Đánh giá năng lực cán bộ thực hiện công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 90 - 91)

Nội dung điều tra

Tổng số ý kiến Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận được Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Đánh giá của các cán bộ quản lý tài chính tại CPO Nông nghiệp Năng lực quản lý công tác tài

chính chưa tốt ở cấp trung ương 5 1 2 1 1 0

Tỷ lệ % 20,0 40,0 20,0 20,0 0,0

Năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa tốt ở cấp địa phương

5 0 0 1 1 3

Tỷ lệ % 0,0 0,0 20,0 20,0 60,0

Đánh giá của chính các cán bộ làm công tác quản lý tài chính Năng lực quản lý công tác tài

chính chưa tốt ở cấp trung ương

15 1 4 8 1 1

Tỷ lệ % 6,7 26,7 53,3 6,7 6,7

Năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa tốt ở cấp địa phương

15 0 3 7 0 5

Tỷ lệ % 20,0 46,7 33,3

Đánh giá của cán bộ triển khai dự án (kế hoạch, kỹ thuật, mua sắm – đấu thầu, quản lý tài sản)

Năng lực quản lý công tác tài chính chưa tốt ở cấp trung ương

30 10 6 9 5 0

Tỷ lệ % 33,3 20,0 30,0 16,7 0

Năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa tốt ở cấp địa phương

30 0 0 16 8 6

Để dự án thực sự có hiệu quả ngoài vai trò của đội ngũ cán bộ thực hiện trực tiếp dự án còn có sự phối hợp của đội ngũ cán bộ các ban ngành liên quan, như Vụ Tài chính, Vụ kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc.

Năng lực quản lý và thực hiện của các cán bộ làm công tác tài chính của các BQL dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải ngân của dự án.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về năng lực quản lý và thực hiện các cấp tại bảng 4.11 (gồm 5 cán bộ quản lý tài chính tại CPO Nông nghiệp, 15 cán bộ quản lý tài chính đầu tư tại 6 dự án đầu tư, 30 cán bộ thực hiện công tác kế hoạch, mua sắm – đấu thầu, quản lý tài sản) cho thấy 20% cán bộ quản lý tài chính tại CPO Nông nghiệp, 13.4% cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại dự án, 16.7% cán bộ triển khai dự án đồng ý cho là năng lực quản lý tài chính chưa tốt tại cấp trung ương. Đồng thời 80% cán bộ quản lý tài chính tại CPO Nông nghiệp, 33.3% cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại dự án, 46.7% cán bộ triển khai dự án đồng ý cho rằng năng lực quản lý tài chính chưa tốt tại cấp địa phương.

4.3.1.2. Quy trình phê duyệt của các cơ chủ quản, chủ đầu tư

Quá trình xem xét, phê duyệt của UBND tỉnh và các cơ quan thẩm định, giúp việc ở một số tỉnh liên quan tới kế hoạch, đệ trình của dự án diễn ra khá chậm. Thủ tục đấu thầu, mua sắm hàng hóa, xây lắp và tuyển chọn tư vấn phải qua nhiều khâu xem xét, phê duyệt của cấp chủ quản và chủ đầu tư (ít nhất là 3 lần với gói hàng hóa, xây lắp, 5 lần với gói tư vấn). Tuy nhiên, việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu, các bước xét chọn và kết quả đấu thầu của cơ quan chủ quản và chủ đầu tư ở các địa phương còn chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 90 - 91)