Khái quát tình hình thu chi tài chính theo cơ chế tự chủ của các bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 51 - 52)

CHỦ CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP HUYỆN THÁI THỤY

Cùng với chủ trương chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ năm 1989 đến nay, hệ thống tài chính y tế nước ta đã có những thay đổi đáng kể thông qua một loạt chính sách nhằm huy động nhiều nguồn lực khác nhau cho ngành y tế. Để thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp quản lý, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002. Nghị định này đã cho phép các đơn vị sự nghiệp chủ động về mặt tài chính và tổ chức nhân lực, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.

Trong quá trình thực hiện, Nghị định 10 đã bộc lộ một số bất cập, do các đơn vị mới được giao quyền tự chủ về mặt tài chính, chưa được giao quyền tự chủ về mặt biên chế, lao động và tổ chức bộ máy. Ngày 25/04/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP, trong đó mở rộng phạm vi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý rộng rãi cho các đơn vị có thu phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ.

Trong Kế hoạch y tế 5 năm 2011 – 2015, trong phần mục tiêu cụ thể liên quan đến công tác tài chính được xác định là: “Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế theo hướng tăng nhanh chi tiêu công cho y tế, phát triển BHYT toàn dân, điều chỉnh phân bổ và sử dụng tài chính y tế để tăng hiệu quả”. Để đổi mới cơ chế hoạt động, các cơ quan nhà nước ban hành các chính sách quan trọng như: Nghị định 85/2012/NĐ-CP đưa ra lộ trình thực hiện tự chủ toàn phần và tính đủ giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; Thông tư liên tịch 04/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế và Bộ Tài chính sửa đổi khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước; và Nghị quyết số 93/NQQ-CP năm 2014 ban hành cơ

chế cho tăng cường phối hợp công tư, phát triển y tế; Thông tư số 37/TTLT- BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

Từ thực tế triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cho thấy:

Việc cấp phát Ngân sách nhà nước còn bình quân, chưa gắn kết việc giao nhiệm vụ cho đơn vị theo số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công tương ứng với giao kinh phí nên còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước;

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hạn chế đầu tư, chưa phát huy tính tích cực, chủ động của đội ngũ viên chức y tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, tinh thần trách nhiệm, y đức của cán bộ y tế;

Chưa ban hành được các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn y tế;

Chưa có cơ quan kiểm định, đánh giá chất lượng công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 51 - 52)