Yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và tranh chấp về đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu

2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và tranh chấp về đất

43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành Luật Đất đai: Việc giải quyết TCĐĐ trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về QSDĐ được thực hiện dựa theo các căn cứ: (1) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra; (2) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; (3) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; (4) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước; (5) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

2.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và tranh chấp về đất đai đất đai

2.1.5.1. Hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết KN, TC và TCĐĐ

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc hơn trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005. Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cả hệ thống chính

trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6-3- 2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.

Tranh chấp, khiếu kiện đất đai đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương. Muốn vậy việc tìm hiểu nhận dạng các nguyên nhân phát sinh (trong đó có những nguyên nhân có tính lịch sử) tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài là rất cần thiết trong nỗ lực tìm kiếm, xác lập cơ chế thích hợp để giải quyết dứt điểm, triệt để loại tranh chấp này;

Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống quản lý đất đai (thể chế, bộ máy tổ chức).

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, tiết tới ngày càng hoàn thiện hơn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm phục vụ công tác tiếp dân, giải quyết KNTC. Năm 2011, Quốc hội đã thông qua Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn. Việc tách khiếu nại, tố cáo thành luật riêng tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Năm 2013, Quốc hội ban hành Luật đất đai để khắc phục một số quy định chưa phù hợp trong đó có việc giải các tranh chấp về đất đai (Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ, 2009).

2.1.5.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư KN, TC và TCĐĐ

Năng lực của đội ngũ làm công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư KN, TC và TCĐĐ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai bởi lẽ việc thực thi pháp luật cần hiểu đúng hiểu rõ và cách vận dụng phải linh hoạt áp dụng vào thực tế để giải quyết các vụ việc đúng theo Pháp Luật. Không những vậy thái độ phục vụ của cán bộ đối với nhân đân tốt tạo lòng tin với Đảng và Nhà nước, giúp ổn định định tình hình an ninh chính trị, phát triển kinh tế tại địa phương.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai thì ngoài việc sử đổi, bổ sung chính sách pháp luật còn phải khắc phục các hạn chế, bất cập liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các ngành (Thành Ủy Hà Nội, 2016).

2.1.5.3. Cơ sở hạ tầng và ứng dụng CNTT vào giải quyết KNTC, TCĐĐ tại các cơ quan HCNN

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai để đảm bảo tốt hoạt động nghiệp vụ của cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.

Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới trụ sở làm việc một số đơn vị đã xuống cấp hoặc quá chật chội không đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.

Với việc công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, ngày càng có nhiều ứng dụng thực tế phong phú, hiệu quả. Ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin để đổi mới hoạt động tiếp dân gắn chặt với xử lý đơn thư. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai hiện nay là một giải pháp đột phá quan trọng nhằm tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc và khắc phục nhiều hạn chế trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư hiện nay (Thành Ủy Hà Nội, 2016).

2.1.5.4. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết KN, TC và TC trong lĩnh vực đất đai của cơ quan HCNN

Chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết KN, TC và TC trong lĩnh vực đất đai của cơ quan HCNN là việc cơ quan hành chính nhà nước giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai đảm bảo đúng trình tự và thẩm quyền được quy định tại luật khiếu nại 2011; luật tố cáo 2011 và Luật đất đai năm 2013. Việc giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật về giải quyết KN, TC và TC trong lĩnh vực đất đai của cơ quan HCNN góp phần làm giảm phát sinh đơn thư khiếu kiện vượt cấp, kéo dài (Chính phủ, 2014).

2.1.5.5. Trình độ nhận thức pháp luật của người dân

Thực tiễn cho thấy trình độ nhận thức của người dân có ảnh hướng rất lớn đến việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về dất đai. Khi nhâ ̣n thức pháp luâ ̣t về khiếu na ̣i, tố cáo và tranh chấp về đất đai của người dân được

nâng lên và người dân hiểu rõ quyền lợi, nghı̃a vu ̣ khi tham gia vào các quy trı̀nh giải quyết KNTC, tranh chấp về đất đai. Qua đó, người dân có đơn khiếu na ̣i , tố cáo, tranh chấp về đất đai gửi đơn đúng chỗ, đúng thẩm quyền, không lợi dụng quyền khiếu nại, quyền tố cáo để tu ̣ tâ ̣p đông người làm mất trâ ̣t tự xã hô ̣i và các đơn thư của người dân cũng giảm, không phát sinh vượt cấp. Qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng và kịp thời các chủ trương, chính sách, nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của các Nhà nước. Khi người dân hiểu rõ, kip thời tránh việc “hiểu nhầm”, dẫn đến thực hiện khiếu kiện gây mất trật tự xã hội (Nguyễn Mạnh Hùng, 2010).

2.1.5.6. Sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai

Theo quy định của pháp luật, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực “đất đai” thì cần sự tham gia phối hợp với các cấp, các ngành trong quá trình giải quyết theo quy định, như:

Các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tổ chức tuyên truyền giáo dục cho cán bộ và hội viên biết đường lối nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh cấp về đất đai với nhiều hình thức như: tổ chức họp, hội nghị tư vấn, đăng trên trang web, phổ biến trợ giúp quan điện thoại…

Các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tổ chức tiếp nhận đơn, chuyển đơn đến hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo, giải quyết tranh chấp theo quy định.

Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia tư vấn, trợ giúp pháp lý: Hội Luật gia, Luật sư là tổ chức có chức năng tư vấn, trợ giúp pháp lý đối với nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, Hội Luật gia cũng là một trong những tổ chức được nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân tin tưởng đề nghị trợ giúp pháp lý nhiều nhất. Trung tâm tự vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia thực hiện tư vấn pháp luật trong đó có tư vấn pháp luật về khiếu nại hành chính, tố cáo hành chính và tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai. Hội Luật gia cùng Trung tâm tư vấn pháp luật cử các tư vấn viên pháp luật tham gia tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động tại một số xã, phường.

Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan chức năng. Việc các tổ chức, nhất là Ủy ban Mặt trận tổ quốc tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, trong đó có Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai…Qua đó, góp phần đảm bảo tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.

Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp cùng các cơ quan chức năng tham gia đối thoại với dân trong quá trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, hạn chế được tình trạng gửi đơn khiếu nại, tố cáo tràn lan, gửi đơn không đúng nội dung, đơn không đúng cơ quan có thẩm quyền. (Lê Tiến Hào và cs., 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)