chiếm đất, xây bịt khi quan hệ làng xóm không tốt dẫn đến tranh chấp. Do trong quá trình sử dụng đất các hộ gia đình có xây dựng lấn đất ra đường đi, ngõ xóm, ranh giới đất dẫn đến phát sinh tranh chấp đường đi, ngõ xóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)