Đánh giá công tác lập dự toán tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của các bệnh viện

4.2.2. Đánh giá công tác lập dự toán tài chính

Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự toán cấp không.

Tại các bệnh viện công trên địa bàn huyện Thái Thụy sử dụng phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ, xác định chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động của năm trước liền kề và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Với phương pháp này rất rõ ràng, dễ hiểu, dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho quản lý đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt động. Tuy nhiên, trong phương pháp lập dự toán cấp không thì phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ cao trong đánh giá, phân tích, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của năm trước, nếu đơn vị vận dụng được phương pháp này thì sẽ đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị, chấm dứt tình trạng mất cân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện, đồng thời giúp đơn vị lựa chọn được cách thức tối ưu nhất để đát đục mục tiêu đề ra.

Trên cơ sở dự toán chi cả năm được duyệt và nhiệm vụ phải chi trong quý, bệnh viện lập dự toán chi Quý chi tiết theo mục lục Ngân sách nhà nước gửi phòng Kế hoạch – tài chính Sở Y tế phê duyệt, báo cáo Sở Tài chính tiến hành cấp phát kinh phí cho các bệnh viện sử dụng trong năm.

Trong quá trình thực hiện, các bệnh viện được điều chỉnh dự toán chi hoạt động sự nghiệp, kinh phí hoạt động thường xuyên đã giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện dự toán năm 2015 - 2016

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện

I – BVĐK Thái Thụy 1. Thu 35.432,7 37.475.1 39.982,8 42.038.9 1.1. NSNN cấp 8.432,7 8.432,7 4.828,8 4.828,8 1.2. Thu sự nghiệp 27.000,0 28.763,2 35.000,0 36.762,4 1.3. Thu khác 279,2 154,0 447,7 2. Chi 35.432,7 37.190,3 39.982,8 41.353,5

2.1. Chi thanh toán cá nhân 15.730,0 14.819,2 16.723,0 16.594,7 2.2. Chi nghiệp vụ chuyên môn 16.351,0 18.269,5 18.385,5 20.536,0 2.3. Các khoản chi khác 3.351,7 4.101,6 4.874,3 4.222,8 II – BVĐK Thái Ninh 1. Thu 20.538,4 26.086,7 21.994,5 27.370,2 1.1. NSNN cấp 5.538,4 5.538,4 2.994,5 2.994,5 1.2. Thu sự nghiệp 15.000,0 20.480,5 19.000,0 24.285,9 1.3. Thu khác 67,8 89,8 2. Chi 20.538,4 22.215.7 21.994,5 25.202,8

2.1. Chi thanh toán cá nhân 9.493,3 9.758,6 9.568,7 10.460,5 2.2. Chi nghiệp vụ chuyên môn 8.942,0 9.822,8 9.105,8 10.881,2 2.3. Các khoản chi khác 2.103,1 2.634,3 3.320,0 3.861,1 Nguồn: Thuyết minh dự toán BVĐK Thái Thụy, BVĐK Thái Ninh (2015, 2016)

Các bệnh viện công lập huyện Thái Thụy là đơn vị sự nghiệp hành chính đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. Do vậy, bên cạnh việc quản lý tốt các nguồn thu, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ thì bệnh viện luôn quan tâm đến công tác xây dựng dự toán nhằm đảm bảo cân đối tình hình tài chính trong năm. Trên cơ sở dự toán được giao hàng năm, trên cơ sở định mức, nhiệm vụ chuyên môn được giao, việc xây dựng dự toán đảm bảo trước hết các khoản chi cho con người, chi chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo hoạt động thường xuyên, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Bên cạnh đó, bệnh viện còn phải đảm bảo các hoạt động mang tính cấp bách như: sửa chữa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, mua sắm trang thiết bị phục vụ việc phát triển kỹ thuật mới, duy trì kỹ thuật hiện có đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Việc giao dự toán thu hàng năm đối với các bệnh viện mang tính ổn định, cứng nhắc, mang tính giai đoạn, không căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị. Mặc dù có biến động hàng năm về giá dịch vụ khám chữa bệnh, nhưng giai đoạn 2011 – 2016, Sở Y tế giao thu cho các bệnh viện không thay đổi, như Bệnh viện đa khoa Thái Thụy giao thu là 25.000.000.000 đồng, Bệnh viện đa khoa Thái Ninh là 11.200.000.000 đồng; mặc dù năm 2012, giá viện phí thay đổi, số lượng bệnh nhân biến động tăng hàng năm, chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng hàng năm.

Giao dự toán Ngân sách nhà nước cấp, căn cứ vào hệ số lương, các phụ cấp theo lương, phụ cấp đặc thù Sở Y tế, Sở Nội vụ Thái Bình phê duyệt và số lượng cán bộ hiện có đến ngày 31/12 hàng năm để giao dự toán Ngân sách nhà nước cho năm sau. Căn cứ vào nguồn thu viện phí năm trước, sau khi trừ đi chi phí trực tiếp (tiền thuốc, hóa chất, vật tư y tế) trích để lại 35% chi cải cách tiền lương, nên hàng năm thực tế Ngân sách nhà nước chỉ giao chi trả các khoản thanh toán cá nhân trong 10 tháng, còn lại dùng nguồn thu viện phí để chi trả và chi phí các hoạt động thường xuyên khác. Do vậy, trong khi lập dự toán, đơn vị phải bố trí cả các khoản chi tiền lương và các khoản chi dịch vụ công cộng, chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên.

Trong quá trình chấp hành dự toán thu, đảm bảo nghiêm túc các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các bệnh viện công huyện Thái Thụy, trong nhiều năm qua đã sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các nguồn thu bằng phần phần mềm quản lý bệnh viện, phần mềm hoạch toán kế toán; ghi nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục giám sát quá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng.

- Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về việc lập dự toán tài chính

Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ quản lý về lập dự toán tài chính

Nội dung khảo sát

BVĐK Thái Thụy (12) BVĐK Thái Ninh (12) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

- Có xây dựng kế hoạch thu chi tài chính năm

5 42 7 58

- Có đề ra biện pháp để tăng thu, giảm chi trong kế hoạch xây dựng

8 58 12 42

Qua khảo sát 24 cán bộ làm công tác quản lý tại các khoa, phòng của các bệnh viện công lập huyện Thái Thụy cho thấy: tại Bệnh viện đa khoa Thái Thụy có 5/12 cán bộ cho biết trong xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa, phòng trong năm có xây dựng kế hoạch về thu – chi tài chính chiếm 42%, 58% còn lại cho biết không xây dựng kế hoạch về thu – chi tài chính trong kế hoạch hoạt động năm của khoa, phòng mình; Bệnh viện đa khoa Thái Thụy có 7/12 cán bộ cho biết có xây dựng kế hoạch về thu chi tài chính trong kế hoạch hoạt động của khoa phòng mình chiếm 58%, còn 42% chưa xây dựng kế hoạch. Tuy nhiên, hầu hết cán bộ quản lý được hỏi đều cho biết có đề ra các biện pháp tăng thu, giảm chi trong xây dựng kế hoạch hoạt động năm của khoa, phòng mình.

Như vậy, trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động công tác trong năm của các khoa, phòng không chú trọng đến việc xây dựng nhóm mục tài chính, mà chủ yếu xây dựng hoạt động công tác khám chữa bệnh. Qua đây cũng cho thấy, việc lập kế hoạch tài chính năm được mặc định là của phòng Tài chính - kế toán; việc giải pháp tăng thu chỉ là lồng ghép trong chỉ tiêu phát triển kỹ thuật mới, công tác lập dự toán tài chính trong năm chưa được chú trọng triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 64 - 67)