Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 42)

3.1.1. Đặc điểm chung về huyện Thái Thụy

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Thái Thụy được thành lập từ ngày 17/6/1969 do hợp nhất hai huyện Thái Ninh và Thụy Anh với 48 xã, thị trấn. Diện tích tự nhiên của huyện là 256,83km2, năm 2015, dân số toàn huyện là 275.902 người, mật độ dân số là

1.040 người/km2

Thái Thụy là một huyện ở phía đông bắc tỉnh Thái Bình, phía đông giáp biển Đông, phía nam và đông nam giáp huyện Tiền Hải, phía tây nam giáp huyện Kiến Xương, phía tây giáp huyện Đông Hưng, phía tây bắc giáp huyện Quỳnh Phụ, phía bắc giáp Vĩnh Bảo – Hải Phòng, phía nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây – Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích.

Với bờ biển dài 27km và hàng chục nghìn km2 lãnh hải, có 3 cửa sông lớn

hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về dân số: với dân số 275.902 người, trong đó dân số nông nghiệp chiếm

tới hơn 90%, mật độ dân số 1.040 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,61%,

tỷ lệ phát triển dân số còn cao, mật độ dân số đông, cơ cấu dân số trẻ còn thấp. Đây là những thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững.

Về kinh tế:

- Ngành nông nghiệp: trồng lúa nước, lạc, cói, thuốc lào. Chăn nuôi: lợn, thủy hải sản. Thủ công có dệt, đan chiếu cói, trạm khảm. Nhiều làng nghề phát triển ổn định như làng mây tre đan xuất khẩu thôn Lục Nam xã Thái Xuyên, nghề chăn nuôi tơ tằm xã Thái Hòa.

- Ngành chế biến thủy sản và nuôi trồng thủy sản: chế biến nước mắm ngon nổi tiếng, nuôi trồng tôm, cua, ghẹ, ngao, cá ở các đầm nuôi trồng của các hộ dân xã Thái Đô, Thái Hòa.

- Ngành xây dựng: xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn nhất miền Bắc: nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc – xã Mỹ Lộc; xây dựng cảng Trà Lý để mở rộng giao lưu, buôn bán.

- Ngành du lịch: đang khai thác và xây dựng khu du lịch Cồn Đen cùng với khu rừng sinh thái ngập mặn ven đê xã Thái Đô, Thái Thượng.

Về giao thông: Có quốc lộ 39, quốc lộ 37, quốc lộ 37B chạy qua; đường thủy trên sông Trà Lý, Diêm Hộ, Sông Hóa. Huyện có 2 bến xe lớn là bến xe Chợ Lục (xã Thái Xuyên) và bến xe Diêm Điền.

Về văn hóa, du lịch: huyện có nhiều điểm du lịch nghỉ mát như bãi biển Cồn Đen (xã Thái Đô).

Về lao động việc làm và mức sống dân cư: Toàn huyện có 12.493 lao động, chiếm 44,76% dân số, trong đó lao động nông – lâm nghiệp chiếm 77%, còn lại là lao động tham gia vào các ngành sản xuất khác. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chưa thật hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp do tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp. Hàng năm lao động của huyện mới chỉ sử dụng hết 70% thời gian lao động; hiện tại có khoảng 2 – 3% lao động thường xuyên không có việc làm và khoảng 30% lao động nông nghiệp nhàn rỗi.

3.1.2. Đặc điểm chung về các bệnh viện đa khoa công lập huyện Thái Thụy

3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trước kia là bệnh viện I và II Thái Thụy sau sáp nhập 2 bệnh viện và phòng y tế thành Trung tâm y tế Thái Thụy đến năm 2003 tách thành 2 bệnh viện trực thuộc Sở y tế Thái Bình và Trung tâm y tế; Phòng y tế trực thuộc Ủy ban huyện Thái Thụy.

- Các bệnh viện công lập huyện Thái Thụy là bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc Sở y tế Thái Bình.

- Khối lâm sàng gồm có các khoa như Ngoại, Sản, Chuyên khoa, Cấp cứu chống độc, Nội, Nhi, Lây, Đông y, Khoa khám bệnh. Khối lâm sàng chủ yếu phục vụ công tác điều trị bệnh nhân nội ngoại trú.

- Khối cận lâm sàng gồm có các khoa như khoa Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, Dược. Khối cận lâm sàng chủ yếu phục công tác chẩn đoán .

3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ

- Cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh:

+ Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến cấp cứu, khám bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

+ Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

+ Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.

+ Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.

- Đào tạo cán bộ y tế:

+ Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học y tế.

+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Nghiên cứu khoa học về y học:

+ Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu.

+ Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.

+ Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị.

+ Tổ chức chỉ đạo các xã thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.

+ Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

+ Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. - Hợp tác quốc tế:

+ Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý kinh tế y tế:

+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí.

+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài, và các tổ chức kinh tế.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện; Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

3.1.2.3. Hệ thống tổ chức các bệnh viện

Sơ đồ 3.1. Bộ máy quản lý hoạt động

GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Kế hoạch - tổng hợp Phòng Tổ chức - hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng Điều dưỡng Khoa Dược Phòng khám chính Khoa Ngoại Khoa 3 chuyên khoa Khoa Sản Khoa Nhi - Cấp cứu Khoa Nội Khoa Truyền nhiễm Khoa Đông y Khoa cận lâm sàng Khoa ....

3.1.2.4. Quy mô và cơ cấu lao động

Bảng 3.1. Quy mô và cơ cấu lao động tại các bệnh viện

Chỉ tiêu Đơn vị tính BVĐK Thái Thụy BVĐK Thái Ninh Tổng số khoa, phòng Khoa 17 15

Biên chế được cấp có thẩm quyền giao Người 165 121

Tổng số cán bộ công nhân viên lao động Người 168 118

Cán bộ có trình độ đại học và sau đại học Người 65 31

Cán bộ có trình độ cao đẳng và trung học Người 93 73

Cán bộ có trình độ sơ cấp Người 10 14

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác BVĐK Thái Thụy, BVĐK Thái Ninh (2015, 2016) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các bệnh viện đều đạt chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, nhưng với số biên chế được giao chỉ phù hợp với số giường bệnh kế hoạch được giao là 200 giường đối với Bệnh viện đa khoa Thái Thụy và 150 giường đối với Bệnh viện đa khoa Thái Ninh, trong khi đó số giường thực kê tương ứng là 312 giường và 200 giường. Với đội ngũ cán bộ là bác sỹ vừa thiếu, vừa yếu về năng lực chuyên sâu, rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên và phát triển, mở rộng quy mô bệnh viện. Do thiếu nhân lực nên việc luân chuyển bố trí cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn (sau đại học), lý luận chính trị, quản lý nhà nước gặp rất nhiều khó khăn.

3.1.2.5. Cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị y tế

Bệnh viện công lập huyện Thái Thụy gồm 2 bệnh viện hạng 3 trực thuộc Sở Y tế với Bệnh viện đa khoa Thái Thụy quy mô 200 giường bệnh có nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho 27 xã phía bắc của huyện và Bệnh viện đa khoa Thái Ninh quy mô 150 giường bệnh có nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho 21 xã phía nam của huyện. Cơ sở hậ tầng, trang thiết bị được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các bệnh viện

Chỉ tiêu Đơn vị tính

BVĐK Thái Thụy BVĐK Thái Ninh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2016 Diện tích đất sử dụng m2 17.005 17.005 12.000 12.000 Nhà điều hành, khám bệnh Hạng mục 1 1 1 1

Trung tâm kỹ thuật Hạng mục 1 1 1 1

Nhà điều trị bệnh nhân Hạng mục 4 4 4 4

Nhà dinh dưỡng Hạng mục 1 1 0 0

Nhà hấp sấy tiệt trùng Hạng mục 1 1 1 1

Hệ thống xử lý nước thải Hạng mục 1 1 1 1

Máy chụp X.quang cả sóng Cái 2 2 1 1

Máy siêu âm 2D, 3D Cái 2 3 1 1

Máy nội soi dạ dày ống mềm Hệ thống 1 1 0 0

Monitor theo dõi chức năng sống bệnh nhân

Cái 11 11 6 6

Bộ phẫu thuật đục thủy tinh

thể bằng phương pháp Phaco Hệ thống 1 1 0 0

Đèn mổ Cái 3 3 1 1

Máy điện tim Cái 5 6 3 3

Máy điện não kỹ thuật số Cái 0 1 0 0

Máy lưu huyết não, Doppler xuyên sọ

Cái 0 1 0 0

Máy gây mê kèm thở Cái 1 1 0 0

Ghế nha khoa hoàn chỉnh Cái 1 2 1 1

Tủ ấm trẻ sơ sinh Cái 1 2 1 1

Thiết bị điều trị bằng ánh sáng chứng vàng da sơ sinh

Cái 1 1 0 0

Bộ dụng cụ phẫu thuật trung phẫu, đại phẫu

Bộ 6 7 3 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy sắc thuốc Cái 1 2 0 0

Máy xét nghiệm huyết học Cái 2 2 1 1

Máy xét nghiệm sinh hóa Cái 2 2 1 1

Máy xét nghiệm nước tiểu Cái 2 2 2 2

Máy xét nghiệm điện giải đồ Cái 1 1 0 0

Nguồn: Báo cáo tài sản BVĐK Thái Thụy, BVĐK Thái Ninh (2015, 2016)

- Giường bệnh kế hoạch được UBND tỉnh Thái Bình giao từ năm 2005, đến nay đã không còn phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 31 giường bệnh/1 vạn

dân, như vậy so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì Bệnh viện đa khoa Thái Thụy phải thực hiện 500 giường bệnh kế hoạch/UBND tỉnh giao 200 giường bênh và Bệnh viện đa khoa Thái Ninh phải thực hiện 350 giường bệnh kế hoạch/UBND tỉnh giao 150 giường bệnh.

- Cơ sở hạ tầng đến nay đã xuống cấp, lạc hậu, không còn phù hợp với tiêu chuẩn định mức hiện nay về phòng kỹ thuật, phòng điều trị. Các phòng điều trị, phòng thực hiện thủ thuật thiếu so với nhu cầu khám điều trị của nhân dân. Các bệnh viện sắp xếp, tận dụng tối đa các khu vực để dành phòng làm phòng điều trị bệnh nhân.

- Các trang thiết bị hiện có chủ yếu do các chương trình tài trợ, được trang cấp theo dự án ODA và đặt máy theo phương thức xã hội hóa. Trang thiết bị được mua từ nguồn viện phí rất ít.

- Trang thiết bị vật tư y tế xuống cấp, thiếu trang thiết bị chuyên sâu, hiện đại, có giá trị lớn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Hệ thống các bệnh viện y tế công lập tại huyện Thái Thụy, gồm 2 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Thái Thụy và Bệnh viện đa khoa Thái Ninh. Trong khuôn khổ đề tài chọn cả 2 bệnh viện làm địa điểm nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến tài chính (dự toán NSNN cấp, giao dự toán thu viện phí, các khoản thu, các khoản chi, tỉ trọng các khoản chi) được thu thập thông qua các báo cáo từ phòng Tài chính - kế toán các bệnh viện huyện.

Các thông tin số liệu về công tác quản lý tài chính bệnh viện công lập huyện Thái Thụy (từ năm 2014 đến năm 2016) được thu thập thông qua các báo cáo từ Phòng Tài chính - kế toán, phòng Kế hoạch - tổng hợp, phòng Tổ chức – hành chính của các bệnh viện, báo cáo tổng hợp của Sở Y tế Thái Bình.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý trong bệnh viện

Hai bệnh viện công lập huyện Thái Thụy đều có chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bệnh tật tương đối giống nhau, cùng một hệ thống quy định về quản lý tài chính, nhưng hai đơn vị có các phương thức quản lý tài chính khác nhau nhằm

đạt được mục tiêu đề ra là thu dung bệnh nhân, ổn định đời sống cán bộ, phát triển kỹ thuật, nâng hạng bệnh viện. Do vậy mỗi đơn vị chúng tôi lựa chọn 12 cán bộ làm công tác quản lý. Tổng số mẫu điều tra là 24 cán bộ trong 2 đơn vị được lựa chọn.

Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; Thông tin cơ bản về bệnh viện; tình hình thực hiện, chấp hành các quy định của Nhà nước về công tác quản lý tài chính; ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về các công tác quản lý nhà nước về tài chính trong đơn vị, có hoàn thành trách nhiệm cán cân thu - chi (ý kiến đánh giá về công tác thực hiện quy định của pháp luật về tài chính; về công tác quản lý; về công tác thanh tra, kiểm tra);

b. Phỏng vấn cán bộ công nhân viên chức lao động trong bệnh viện

Tổng số người lao động được phỏng vấn trong hai bệnh viện công lập được lựa chọn nghiên cứu là 40 người. Nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Thông tin cơ bản của người lao động, thu nhập, thời gian làm việc, các chế độ chính sách được hưởng theo quy định (BHXH, BHTN, BHYT), đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người lao động; ý kiến đánh giá của người lao động về công tác tuyên truyền chính sách pháp luật lao động của nhà nước; công tác hỗ trợ người lao động, mức độ hài lòng của người lao động đối với bệnh viện), tại Bệnh viện đa khoa Thái Thụy phỏng vấn 26 cán bộ, tại Bệnh viện đa khoa Thái Ninh phỏng vấn 14 cán bộ.

c.Phỏng vấn bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) đang điều trị tại bệnh viện

Phỏng vấn sự hài lòng của người bệnh, chất lượng chăm sóc y tế của đơn vị, đề xuất những khó khăn, chưa được hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh khi được thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện với số người được phỏng vấn là 80 người, mỗi bệnh viện 40 người.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý tài chính từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý về tài chính khi thực hiện cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện Thái Thụy.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 42)