Những thuận lợi và khó khăn của tình hình cơ bản liên quan đến luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của tình hình cơ bản liên quan đến luận

3.1.4.1. Thuận lợi

Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, diện mạo nông thôn Mỹ Đức cũng có bước đổi mới rõ rệt. Các công trình kết cấu hạ tầng như Điện, đường giao thông, trường học, trạm xá và các công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân được cải thiện một cách đáng kể. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức cơ bản giữ vững, ổn định, không phát sinh khiếu kiện phức tạp; lượng đơn thư KN,TC, TCĐĐ ngày càng giảm và nội dụng ít phức tạp.

3.1.4.2. Khó khăn

Công tác quản lý hành chính của chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt trong công tác quản lý đất đai. Có những tồn tại để lại từ những năm trước trong việc giao đất, giao rừng; việc thiết lập bản đồ địa chính chồng chéo, thiếu chính xác.

Trong những năm qua, một số cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở chưa thực sự thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, giải thích chủ trương, chính sách cho nhân dân, đặc biệt là việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, công tác dồn ô đổi thửa ở một số xã, thị trấn còn chậm, công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất còn chậm. Những yếu tố đó là một trong những nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại, tố cáo và tranh chấp của người dân về lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất.

Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Nhiều người dân không tuân thủ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai nói chung, đặc biệt là thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà cố tình tiếp tục gửi đơn khiếu nại, tố cáo không đúng trình tự, thủ tục đến các cơ quan Đảng và Nhà nước đề nghị xem xét giải quyết; các cơ quan này khi nhận được đơn lại tiếp tục xử lý, chuyển đơn không đúng quy định của pháp luật dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai kéo dài, không dứt điểm. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, có một số người dân có những hành vi bị kích động nên khiếu nại, tố cáo gay gắt đối với những trường hợp đã được giải quyết đúng pháp luật. Một số trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. Nhiều trường hợp cố tình gây rối, coi thường pháp luật và chống đối người thi hành công vụ nhưng chưa được xử lý nghiêm minh.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Tập trung nghiên cứu một số xã có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai như: xã An Phú, xã Hùng Tiến, Thị trấn Đại Nghĩa, xã Phùng Xá, xã Xuy Xá, xã Hương Sơn, xã Phù Lưu Tế và một số xã có ít đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai như: xã Hồng Sơn, xã Thượng Lâm, xã Vạn Kim, xã An Tiến, xã Đại Hưng, xã Lê Thanh, xã Hợp Tiến.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài lấy số liệu được thu thập từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2017.

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức của các cơ quan HCNN, cán bộ, công chức, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đơn liên quan đến công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ.

- Nội dung nghiên cứu:

+ Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức; + Thực trạng KN,TC và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2017;

tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức từ ngày T5/2018 đến T5/2019; + Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức trong thời gian tới.

3.2.2. Nguồn số liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu gián tiếp (thứ cấp, đã công bố)

Thu thập các văn bản QPPL liên quan đến Khiếu nại, Tố cáo, tranh chấp về đất đai bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư... của Trung ương, UBND các cấp liên quan đến công tác giải quyết KN, TC, TCĐĐ.

Thu thập các Chỉ thị, Quyết định cá biệt, Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc giải quyết KN, TC, TCĐĐ; Báo cáo kết quả giải quyết của Thanh tra thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Tiến hành thu thập, tổng hợp các Chỉ thị, Kế hoạch, Công văn, báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình và công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác Tiếp công dân, giải quyết KN,TC, TCĐĐ tại UBND huyện Mỹ Đức và cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức; Ban Tiếp công dân huyện; Thanh tra huyện Mỹ Đức giai đoạn 2013-2017; UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tham khảo các công trình đã nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả: Tham khảo trên Internet, thư viện và các nguồn khác.

3.2.2.2. Nguồn số liệu trực tiếp (sơ cấp – mới)

Việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra, khảo sát các cơ quan đơn vị trực tiếp giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai; phỏng vấn trực tiếp đối với một số cán bộ, công chức, thanh tra viên trực tiếp tham gia Tiếp công dân, trực tiếp giải quyết KN, TC, TCĐĐ, tại các cơ quan HCNN, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phỏng vấn một số công dân có đơn KN, TC và TCĐĐ về giấy tờ, văn bản của Nhà nước liên quan gia đình đang sử dụng; gửi đơn, nội dung KN, TC, TC về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức; nhận xét về việc giải quyết của cơ quan HCNN. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và từ đó để xuất các giải pháp nhằm tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

tài như:

+ Tiến hành điều tra, khảo sát 25 cơ quan, đơn vị (gồm: Ban Tiếp công dân huyện; Thanh tra huyện; Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện và 21 xã và 01 thị trấn) về đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách xử lý đơn thư; cán bộ, công chức tham gia giải quyết KN, TC, TCĐĐ; Khảo sát cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn.

+ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 30 cán bộ công chức, thanh tra viên tham gia Tiếp công dân, trực tiếp giải quyết KN, TC, TCĐĐ tại các cơ quan HCNN, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về số lượng thụ lý, giải quyết trên một năm; những lĩnh vực về khiếu nại đã từng giải quyết và mức độ của nó; việc thực hiện quy trình, trình tự giải quyết; chất lượng giải quyết; chấp hành các quyết định giải quyết; vướng mắc, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết KN, TC, TCĐĐ.

+ Xác định phỏng vấn trực tiếp số mẫu điều tra người có đơn KN, TC, TCĐĐ, chọn sử dụng công thức đơn giản sau của Yamane (1967-1986):

N n =

1+N(e)2

Với n là số lượng thành viên mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra; N là tổng số mẫu, e là mức độ chính xác mong muốn (đề tài lấy sai số tiêu chuẩn là 10%)

Từ năm 2013-2017, trên địa bàn huyện Mỹ Đức có tổng số 96 đơn KN, TC, TCĐĐ, thuộc thẩm quyền giải quyết. Vậy số phiếu được xác định theo công thức trên thay N=96, e=10% ta được kết quả n = 49 phiếu; Vậy số phiếu phỏng vấn là 49 đối tượng có đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai có đơn gửi về UBND huyện qua Ban Tiếp công dân huyện; Thanh tra huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện; Phiếu phỏng vấn một số công dân có đơn về giấy tờ, văn bản của Nhà nước liên quan gia đình đang sử dụng; gửi đơn, nội dung KN, TC, TCĐĐ về đất đai; nhận xét việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sự hài lòng trong cách tiếp dân, giải quyết KN, TC, TCĐĐ trong các phiên tiếp công dân định kỳ tại Trụ sở tiếp công dân của UBND huyện Mỹ Đức trong khoảng thời gian từ tháng 01/01/2017 đến 01/01/2019.

Bảng 3.3. Cơ cấu mẫu, phương pháp và nội dung cơ bản điều tra Đối tượng Đối tượng điều tra Số lượng mẫu dự định Phương pháp điều

tra Nội dung cơ bản

Cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 25 phiếu Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn

- Thực trạng đội ngũ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị.

Cán bộ, công chức, thanh tra

viên tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai 30 phiếu Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn

- Số lượng vụ việc thụ lý trong một năm. - Lĩnh vực nào đã từng giải quyết: Khiếu nại, Tố cáo, Tranh chấp về đất đai. - Quy trình, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai.

- Chất lượng giải quyết

- Việc chấp hành các quyết định, kết luận giải quyết.

- Những vướng mắc trong quá trình giải quyết

- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết.

Đối tượng có đơn khiếu nại,

tố cáo, tranh chấp đất đai 49 phiếu Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn

- Văn bản, giấy tờ có liên quan đến đất đang sử dụng.

- Việc gửi đơn có đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết

- Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp về đất đai

- Nhận xét về việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

a, Phương pháp phân tích số liệu: Đề tài sử dụng phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu

Đây là phương pháp tiến hành tổng hợp số liệu dựa trên cơ sở đã tính toán các chỉ tiêu. Qua đó phân tích thực trạng, nguyên nhân của sự việc, hiện tượng, từ đó tìm ra quy luật và có kết luận đúng đắn về sự vật, hiện tượng đó. Phương pháp này nhằm thu thập số liệu, tài liệu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, các nhóm đối tượng có

cùng chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố. Tiến hành thống kê toàn bộ số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài theo từng nội dung và các nhóm đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích, so sánh

Đề tài thực hiện phân tích, đánh giá trên cơ sở tài liệu, thông tin thu được để đưa ra nhận xét, chỉ ra tồn tại, hạn chế về thực trạng giải quyết so với những quy định của pháp luật và việc phân tích, đánh giá rên cở sở thông tin định lượng, dựa trên thông tin thu thập từ việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, thanh tra viên, công dân có đơn thư KN, TC và tranh chấp về đất đai.Trên cơ sở đó tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

b) Phương pháp xử lý số liệu:

Các số liệu sơ cấp điều tra phỏng vấn được chúng tôi xử lý trên chương trình Excel, các số liệu sau khi xử lý được thể hiện ở dạng bảng biểu.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý và sử dụng đất đai

- Thực trạng công tác quản lý đất đai: công tác kiểm kê, thống kê; công tác đo đạc bản đồ; công tác lập điều chình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác cấp GCNQSD đất; công tác dồn điền đổi thửa; công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; công tác đăng ký đất đai; công tác đấu; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cự; công tác thanh tra, kiểm tra.

- Tình hình sử dụng đất: sử dụng đất nông nghiệp, biến động tăng giảm; sử dụng đất phi nông nghiệp, biến động tăng giảm; sử dụng đất chưa sử dụng, biến động tăng giảm

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng tiếp nhận, phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai

- Số lượng đơn tiếp nhận; số lượng đơn thuộc lĩnh vực đất đai; số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết; số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết về đất đai;

- Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp; số lượng đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền;

- Các nội dung về khiếu nại - Các nội dung về tố cáo

- Các nội dung về tranh chấp đất đai

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai

- Số vụ việc tiếp nhận

- Số vụ việc đã giải quyết xong, chưa xong, tồn đọng;

- Số vụ việc giải quyết theo con đường hành chính; hòa giải, rút đơn; - Số vụ việc giải quyết có kết quả đúng; có đúng, có sai; Sai;

- Số vụ việc giải quyết đúng hạn, trước hạn; quá hạn; - Số vụ việc khởi tiếp khiếu; tiếp tố; khởi kiện ra tòa;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC HUYỆN MỸ ĐỨC

4.1.1. Công tác quản lý đất đai

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành các văn bản, Hội đồng Nhân dân huyện đã ban hành các Nghị quyết về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị quyết về phân bổ vốn ngân sách để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND huyện đã ban hành các quyết định về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giải quyết KN, TC, TCĐĐ; kế hoạch Nhà nước về tài nguyên và môi trường hàng năm, kế hoạch thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch thanh tra kiểm tra đất đai hàng năm... các văn bản này đã tạo ra một hệ thống pháp luật về đất đai, giải quyết các mối quan hệ về đất đai trên địa bàn huyện. Chủ tịch UBND huyện ban hành các chỉ thị thực hiện, chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng đất đai; tập trung giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, các vụ việc phức tạp, kéo dài.

Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện việc công bố, hướng dẫn tuyên truyền nhân dân thực hiện chấp hành pháp luật về đất đai được quy định tại các văn bản của Trung ương, của Thành phố về quản lý và sử dụng đất đai. Bằng các biện pháp cụ thể là: Tổ chức cho nhân dân theo cụm các xã trên địa bàn huyện ở một số nơi học Luật Đất đai và nghiên cứu các văn bản về thu hồi đất, giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận QSDĐ đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)