Tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật đất đai, về khiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 103 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất

4.4.2. Tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật đất đai, về khiếu

khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Cơ sở đề xuất giải pháp: Căn cứ vào phần phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy việc tìm hiểu quy định về tiếp nhận và giải quyết qua hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương còn rất thấp 8,16% và còn 6,12% công dân đến gửi đơn mà không biết là việc gửi đơn của họ có đúng cơ quan thẩm quyền giải quyết hay không. Vì vậy giải pháp trên được đề xuất và sau đây là biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp được khả thi.

Biện pháp thực hiện giải pháp: Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo đạt kết quả tốt cần có sự kết hợp nhiều hình thức và biện pháp đồng bộ, phải được tiến hành trên nhiều phương diện, bằng nhiều phương pháp, đối với nhiều đối tượng khác nhau trong QLNN về đất đai, để mọi người, mọi tổ chức tự giác chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về đất đai, về khiếu nại, tố cáo trong đó cần chú trọng một số biện pháp cơ bản sau:

Một là, tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Mỹ Đức đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng cho cán bộ và nhân dân, coi công tác này là một nội dung bắt buộc trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong huyện.

Hai là, chính quyền các cấp ở huyện Mỹ Đức cần thực hiện tốt hơn Pháp lệnh Thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm thu hút động đảo các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật theo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia đông đảo và tích vực vào

thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng vào các văn bản pháp luật đất đai nhất là các văn bản QPPL về đất đai do Hội đồng nhân dân, UBND các cấp trong huyện ban hành.

Ba là, UBND các cấp cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho tủ sách pháp luật ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cần phải cơ cơ chế cụ thể để các nhà văn hóa thôn, khu phố ở xã, thị trấn thường xuyên, cập nhật được những văn bản pháp luật nói chung, pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng để nhân dân có thể được tìm hiểu, nghiên cứu ngay tại nhà văn hóa thôn.

Bốn là, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, dịch vụ pháp lý; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể quần chúng, trung tâm trợ giúp pháp lý, văn phòng luật sư, đặc biệt là tư vấn pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Có thể nói, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo ở huyện Mỹ Đức sẽ đạt được kết quả cao nếu mỗi đơn vị mỗi ngành, mỗi cấp có sự quan tâm thường xuyên, chỉ đạo sát sao và sự phối hợp chặt chẻ với các đơn vị, các ngành, các cấp nhất là với các cơ quan chuyên môn cùng tiến hành đồng bộ và có chất lượng. Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu và khi nào có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thì ở đó các văn bản pháp luật được phổ biến kịp thời, ý thức pháp luật và việc chấp hành pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại của nhân dân được tốt hơn.

Chủ thể thực hiện giải pháp:

Hàng năm, Thanh tra huyện là cơ quan đã tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch. Theo đó, Đài truyền thanh huyện xây dựng chuyên mục, chuyên đề, đưa tin, bài nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo. UBND các xã tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở; trực tiếp tuyên truyền cho người dân tại nơi tiếp công dân và thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; niêm yết nội quy tiếp công dân tại nơi tiếp công dân để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Phối hợp liên ngành thực hiện công tác tuyên truyền cũng được triển khai đồng bộ, lồng ghép với các chương trình tuyên truyền của từng ngành, từng cấp. Ủy ban MTTQ huyện và Ủy ban MTTQ các xã; và các ban ngành Đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên tổ chức các buổi, hội nghị tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật đất đai cho các hội viên và nhân dân tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)