Đánh giá công tác chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 79 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của các bệnh viện

4.2.6. Đánh giá công tác chi

4.2.6.1. Đánh giá công tác ban hành quy chế chi tiêu nội bộ theo cơ chế tự chủ của các bệnh viện

Trong những năm qua, các bệnh viện đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ một cách nghiêm túc, từng bước hoàn thiện chất lượng Quy chế chi tiêu nội bộ, thực sự xem Quy chế chi tiêu nội bộ là công cụ để điều hành chi tiêu của đơn vị mình. Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch công đoàn cơ quan đã chú trọng giáo dục và động viên cán bộ công nhân viên chức lao động thực hiện theo Quy chế, ý thức của người lao động đã được nâng cao trong thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình.

Quy chế chi tiêu nội bộ là một bản pháp lý cho hoạt động tài chính của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận công khai, dân chủ với sự đóng góp ý kiến của tất cả cán bộ công nhân viên chức lao động, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong đơn vị thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên được tổ chức đầu năm. Mọi khoản chi tiêu đều được quản lý thống nhất và phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán của Bệnh viện theo quy định của Nhà nước.

Cơ chế tự chủ tài chính thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ đã tháo gỡ những khó khăn bất hợp lý của một số chế độ, tiêu chuẩn định mức chi cho quản lý hành chính như: công tác phí, hội nghị. Đơn vị đã chủ động xây dựng được định mức chi quản lý hành chính trong phạm vi nguồn tài chính của mình, chủ động khoán một số chi phí hành chính như điện thoại, dụng cụ vật rẻ tiền, văn phòng phẩm.

4.2.6.2. Cơ chế chi cho cá nhân người lao động

Bệnh viện ưu tiên các nguồn kinh phí để trả chế độ cho người lao động như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trực, ngoài giờ, thu nhập tăng thêm ngoài lương cho người lao động. Trong năm qua, khi ngân sách nhà nước cấp trực tiếp đã giảm 50% đối với Bệnh viện đa khoa Thái Thụy và 30% đối với Bệnh viện đa khoa Thái Thụy, đơn vị càng chú trọng dành phần kinh phí để trả cho người lao động.

Bảng 4.12. Quy chế chi cho người lao động

Nội dung chi BVĐK Thái Thụy BVĐK Thái Ninh

1. Chi lương và phụ cấp theo lương Theo hệ số thang bảng lương

Theo hệ số tháng bảng lương

2. Tiền công đối với bác sỹ nghỉ hưu hợp đồng với bệnh viện

từ 6 triệu đồng – 8 triệu đồng

6 triệu đồng 3. Tiền công đối với điều dưỡng hợp

đồng với bệnh viện

Hệ số 1,86 2.000.000 đồng 3. Thường trực lâm sàng (24/24h)

- Thứ 2 đến thứ 6 95.000đ/buổi 75.000đ/buổi

- Thứ bảy, chủ nhật 114.500đ/buổi 125.000đ/buổi

- Lễ, tết 147.000đ/buổi 175.000đ/buổi

4. Thường trực cận lâm sàng (24/24h)

- Thứ 2 đến thứ 6 95.000/buổi 50.000đ/buổi

- Thứ bảy, chủ nhật 114.500đ/buổi 85.000đ/buổi

- Lễ, tết 147.000đ/buổi 120.000đ/buổi

5. Trực 8/24h

- Thứ 7, chủ nhật 100.000đ/buổi 65.000đ/buổi

- Lễ, tết 120.000đ/buổi 95.000đ/buổi

6. Bồi dưỡng hiện vật 10.000đ/cán bộ/ngày 10.000đ/cán bộ/ngày 7. Bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật 8-10% mức thu dịch

vụ được phân loại theo Thông tư 50/TT-BYT

70% theo quy định của Quyết định 73/2011/QĐ-TTg 8. Thu nhập tăng thêm ngoài lương Lãnh đạo: 150%,

Cán bộ quản lý 135%, bác sỹ 130%, cán bộ cao đẳng, trung cấp 110%, hộ lý, cán bộ sơ cấp 100% với mức tối thiểu theo kết quả hoạt động của tháng

Hệ số lương khởi điểm của chức danh nhân với hệ số k (k từ 0,5 – 2 tùy theo kết quả hoạt động) 9. Hỗ trợ phụ cấp ngành đối với cán bộ kế toán, hành chính 10-20% 10%

Ngoài ra, các bệnh viện còn thực hiện chi trả cho người lao động từ quỹ phúc lợi nhân dịp những ngày lễ, tết, kỷ niệm các ngày lễ lớn như: tết Nguyên Đán, tết dương lịch, kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày giỗ tổ Hùng Vương, Ngày chiến thắng 30/4, ngày quốc tế lao động 01/5, ngày Quốc khánh 02/9, tổ chức liên hoan cho cán bộ nghỉ hưu, chi hiếu, hỉ, tham quan, du lịch, học tập, hỗ trợ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong trường hợp cần thiết.

4.2.6.3. Cơ chế chi hoạt động chuyên môn

- Quy chế cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế: Căn cứ vào phác đồ điều trị, căn cứ vào tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế năm trước và tình hình bệnh nhân đến khám và điều trị, Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư trong năm.

Thuốc, hóa chất, vật tư y tế được đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Thái Bình, căn cứ vào kết quả đấu thầu, khoa Dược xây dựng kế hoạch cung ứng, Giám đốc phê duyệt và ký hợp đồng với các nhà cung ứng đã trúng thầu.

Công tác quản lý nhập, xuất được quy định như sau:

+ Kế toán dược, Thủ kho dược kiểm nhập thuốc, hóa chất, vật tư y tế theo hóa đơn hoặc phiếu xuất kho, kiểm tra tên hàng, bao bì, nhãn mác, hạn dùng, số lô từ nhà cung cấp.

+ Các khoa tổng hợp từ sổ y lệnh số lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao gửi về khoa Dược và phòng Kế toán đề nghị xuất kho. Khoa Dược thực hiện “5 tra 3 đối”, ký xác nhận trên vỏ bao bì hoặc tem dán (đối với thuốc, hóa chất cần quản lý), thực hiện xuất kho.

+ Cuối mỗi tháng, kế toán kết hợp với thủ kho và các khoa thực hiện kiểm kê các tủ trực, kho cấp lẻ, kho chính, tổng hợp báo cáo xuất - nhập - tồn.

+ Giá xuất kho thực hiện theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Quy chế cung ứng trang thiết bị y tế, tài sản, vật tư:

Căn cứ kế hoạch phát triển của đơn vị, nhu cầu sử dụng của các khoa, phòng để phục vụ công tác chuyên môn và phát triển kỹ thuật. Các khoa, phòng gửi yêu cầu về tổ tư vấn mua sắm tài sản của bệnh viện thống kê, tổng hợp, lập kế hoạch dự toán trình Giám đốc phê duyệt. Căn cứ vào nguồn tài chính trong năm, Bệnh viện bố trí kinh phí đầu tư mua sắm, sửa chữa.

Đối với những tài sản dưới 100 triệu đồng, Giám đốc bệnh viện phê duyệt kế hoạch, giao cho tổ tư vấn mua sắm tài sản, phòng Tổ chức – hành chính, khoa Dược cung ứng bằng phương pháp chào hàng cạnh tranh. Đối với những tài sản có giá trị trên 100 triệu đồng, đơn vị lập kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu.

4.2.6.4. Cơ chế sử dụng các quỹ trích lập

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho cán bộ viên chức tại bệnh viện, trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm sút và bằng 5% số chênh lệch thu chi.

- Quỹ phúc lợi được sử dụng cho các công tác phúc lợi của bệnh viện như thăm hỏi, tai nạn nghề nghiệp, rủi ro chuyên môn, hỗ trợ thu hút bác sỹ đa khoa chính quy vào làm việc, hỗ trợ phụ cấp ngành cho các cán bộ làm việc thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, hỗ trợ tiền ăn trực, kỷ niệm các ngày lễ, tết, tổ chức liên hoan chia tay cán bộ nghỉ hưu, tham quan, học tập,

- Quỹ khen thưởng được sử dụng để chi khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị hoàn thành nhiệm vụ theo kết quả bình xét của Hội đồng thi đua khen thưởng bệnh viện, bằng 15% số chênh lệch thu chi, nhưng không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm.

Ngoài mức khen thưởng theo Nghị định 42/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, các bệnh viện còn khen thưởng theo quý hoặc đột xuất cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có sáng kiến giúp bệnh viện hoạt động hiệu quả.

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: được trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi.

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được sử dụng:

Phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc.

Chi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ.

Trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác, học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho cán bộ, viên chức trong đơn vị.

Sửa chữa thường xuyên và bảo dưỡng thiết bị phục vụ chuyên môn, đường cấp thoát nước, đường điện.

4.2.6.5. Ý kiến đánh giá của cán bộ công nhân viên chức lao động về công tác chi tài chính khi thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP

Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP là từng bước cải cách phương thức tài chính theo hướng phát huy tính tự chủ và hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước, phát huy mọi khả năng của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc dung cấp

Đối với cán bộ quản lý

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về các văn bản quản lý Nhà nước và tình hình thực hiện tại đơn vị

Nội dung

BVĐK Thái Thụy (phiếu điều tra 12)

BVĐK Thái Ninh (phiếu điều tra 12)

Rất hợp lý (%) Hợp lý (%) Hợp lý một phần (%) Khôn g hợp lý (%) Rất hợp lý (%) Hợp lý (%) Hợp lý một phần (%) Khôn g hợp lý (%)

I – Các văn bản quản lý nhà nước: 1. Nghị định 43/2006/NĐ- CP quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

50 50 58 42 2. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP 67 33 58 42 3. Các quy định về phân cấp quản lý, biên chế, hợp đồng 50 42 8 67 25 8 4. Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức 42 50 8 58 42

II - Thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện: 1. Bệnh viện công khai,

minh bạch, dân chủ trong hoạt động tài chính

33 67 100

2. Quy chế chi tiêu nội bộ có nêu rõ chi tiết các khoản chi

50 50 100

3. Chế độ đãi ngộ đối với CBCNVC, phương tiện làm việc đảm bảo sự hài lòng của nhân viên

25 50 25 67 33

4. Công khai tài chính hàng tháng của đơn vị

25 67 8 92 8

Qua khảo sát đánh giá về các văn bản quản lý Nhà nước về thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho thấy các quy định về phân cấp quản lý, biên chế, hợp đồng chưa đồng bộ, các văn bản pháp luật liên quan còn chồng chéo, bất cập, gây hạn chế tự chủ về tài chính. Đơn cử như việc giao chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh: các bệnh viện được UBND tỉnh Thái Bình giao giường bệnh kế hoạch từ năm 2003 với mục đích để cấp ngân sách nhà nước, qua 14 năm cũng chưa có sự thay đổi nào về giường kế hoạch; tuy nhiên, cơ quan BHXH căn cứ vào chỉ tiêu giường kế hoạch được UBND tỉnh giao để tính giường thực kê thanh toán BHYT bằng 130% giường kế hoạch, trong khi Bộ Y tế chỉ đạo không được để bệnh nhân nằm ghép. Đây là một trong những khó khăn về tự chủ thực hiện nhiệm vụ.

Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức đến nay chỉ hợp lý một phần, mặc dù đã điều chỉnh sau một thời gian dài thực hiện, như quy định về thang bậc lương, phụ cấp trực, phụ cấp đặc thù chưa phù hợp với tính đặc thù về thời gian đào tạo và môi trường làm việc của ngành y tế Những con số trên chỉ ra rằng việc tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên đây là rất cần thiết, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho các đơn vị sự nghiệp phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình.

Ý kiến đánh giá của cán bộ viên chức đối với việc thực hiện tự chủ tài chính tại đơn vị:

Bảng 4.14. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ nhân viên về công tác tài chính

Nội dung Thụy (26 phiếu BVĐK Thái điều tra) (%)

BVĐK Thái Ninh (14 phiếu điều tra)

(%)

1. Đánh giá về công tác thu, chi tài chính

Tốt 62 36

Bình thường 38 64

Kém

2. Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ

Hợp lý 100 100

Chưa hợp lý

3. Được tham gia đóng góp ý kiến vào bản Quy chế chi tiêu nội bộ

Có 90 100

Nội dung

BVĐK Thái Thụy (26 phiếu

điều tra) (%)

BVĐK Thái Ninh (14 phiếu điều tra)

(%)

4. Định mức các khoản chi so với văn bản quy định (%)

Cao hơn 80 100

Thấp hơn 20

5. Nguồn thu nhập được tăng lên khi thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP

Có 89 100

Không 11

5. Liên doanh, liên kết đạt hiệu quả

Có 85 76

Không 15 24

6. Công tác quản lý tài sản, cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Tốt 46 57

Bình thường 54 43

Kém

7. Công khai tài chính

Có 96 100

Không 4

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả (2017)

Việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các bệnh viện qua điều tra khảo sát cho thấy công tác thu, chi tài chính của các đơn vị được thực hiện khá tốt, 100% viên chức đánh giá là hợp lý và được tham gia ý kiến xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, (tại BVĐK Thái Thụy còn 2/26 cán bộ không được tham gia ý kiến đóng góp đây là các đối tượng mới được tuyển dụng). Nguồn thu nhập cho người lao động được tăng đáng kể trong những năm qua. Hiệu quả mang lại từ việc liên doanh, liên kết là khó phủ nhận trong khi ngân sách nhà nước không đầu tư mới trang thiết bị, nguồn kinh phí của đơn vị hạn hẹp, tuy nhiên đối với BVĐK Thái Thụy cũng cần xem xét các hình thức liên doanh liên kết để mang lại hiệu quả cao nhất. Công tác công khai tài chính được thực hiện hàng tháng tại các cuộc giao ban cấp hai, tuy nhiên, còn 4% có ý kiến chưa được công khai về tài chính là do các trưởng khoa, phòng không thông báo cho cán bộ nhân viên, công tác này cũng cần được chấn chỉnh tại BVĐK Thái Thụy.

Bảng 4.15. Bảng tổng hợp ý kiến về đánh giá công tác chi tài chính

Nội dung khảo sát

BVĐK Thái Thụy (26 phiếu điều tra)

BVĐK Thái Ninh (14 phiếu điều tra) Có (%) Không (%) Có (%) Không (%)

1. Được trả lương, phụ cấp lương theo đúng quy định

96 4 100

2. Hài lòng về mức lương, phụ cấp lương được trả

100 50 50

3. Được đóng góp đầy đủ các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ hàng tháng

100 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả (2017)

- Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác thanh toán cho cán bộ công nhân viên chức về tiền lương, phụ cấp lương, các khoản phúc lợi được thanh toán đầy đủ kịp thời theo đúng quy chế của các đơn vị xây dựng và theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước. Hàng tháng, thu chi tài chính được công khai với người lao động, các khoản chi thanh toán cá nhân được thông báo đến từng cá nhân thông qua hệ thống mạng nội bộ. Tại Bệnh viện đa khoa Thái Thụy, còn 4% ý kiến cho rằng chưa được trả lương, phụ cấp lương theo đúng quy định, đây là phụ cấp ưu đãi ngành cắt giảm ở một số bộ phận do có thời gian gián đoạn thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật, chăm sóc bệnh nhân nặng và đã được hội nghị các phòng chức năng và trưởng khoa thông qua. Tại Bệnh viện đa khoa Thái Ninh, còn 50% ý kiến cán bộ quản lý chưa hài lòng về mức lương và phụ cấp lương, thực tế cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 79 - 87)