Nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 25 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA

2.1.5. Nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư

Theo Cẩm nang hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án nguồn vốn ODA do ADB tài trợ tại Việt Nam của Bộ kế hoạch và đầu tư (2009), và Sổ tay hướng dẫn giải ngân dành cho khách hàng của WB (2006), Sổ tay quản lý tài chính của Bộ Tài chính (2014) quản lý tài chính dự án đầu tư bao gồm những nội dung sau: 2.1.5.1. Lập kế hoạch tài chính và dự toán

Kế hoạch tài chính là một bộ phận trong kế hoạch tổng thể, nó thể hiện các mục tiêu và các cách thức thực hiện các mục tiêu trên giác độ các chỉ tiêu tài chính. Lập kế hoạch tài chính là hoạt động có tính định lượng rõ ràng cho quản lý dự án và để trả lời các câu hỏi: Định làm gì? Làm thế nào? Kết quả ra sao?

Kế hoạch tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA đóng vai trò là phương tiện thông tin giữa các bộ phận quản lý khác nhau trong dự án và giữa dự án với

các tổ chức khác nhau như Nhà tài trợ, Chính phủ, đơn vị thụ hưởng dự án v.v. Lập kế hoạch tài chính còn là công cụ phục vụ công tác kiểm soát và đánh giá dự án ODA. Kế hoạch tài chính cung cấp thông tin về các hoạt động của dự án kết hợp với các chi phí ước tính trong thực hiện các hoạt động đó, do vậy, nó được sử dụng như là cơ sở cho hoạt động kiểm soát và đánh giá dự án.

ODA là nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước, việc lập kế hoạch tài chính hàng kỳ là hoạt động bắt buộc, cần thiết và phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam và các cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. Việc lập kế hoạch tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA phải tuân theo đúng quy định và mẫu biểu tại các phụ lục kèm theo Thông tư 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/03/2003 (hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Lập kế hoạch tài chính dự án ODA là cơ sở quan trọng để xây dựng yêu cầu về vốn cho dự án (vốn nước ngoài/ vốn đối ứng). Kế hoạch tài chính dự án ODA là căn cứ để Bộ chủ quản/ UBND tỉnh bố trí ngân sách cho dự án hoạt động năm tài chính.

+ Nội dung của kế hoạch tài chính:

Khi thực hiện kế hoạch tài chính trong các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, hai vấn đề cần được thể hiện là: chi phí (vốn sử dụng) cho các hoạt động của dự án trong kỳ là bao nhiêu và kinh phí lấy từ nguồn nào? Từ đó, xác định cho việc lập kế hoạch chi (sử dụng vốn) và kế hoạch giải ngân (rút vốn) từ các nguồn vốn khác nhau.

2.1.5.2. Chấp hành dự toán

Chấp hành dự toán là tổ chức thực hiện việc thu chi theo dự toán đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo những trật tự, nguyên tắc luật định. Chấp hành dự toán là khâu tiếp theo khâu lập dự toán (lập kế hoạch tài chính) trong chu trình quản lý ngân sách nhà nước (quản lý tài chính dự án). Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi đã được ghi trong kế hoạch tài chính trở thành hiện thực, bao gồm việc tổ chức thu ngân sách và tổ chức chi (phân bổ và giao dự toán; kiểm soát chi theo quy định của Luật ngân sách).

nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chấp hành dự toán bao gồm nội dung chủ yếu: phân bổ dự toán, chấp hành dự toán thu, chấp hành dự toán chi.

Phân bổ dự toán: là việc công bố chính thức các chỉ tiêu thu, chi cho từng cấp ngân sách, từng đơn vị sử dụng ngân sách, từ trung ương đến đơn vị dự toán cơ sở. Hoạt động này tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cho hoạt động thu và hoạt động chi tiêu cụ thể.

Chấp hành dự toán thu ngân sách: là việc các cấp ngân sách, các tổ chức, cá nhân, trên cơ sở hệ thống pháp luật, sử dụng những cách thức, biện pháp phù hợp để thu đầy đủ, kịp thời tất cả số thu đã ghi trong dự toán được phân bổ, kể cả số thu từ các nghiệp vụ vay nợ hay nhận viện trợ của nước ngoài.

Chấp hành dự toán chi ngân sách: là việc chuyển giao, sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch dự toán và đúng chế độ thể lệ hiện hành các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, thông qua hoạt động của cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm thực hiện các chương trình hoạt động của Nhà nước trên mọi lĩnh vực trong năm tài chính.

Việc xác định chính xác và hợp lý các nội dung của hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước không chỉ hữu ích cho việc xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp, hiệu quả đối với hoạt động ngân sách mà còn tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của các chủ thể có liên quan đến hoạt động ngân sách.

Như vậy, có thể nói chấp hành dự toán là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của một chu trình quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA.

2.1.5.3. Báo cáo tài chính dự án

Báo cáo tài chính của dự án trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản được quản lý và sử dụng tại dự án, nguồn vốn dự án hoặc nợ khác. Tình hình nhận và sử dụng nguồn vốn dự án, chi phí thực hiện dự án chưa hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng chưa được quyết toán và tình hình quyết toán các công trình, tiểu dự án.

Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình nhận và sử dụng nguồn vốn. Đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị chủ dự án trong kỳ hoạt động, đánh giá tình hình thực hiện dự án và hoàn thành dự án. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc

đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động của chủ dự án, là căn cứ để Nhà nước cấp phát vốn thực hiện dự án.

Báo cáo tài chính cung cấp một cách đầy đủ, trung thực và kịp thời về diễn biến và thực trạng tài chính của dự án. Mọi báo cáo tài chính đều được lập trên cơ sở hệ thống số liệu, tài liệu kế toán cập nhật đầy đủ, chính xác và thống nhất. Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính theo quy định được áp dụng thống nhất cho các đơn vị tham gia dự án.

Ban QLDA trung ương và các Ban QLDA thành phần cần tuân thủ các quy định trong việc lập báo cáo tài chính năm (cả về thời gian và mẫu biểu báo cáo) được quy định tại Thông tư 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. Nếu trong kỳ báo cáo không có phát sinh, các Ban QLDA thành phần vẫn phải lập đủ các mẫu biểu để báo cáo, gửi Ban QLDA trung ương có cơ sở tổng hợp báo cáo toàn dự án.

Bảng 2.1. Danh mục báo cáo tài chính gửi CPVN

STT Tên Báo Cáo Ký hiệu theo TT

195/2012/QĐ-BTC

1 Bảng cân đối tài khoản Mẫu B01b-CĐT

2 Bảng cân đối kế toán Mẫu B01-CĐT

3 Báo cáo Nguồn vốn đầu tư Mẫu B02-CĐT

4 Báo cáo thực hiện đầu tư Mẫu B03-CĐT

5 Thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu B04-CĐT

6 Báo cáo chi tiết Nguồn vốn đầu tư Mẫu F02-CĐT 7 Báo cáo thực hiện đầu tư theo công trình, HMCT Mẫu F03A-CĐT 8 Báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo công trình, HMCT Mẫu F03B-CĐT

9 Báo cáo chi phí khác Mẫu F03C-CĐT

10 Báo cáo chi phí Ban quản lý dự án Mẫu F03D-CĐT

Danh mục báo cáo gửi Nhà tài trợ:

Tùy theo quy định của mỗi Nhà tài trợ, thông thường gồm các báo cáo: - Báo cáo tài chính gửi Nhà tài trợ là báo cáo tài chính của dự án gửi Bộ tài chính và Bộ chủ quản sau khi đã thực hiện kiểm toán độc lập.

- Báo cáo tình hình giải ngân và tiến độ thực hiện các mục tiêu dự án theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BKHĐT ngày 9/1/2014 của Bộ kế hoạch và đầu tư, ban hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình dự án ODA.

Ngoài ra còn có các báo cáo: Báo cáo chi tiết chi phí thực hiện dự án, Báo cáo rút vốn vay, Bảng đối chiếu rút vốn với Nhà tài trợ, Báo cáo tài khoản tạm ứng, Báo cáo quản lý thủ tục đấu thầu, Báo cáo chi tiêu theo hợp đồng và các báo cáo khác theo yêu cầu của dự án.

Báo cáo chi tiết kèm theo Báo cáo tài chính hàng năm: (i)Biên bản kiểm kê TSCĐ, vật tư, hàng hóa ; (ii) Bảng đối chiếu chi tiết các tài khoản công nợ (phải thu, phải trả, các khoản vay); (iii) Bảng đối chiếu chi tiết cấp vốn cho đơn vị cấp dưới (Ban QLDA tỉnh, nếu có); (iv)Xác nhận số dư tài khoản tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc, tài khoản tạm ứng (theo kỳ báo cáo); (vi) Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.

Đối với các dự án có phân cấp quản lý đầu tư: Ban QLDA cấp trên và Ban QLDA cấp dưới phải lập báo cáo tài chính phù hợp với phân cấp quản lý vốn đầu tư. Ban QLDA cấp trên, ngoài việc lập báo cáo tài chính của đơn vị còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp của các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Thời gian nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm báo cáo (31/12).

2.1.5.4. Quyết toán và kiểm toán dự án

- Quyết toán dự án: để đánh giá kết quả đầu tư và nâng cao hiệu quả công tác đầu tư, chủ đầu tư cần thực hiện lập báo cáo quyết toán theo niên độ và báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

+ Đối với báo cáo theo niên độ hàng năm:

Cuối năm tài chính, ban quản lý dự án trung ương, ban quản lý dự án thành phần và các đơn vị thụ hưởng khác phải lập báo cáo quyết toán dự án trình lên Lãnh đạo Bộ/ ngành phê duyệt và quyết toán được phê duyệt một lần khi hoàn thành dự án. Báo cáo quyết toán theo niên độ được lập theo quy định hiện hành.

Nội dung báo cáo tuân theo quy định tại Thông tư 218/2013/TT-BTC ngày 31/122013 (trước đó theo 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm; từ 1/11/ 2016 áp dụng theo Thông tư 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016), Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20/11/2010 quy định quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với một số trường hợp đặc biệt

Chủ đầu tư phải lập thêm báo cáo quyết toán bổ sung với các nội dung theo biểu mẫu 01/CĐT (ban hành kèm theo thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định về việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn nhà nước theo niên độ hàng năm) trong một số trường hợp đặc biệt sau: (1) các dự án được tiếp tục thanh toán kế hoạch vốn đầu tư năm trước trong tháng 1 năm sau; (2) các dự án được phép kéo dài thời gian hoặc thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư năm trước sang năm sau (sau tháng 1 năm sau);

Các dự án ứng trước dự toán ngân sách năm sau

Trong báo cáo quyết toán phải phân loại chi tiết theo nguồn vốn trong nước và ngoài nước, đối với vốn nước ngoài chủ đầu tư báo cáo theo số vốn đã thanh toán cho dự án. Vốn thanh toán trong năm được đưa vào báo cáo là số vốn được thanh toán từ ngày 1/1 năm kế hoạch đến thời hạn khóa sổ bao gồm: vốn thanh toán cho khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, kể cả thanh toán bằng hình thức ghi thu hay thanh toán bằng ngoại tệ; vốn tạm ứng chưa thu hồi bao gồm số vốn tạm ứng (nếu có) và số vốn được tạm ứng theo chế độ.

+ Đối với báo cáo quyết toán hoàn thành dự án:

Khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của bộ Tài chính về hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước để trình lên bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền khác.

Báo cáo quyết toán hoàn thành phải xác định được các nội dung: (1) chi tiết nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay và các nguồn vốn khác, nguồn vốn thực hiện và nguồn vốn được quyết toán; (2) chi phí đầu tư phải báo cáo chi tiết theo từng khoản mục nội dung, chi tiết về tổng mức đầu tư được phê duyệt, tổng dự toán được duyệt, chi phí đầu tư đề nghi quyết toán, chi phí đầu tư đề nghị duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; (3) báo cáo quyết toán phải phản ánh giá tri tài sản hình thành qua đầu tư chi tiết theo tài sản cố định và tài sản lưu động.

Quy trình quyết toán dự án đầu tư sử dụng vốn ODA phụ thuộc vào tính chất, quy mô dự án và thực tế chất lượng của công tác tổ chức hoạt động tài chính kế toán của dự án mà công việc quyết toán cụ thể ở từng dự án ODA có thể khác nhau. Nhưng có thể nhìn nhận thủ tục quyết toán được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Lập hồ sơ (báo cáo) quyết toán vốn:

Khâu lập báo cáo quyết toán là khâu quyết định đảm bảo hoạt động quyết toán được tiến hành xuôn xẻ hay không. Báo cáo quyết toán có chi tiết, chính xác, rõ ràng thì khâu kiểm tra, thẩm định và phê duyệt mới được nhanh hơn.

Hồ sơ về chi tiêu, thanh toán cần phải được tập hợp đầy đủ, rõ ràng, phản ánh đúng tính hợp pháp, hợp lý và phù hợp với mục tiêu của dự án. Đối với các khoản chi có tính chất bất thường hay giá trị khối lượng bị hủy bỏ, điều chỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cần phải giải thích đầy đủ, rõ ràng về nguyên nhân và giải pháp, đồng thời phải được ghi chép đầy đủ, đúng khoản mục đã được phép.

Cần phải rõ ràng từng nguồn vốn, chi tiết cho từng kỳ, từng hạng mục chi. Trong trường hợp vốn kết dự, cần phải có giải thích đầy đủ về nguyên nhân, đồng thời kiến nghị giải pháp giải quyết phù hợp.

Bước 2: Kiểm tra, thẩm định quyết toán:

Hoạt động kiểm tra, thẩm định báo cáo quyết toán là việc xác nhận tính chính xác và trung thực của báo cáo quyết toán được lập. Thẩm quyền kiểm tra, thẩm định báo cáo quyết toán dự án được quy định chi tiết bởi các quy định hiện hành như Thông tư 09/2016 ngày 18/01/2016 (thay thế cho Thông tư 19/2011- TT-BTC ngày 14/12/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và Thông tư 02/01/2014 quy định thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách, Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính về “ Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư”) và các văn bản sửa đổi, thay thế.

Ngoài ra, tùy theo quy định ban đầu hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ các dự án có thể tiến hành thuê kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo quyết toán.

Cơ quan kiểm tra, thẩm định sẽ có báo cáo kết quả thẩm định quyết toán dự án, báo cáo này sẽ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo.

Bước 3: Phê duyệt và thông báo quyết toán:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)