Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
4.4.4. Xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giải quyết
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất
Cơ sở đề xuất giải pháp: Căn cứ vào phần phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Mỹ Đức giai đoạn 2013-2016 thấy việc còn để các vụ việc tồn đọn qua các năm; việc giải quyết còn để quá thời hạn là 9/95 đơn;
Căn cứ vào phần phân tích các yếu tố ảnh hướng thấy đánh giá của người dân về việc chấp hành quy trình, trình tự, thủ tục chưa đúng theo luật tỷ lệ còn rất cao 42,86%; tập trung việc chập giải quyết đơn, trả lời đơn. Vì vậy, giải pháp trên được đề xuất và sau đây là các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp được khả thi.
Biện pháp thực hiện giải pháp:
- Làm rõ trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể, giữa người ra quyết định, thông báo giải quyết và người tham mưu trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. Đây là vấn đề quan trọng, là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm pháp lý đồng thời cũng là cơ sở để tăng cường giám sát đối với công tác
giải quyết KNTC, TCĐĐ. Để làm rõ chế độ trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể, giữa người ra quyêt định giải quyết và người tham mưu giải quyết đòi hỏi phải có sự phân công, phân cấp rõ ràng. Điều đó trước hết phải sửa đổi quy chế làm việc của các cơ quan, đơn vị theo hướng phân định rõ trách nhiệm của chủ tịch UBND với trách nhiệm của tập thể UBND; phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan tham mưu (cơ quan Thanh tra, cơ quan Tài nguyên Môi trường, Ban Tiếp công dân…).
- Phân nhóm chủ thể và chế tài áp dụng tương ứng để xử lý vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
+ Người tiếp công dân, xử lý đơn, người giải quyết KNTC, TC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, người tham mưu trong giải quyết có vi phạm thì có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiết hại thì phải bồi thường.
+ Người không thực hiện trách nhiệm chấp hành Quyết định giải quyết, Thông báo giải quyết trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất thì có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà không áp dụng biện pháp cần thiết để xử lý kịp thời đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thì có thể vị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
+ Những người khác nếu thực hiện hành vị kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại lợi dụng việc khiếu nại để xuyên tạc, vu không, gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân... có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Công khai vi phạm và tăng cường giám sát việc xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực KN, TC, tranh chấp trong lĩnh đất đai khắc phục tình trạng né tránh trong việc xác định và xử lý các hành vi vi phạm. Trước hết, các kết luận thanh tra trách nhiệm và kết quả giám sát thực hiện pháp luật về KN, TC, tranh chấp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất phải được công khai rộng rãi. HĐND các cấp càn thường xuyên đưa vào chương trình họp để thảo luận, xác định trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan hành chính trong việc không giải quyết hoặc chậm trễ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai nói chung.
Chủ thể thực hiện giải pháp: Cơ quan Thanh tra Nhà nước hàng năm theo phân cấp cần tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân; làm rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với cán bộ, công chức sai phạm, thiếu trách nhiệm.