Hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh

4.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC

4.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai chấp về đất đai

Giai đoạn 2013-2017, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai được UBND huyện Mỹ Đức thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011, Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, qua quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn có vướng mắc bất cập như sau:

4.3.1.1. Luật Khiếu nại 2011

- Quy định về thẩm quyền giải quyết: Theo quy định của pháp luật, sau khi giải quyết lần đầu hoặc lần 2, nếu công dân không đồng ý có thể khởi kiện ra tòa án hành chính, nhưng trong thực tế, việc công dân gửi đơn khởi kiện ra tòa án còn rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là người khiếu nại không có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc tâm lý ngại tranh tụng, phải nộp tạm ứng tiền án phí.

- Quy định về quyền của người khiếu nại: Trong một số trường hợp, người khiếu nại đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu giải quyết khiếu nại trong quá trình đang giải quyết. Tuy nhiên, Luật và các Nghị định không quy định rõ các loại tài liệu nào người giải quyết khiếu nại phải cung cấp thông tin, tài liệu đề người khiếu nại được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại, thu thập để giải quyết khiếu nại và vào giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại hay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết của các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền.

- Quy định về chế tài xử lý các trường hợp vi phạm: Đối với người khiếu nại cố tình khiếu nại không đúng, không có cơ sở mặc dù đã được xem xét hết thẩm quyền và phù hợp với quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thì trong Luật Khiếu nại chưa quy định cụ thể về việc này.

4.3.1.2. Luật Tố cáo 2011

- Việc quy định những nội dung cơ bản về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, một số quy định thiếu chặt chẽ hoặc chưa cụ thể trong việc xử lý một số tình huống như: việc tiếp nhận, xử lý ban đầu các thông tin tố cáo; quy định về việc rút đơn tố cáo; tạm dừng, đình chỉ giải quyết tố cáo; quy định về tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp…

- Chưa quy định rõ về tổ chức thi hành kết luận nội dung tố cáo, do vậy trên thực tế đã xảy ra tình trạng có nhiều kết luận, quyết định xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo đã ban hành, có hiệu lực pháp luật nhưng không được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm minh, nhất là việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; xử lý sai phạm về kinh tế tài chính… Vì vậy đã gây ra những bức xúc trong nhân dân.

- Quy định về chế tài xử lý các trường hợp vi phạm: Đối với người tố cáo cố tình tố cáo không đúng, không có cơ sở mặc dù đã được xem xét hết thẩm quyền và phù hợp với quy định của pháp luật; không chấp hành kết luận giải quyết cố cáo cố tình yêu cầu giải quyết như vụ việc công dân xã Phù Lưu Tế.

4.3.1.3. Luật Đất đai 2013

- Luật Đất đai 2013 quy định cơ chế xác định giá đất, thẩm định giá đất nhưng áp dụng vào thực tế chưa thực sự đảm bảo nguyên tắc "Giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường". Do vậy, đây là nguyên nhân phát sinh các

vụ việc về khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng xuất hiện nhiều, công dân khiếu nại gay gắt và kéo dài.

- Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo điều 100 Luật đất đai 2013; theo đó, đối với trường hợp tranh chấp này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai đó là: (1) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc cấp Tỉnh; (2) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân chó thẩm quyền. Tuy nhiên, nhưng trong thực tế, việc công dân gửi đơn khởi kiện ra tòa án còn rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là người tranh chấp không có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc tâm lý ngại tranh tụng, phải nộp tạm ứng tiền án phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)