Khái quát tình hình thu tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 52 - 57)

Những năm trước đây, các bệnh viện công lập nói chung có nguồn thu chủ yếu từ nguồn Ngân sách nhà nước cấp, khi thực hiên Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, Bệnh viện chuyển sang hoạt động là đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên nên cơ cấu các nguồn thu có sự thay đổi đáng kể, giảm dần qua từng năm nguồn Ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp tăng lên đáng kể.

Ngân sách nhà nước cấp năm 2015, 2016 thực hiện chuyển đổi việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở khám chữa bệnh sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ y tế do Nhà nước cung cấp thông qua hình thức BHYT. Năm 2016, thực hiện Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC, thực hiện giá viện phí có cơ cấu tiền trực, phụ cấp đặc thù thì ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho các bệnh viện đã giảm đáng kể (giảm 50% đối với Bệnh viện đa khoa Thái Thụy và 30% đối với Bệnh viện đa khoa Thái Ninh).

Căn cứ mức thu viện phí: thực hiện quyết định số 1776/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình, thực hiện thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC.

Bảng 4.1. Nguồn kinh phí Bệnh viện đa khoa Thái Thụy từ năm 2014 –2016 Nội dung 2014 (tr.đ) 2015 (tr.đ) 2016 (tr.đ) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Ngân sách nhà nước cấp 9.938,6 9.511,4 4.828,8 95,8 50,8 Kinh phí TX 8.438,6 8.432,7 4.828,8 99,9 57,3 Kinh phí không TX - - - - - Kinh phí XDCB 1.500 1.078,7 - 71,9 - Nguồn thu phí, lệ phí 26.676,8 28.763.2 36.762,4 107,8 127,8 Thu từ BHYT 21.142,4 24.699,2 30.241,7 116,8 122,4 Thu trực tiếp từ NB 5.534,4 4.064,0 6.520,7 73,43 160,5 Nguồn thu khác 246,22 11.431,4 447,7 4.642 3,9 Nguồn thu từ dịch vụ khác 246,22 279,2 447,7 113,4 160,4 Thu từ chương trình y tế 11.152,2 Tổng cộng 36.861,6 49.706,0 42.038,9 134,9 84,6

Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính BVĐK Thái Thụy (2014-2016)

Bảng 4.2. Nguồn kinh phí Bệnh viện đa khoa Thái Ninh từ năm 2014 –2016

Nội dung 2014 (tr.đ) 2015 (tr.đ) 2016 (tr.đ) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Ngân sách nhà nước cấp 5.057,7 5.538,4 2.994,5 109,5 54,1 Kinh phí TX 5.057,7 5.538,4 2.994,5 109,5 54,1 Kinh phí không TX - - - - - Kinh phí XDCB - - - - - Nguồn thu phí, lệ phí 12.824,7 20.480,5 24.285,9 159,7 118,6 Thu từ BHYT 11.231,7 13.713,0 17.766,9 122,1 129,6 Thu trực tiếp từ NB 1.593,0 6.767,5 6.519,0 424,8 96,3 Nguồn thu khác 35,3 67,8 89,8 192,4 132,4 Nguồn thu từ dịch vụ khác 35,3 67,8 89,8 192,4 132,4 Thu từ chương trình y tế - - - - - Tổng cộng 17.917,7 26.086,7 27.370,2 145,6 104,9

Qua số liệu bảng 4.1, 4.2, cho thấy hiệu quả tích cực của Nghị định 43/NĐ- CP, đặc biệt khi thực hiện tính giá theo lộ trình của Nghị định 85/2012/NĐ-CP đối với sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn thu và số thu, tổng số thu sự nghiệp của các đơn vị tăng qua các năm khi thực hiện tự chủ về tài chính, tỷ trong nguồn NSNN giảm dần. Từ tháng 3 năm 2016, các bệnh viện thực hiện giá thu viện phí theo Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, so với năm 2014, số thu sự nghiệp năm 2016 đã tăng thêm 55% và có số thu đạt 88,6% so với tổng số kinh phí.

Để thấy rõ hơn về tình hình quản lý các nguồn thu của các bệnh viện công huyện Thái Thụy trong thời gian qua, thể hiện qua các phân tích sau:

4.1.1.1. Nguồn kinh phí do NSNN cấp

Khi thực hiện tự chủ về tài chính, nguồn NSNN giao ổn định nguồn ngân sách cho hoạt động thường xuyên trong 3 năm. Thực tế cho thấy, việc giao NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên cho các bệnh viện công huyện Thái Thụy đều bị cắt giảm, đặc biệt năm 2016 khi thực hiện giá viện phí theo Thông tư 37 thì NSNN đã cắt giảm so với năm trước là 50% đối với Bệnh viện đa khoa Thái Thụy, 30% đối với Bệnh viện đa khoa Thái Ninh và tỷ lệ NSNN cấp so với tổng thu kinh phí rất thấp, điều này chứng tỏ NSNN đầu tư cho lĩnh vực y tế còn rất hạn hẹp.

4.1.1.2. Nguồn thu sự nghiệp y tế

Tại Thái Bình, năm 2014 có trên 1.283.000 người tham gia BHYT chiếm xấp xỉ 72% dân số, hết năm 2015 là 75% dân số tham gia và đến năm 2020 là 80% dân số tham gia BHYT (theo số liệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình). Do đó, nguồn tài chính quan trọng trong những năm gần đây của bệnh viện là các nguồn chi trả của những người sử dụng dịch vụ do bệnh viện cung cấp, chủ yếu bao gồm chi trả của BHYT và viện phí trực tiếp - nguồn thu sự nghiệp. Nguồn thu sự nghiệp trong các bệnh viện trong những năm gần đây không ngừng tăng cao và trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện: chiếm từ 65% đến 88% trong tổng kinh phí hoạt động của Bệnh viện.

Số tiền thu từ BHYT và thu trực tiếp từ người bệnh các bệnh viện huyện Thái Thụy năm sau cao hơn năm trước từ 15 đến 30% do tăng giá từ quyết định 1776/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình và Thông tư liên tịch số

37/2015/TTLT-BYT-BTC, nguồn thu này tăng rất nhanh do thực hiện lộ trình tính giá theo Nghị định 85/NĐ-CP, dần dần từng bước chuyển cấp kinh phí cho y tế qua kênh BHYT: năm 2014 thu sự nghiệp chiếp 72,11%, năm 2015 là 64,97%, năm 2016 là 87,96%. Mặt khác, thực tế cho thấy năm 2015 – 2016, tỉnh Thái Bình bội chi quỹ BHYT, gây chậm chi trả kinh phí khám chữa bệnh BHYT cho các bệnh viện, đây là nguyên nhân gây không ít khó khăn trong công tác khám và điều trị cho bệnh nhân và các khoản thanh toán cho nhà cung cấp, thu nhập của cán bộ y tế. Xu hướng chuyển dịch sang thu trực tiếp từ người bệnh là khó tránh khỏi, thu trực tiếp của người bệnh có chiều hướng tăng lên trong năm 2016.

4.1.1.3. Nguồn thu từ các máy xã hội hóa

Thực hiện chủ trương xã hội hóa, Bộ Y tế đã đề ra giải pháp “Huy động nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống y tế công lập”, trong đó “khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ y tế phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt”. Các bệnh viện đều đã thực hiện “xã hội hóa” một số trang thiết bị y tế như hệ thống máy xét nghiệm, mổ mắt bằng phương pháp Phaco (BVĐK Thái Thụy), nội soi tai mũi họng (BVĐK Thái Ninh), nhưng chưa hạch toán riêng các khoản thu này, do cơ sở vật chất và nhân lực chưa đáp ứng đủ để tách riêng hoạt động của các thiết bị dùng nguồn xã hội hóa nên phần thu từ các khoản này đều hạch toán chung trong thu viện phí.

4.1.1.4. Kinh phí XDCB

Những năm gần đây, nguồn kinh phí của tỉnh dành cho xây dựng cơ bản, bổ sung trang thiết bị y tế tại các bệnh viện huyện Thái Thụy không có, là vấn đề hết sức khó khăn cho các bệnh viện tuyến huyện, là một trong các nguyên nhân gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện thực hiện sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp. Mặt khác, được sự hỗ trợ từ các chương trình y tế và vốn vay của Chính phủ từ ngân hàng tái thiết Đức (chương trình VAHIP, chương trình KfW), Bệnh viện đã được trang cấp một số trang thiết bị phục vụ cho chẩn đoán và điều trị.

4.1.1.5. Các khoản thu khác

Các khoản thu khác bao gồm: Thu từ các dịch vụ trông giữ xe, quầy căntin và thu từ các chương trình y tế. Các khoản thu từ các dịch vụ trông giữ xe, quầy căntin chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng thu kinh phí của đơn vị.

Bệnh viện đã thực hiện khoán dịch vụ với các dịch vụ như trông giữ xe, quầy căntin. Các dịch vụ này đều được thực hiện qua đấu giá và thu dịch vụ trông giữ xe theo giá niêm yết của UBND tỉnh Thái Bình. Thu từ các chương trình y tế, năm 2015 Bệnh viện đa khoa Thái Thụy được trang cấp các thiết bị y tế hiện đại từ chương trình vay vốn của Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) với nguồn kinh phí 11.152.247 đồng.

* Quy trình thu như sau

- Lập kế hoạch thu sự nghiệp: căn cứ vào số thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại đơn vị, số kinh phí bình quân đầu thẻ của năm trước; căn cứ vào chỉ tiêu giao kế hoạch cho các khoa trong năm của phòng Kế hoạch - tổng hợp, Phòng Tài chính - kế toán lập kế hoạch thu sự nghiệp trong năm.

- Thực hiện thu phí, lệ phí:

+ Đối với bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú không có thẻ BHYT: Trước khi khám bệnh và thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng, phòng Tài chính - kế toán lập phiếu tạm ứng viện phí. Sau khi thực hiện xong quá trình khám điều trị bệnh nhân ngoại trú, tổng hợp qua phần mềm quản lý bệnh viện, cán bộ phòng Tài chính - kế toán kiểm tra xuất hóa đơn bán hàng, đối trừ phần tạm ứng thanh toán cho người bệnh.

+ Đối với bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú có thẻ BHYT: không thực hiện tạm ứng viện phí, thực hiện thu giữ thẻ BHYT tại bộ phận tiếp đón của Phòng khám bệnh. Sau khi hoàn tất khám chữa bệnh, cán bộ phòng Tài chính - kế toán kiểm tra qua phần mềm quản lý bệnh viện tổng hợp thống kê thu viện phí khoản đồng chi trả của bệnh nhân, ký xác nhận và trả thẻ BHYT cho người bệnh.

+ Đối với bệnh nhân điều trị nội trú: thực hiện tạm ứng viện phí trước khi vào điều trị nội trú đối với người bệnh không được hưởng mức quyền lợi 100% và người bệnh không có thẻ BHYT. Tất cả người bệnh được quản lý thẻ BHYT tại khoa điều trị. Tại khoa điều trị, người bệnh được công khai hàng ngày về sử dụng thuốc, vật tư y tế, giường nằm, dịch vụ kỹ thuật trong suốt quá trình điều trị và được cập nhật thống kê hàng ngày qua phần mềm quản lý bệnh viện. Kết thúc

đợt điều trị, mọi khoản chi phí liên quan đến quá trình khám bệnh và điều trị sẽ được phần mềm tổng hợp, cán bộ phòng Tài chính - kế toán căn cứ vào phiếu tổng hợp để thanh toán trực tiếp với bệnh nhân và cơ quan Bảo hiểm xã hội. Bệnh nhân ra viện sẽ được cán bộ khoa điều trị trả lại thẻ BHYT và cán bộ phòng Tài chính - kế toán xuất hóa đơn bán hàng với các khoản phải thanh toán trực tiếp với bệnh viện.

Quyết toán các khoản kinh phí khám chữa bệnh với cơ quan Bảo hiểm xã hội: hàng tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức giám định tập trung theo tỉ lệ về các dịch vụ đã thực hiện với các đối tượng khám chữa bệnh có thẻ BHYT. Hàng quý, cơ quan Bảo hiểm xã hội tổ chức quyết toán chi phí khám chữa bệnh đã thực hiện cho đối tượng có thẻ BHYT, tạm ứng 80% kinh phí khám chữa bệnh cho quý sau (nếu không vượt quỹ khám chữa bệnh) hoặc 60% kinh phí khám chữa bệnh (nếu vượt quỹ khám chữa bệnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 52 - 57)