Thực tiễn quản lý tài chín hở các bệnh viện trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 33 - 35)

a. Thực tiễn quản lý tài chính của các bệnh viện công lập ở Singapore

Bách khoa toàn thư mở wikipedia: Y tế Singapore được xếp hạng 6 trong số các hệ thống y tế của các nước trên thế giới. Chính phủ Singapore đảm bảo một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ thông qua các khoản tiết kiệm bắt buộc, trợ cấp và kiểm soát giá. Singapore kết hợp các khoản tiết kiệm từ việc khấu trừ tiền lương của người dân để trợ cấp cho chương trình bảo hiểm y tế quốc gia. Đa số các công dân Singapore đều có các khoản tiết kiệm lớn trong chương trình bảo hiểm này. Một trong ba mức trợ cấp sẽ được bệnh nhân chọn khi họ có vấn đề về sức khỏe.

Khoảng 70 – 80% người dân Singapore sử dụng các dịch vụ y tế trong hệ thống của nhà nước. Tổng chi tiêu của Chính phủ đối với y tế công cộng chiếm 1,6% GDP, tức khoảng 1.104 USD trên mỗi đầu người. Chính phủ định kỳ điều chỉnh các chính sách về "nguồn cung cấp và giá thành dịch vụ y tế trong cả nước" trong một nỗ lực kiểm soát giá cả.

Bệnh nhân được tự do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh nhà nước hoặc tư nhân và nếu không phải là cấp cứu, bệnh nhân có thể đến khám tại bất kỳ phòng khám tư nhân hoặc nhà nước nào.

Không có dịch vụ y tế nào là miễn phí, bất kể mức trợ cấp nào, nhằm giảm sự chi tiêu quá mức không cần thiết cho các dịch vụ y tế. Mức phí tự chi trả dao động nhiều theo loại dịch vụ y tế và mức trợ cấp. Ở mức trợ cấp cao nhất, mặc dù phần tự chi trả của người dân thấp, tổng chi trả vẫn có thể cộng dồn lại thành một con số lớn cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh. Ở mức trợ cấp thấp nhất, phần hỗ trợ dường như bằng không, ngay cả trong các bệnh viện công bệnh nhân vẫn bị tính phí giống như bệnh nhân không có bảo hiểm. Người dân cá nhân chi trả 3% và số còn lại đến từ các quỹ tiết kiệm, chương trình bảo hiểm quốc gia.

b. Thực tiễn quản lý tài chính của các bệnh viện công lập ở Trung Quốc

Trung Quốc đã thực hiện tự chủ một phần ở các bệnh viện công sau năm 1980 với mục tiêu giảm bớt gánh nặng tài chính của chính phủ và mở rộng cơ sở

vật chất bệnh viện. Hầu hết các bệnh viện công vẫn có mô hình quản trí và quản lý Chính phủ - bộ chủ quản, như mặc dù đã trao quyền tự chủ, Chính phủ vẫn kiểm soát về vấn đề nhân sự. Bệnh viện được chi trả dựa trên hình thức phí dịch

vụ thông qua bảo hiểm y tế và bệnh nhân chi trả trực tiếp. (Bộ Y tế - Ngân hàng

Thế giới, 2011):

Giai đoạn 1980 – 2005:

- Xã hội hóa nguồn tài chính từ thị trường vốn tư nhân: hình thức phổ biến là “hợp tác dự án” – một bộ phận của bệnh viện do nhà đầu tư điều hành hoặc do một công ty liên doanh thuê không gian và vật tư trang thiết bị của bệnh viện điều hành, lợi nhuận được chia sẻ giữa nhà đầu tư và bệnh viện.

- Bệnh viện được phép thu phí cao hợp đối với các dịch vụ có chất lượng cao hơn.

- Bệnh viện được phép thưởng cho cán bộ và giữ lại khoản chênh lệch thu chi để phát triển cơ sở vật chất.

- Biểu phí dịch vụ đưa ra mức giá thấp hơn chi phí đối với các dịch vụ cơ bản, trong khi lại thu lợi nhuận cao hơn từ việc bán thuốc và cung cấp dịch vụ công nghệ cao.

- Bệnh viện được tiếp tục cấp ngân sách để trả lương cơ bản nhưng khoản ngân sách này sẽ ít dần đi trong tổng thu của bệnh viện (10%).

Giai đoạn 2006 – 2010: “xây dựng một xã hội mang tính xã hội chủ nghĩa hòa hợp”

Định hướng mới của Trung Quốc dựa trên cơ sở tăng cường chức năng phúc lợi của bệnh viện công và các dịch vụ y tế. Nội dung của định hướng mới là:

- Nâng cao vai trò của các khoản thu từ nguồn công

- Tăng cường vai trò của chính phủ trong lập kế hoạch và giám sát - Cải tiến quản lý và chất lượng dịch vụ

- Tăng cường hiệu quả

- Giảm chi phí của bệnh nhân

- Tách biệt quyền sở hữu và quản lý, tăng cường các cơ quan quản trị

- Tách biệt các hoạt động lợi nhuận và phi lợi nhuận của bệnh viện cũng như của các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác.

- Cải cách phương thức thanh toán và mức giá để giảm bớt động cơ lạm dụng một số dịch vụ

- Các chính sách đền bù và chế độ ưu đãi cho cán bộ được cải thiện nhằm tạo động lực cho cán bộ, phù hợp với các định hướng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 33 - 35)