Tài chính bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 98 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự

4.3.3. Tài chính bệnh viện

Nguồn tài chính chi thường xuyên do Ngân sách nhà nước cấp giảm dần trong những năm qua, đến năm 2016 Ngân sách nhà nước cấp là 50% đối với Bệnh viện đa khoa Thái Thụy và 70% đối với Bệnh viện đa khoa Thái Ninh để chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp, trong khi Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Kinh phí chi cho giường bệnh quá thấp (56 triệu đồng/giường bệnh/năm), khoán thu sự nghiệp nhiều năm liền không thay đổi, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng hàng năm – chi phí của các đơn vị tăng lên, điều này làm cho mức để lại làm lương 35% cao (sau khi trừ chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao). Việc huy động 35% nguồn thu đảm bảo trang trải cho việc thực hiện cải cách tiền lương nhưng vẫn còn dư, theo quy định phải để lại tiếp tục thực hiện tiền lương các năm tiếp theo nên khó khăn về nguồn vốn để phát triển các nhiệm vụ sự nghiệp, mở rộng hoạt động dịch vụ.

Kinh phí hoạt động thường xuyên của bệnh viện phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu viện phí từ BHYT. Trong tình trạng bội chi quỹ BHYT, cơ quan BHXH chỉ tạm ứng kinh phí khám chữa bệnh là 60%, khi vượt trần, vượt quỹ được thẩm định là do nguyên nhân khách quan thì cơ quan BHXH vẫn chậm thanh toán, kéo dài gần một năm sau đó. Do đó,với việc quy định phân bổ quỹ BHYT cho các cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu như hiện nay là không phù hợp và gây khó khăn về kinh phí hoạt động cho các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Đặc biệt, khi thực hiện kết cấu lương và phụ cấp theo lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh thì việc chậm chuyển kinh phí vượt trần, vượt quỹ sẽ đồng nghĩa với việc các cơ sở khám chữa bệnh BHYT không có nguồn chi trả lương, các khoản phụ cấp theo lương, các hoạt động khám chữa bệnh và hoạt động thường xuyên khác.

Các bệnh viện đều ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện, đồng thời quản lý quy trình khám chữa bệnh, thu viện phí. Tuy nhiên, bệnh viện chưa khai thác hết các nguồn thu từ hoạt động khám chữa bệnh và các hoạt động cung ứng dịch vụ khác.

Quy chế chi tiêu nội bộ đã được chỉnh sửa, bổ sung hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhưng chưa bao quát được các khoản chi, nhất là chi cho vật tư y tế tiêu hao phục vụ công tác khám chữa bệnh. Đây là chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ kỹ thuật và chiếm một lượng lớn trong chi phí nghiệp vụ chuyên môn. Đến nay chưa định mức được gây khó khăn trong quản lý của đơn vị.

Mua sắm trang thiết bị và tài sản, thủ tục còn rườm rà, lập kế hoạch chưa sát với thực tế phát sinh.

Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ, năng lực, tận tụy với công việc, tuy nhiên chưa thấy sự sáng tạo trong kế toán quản trị mà chỉ là kế toán thông thường.

4.3.4. Quản lý nhà nước về y tế

Thực hiện tự chủ tài chính là tăng trách nhiệm của bệnh viện là một chủ trương đúng đắn và cần thiết, góp phần tăng thêm nguồn lực cho hoạt động và phát triển của bệnh viện.

Thực hiện tự chủ phải được định hướng, kiểm soát chặt chẽ với mục tiêu chung của công tác khám chữa bệnh. Nếu tập trung nhiều vào mục tiêu gia tăng nguồn thu và các hoạt động vì lợi nhuận, thì hệ thống khám chữa bệnh không còn động lực để thực hiện mục tiêu là chăm sóc sức khỏe người dân tốt nhất với mức chi phí hiệu quả tối ưu nhất có thể, công tác cung ứng dịch vụ phòng bệnh và chăm sóc sớm sẽ không được các bệnh viện quan tâm đúng mức.

Khi việc thực hiện tự chủ bị “thị trường hóa” thì các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện sẽ bị suy yếu dần bởi sức cạnh tranh mạnh hơn của các cơ sở y tế tuyến trên.

Vai trò quản lý vĩ mô khu vực công và vai trò trách nhiệm của cơ quan BHXH trong công tác khám chữa bệnh và phòng bệnh, các hoạt động nâng cao sức khỏe cộng đồng, thực hiện chăm sóc liên tục.

Các cơ chế khuyến khích cán bộ, nhân viên các bệnh viện công lập và các giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động, đề cao giá trị tinh thần và đạo đức của người thầy thuốc.

Tác động của hệ thống thông tin, giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động của bệnh viện, sự công khai, minh bạch, chỉ đạo định hướng, kiểm soát của ngành Y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 98 - 100)