Giới thiệu hai đối tác cung cấp vốn ODA chính trong lĩnh vực nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 54 - 57)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điềm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Giới thiệu hai đối tác cung cấp vốn ODA chính trong lĩnh vực nông

nghiệp tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.

3.1.3.1. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

ADB được thành lập năm 1996 và hiện là tổ chức có 67 quốc gia thành viên, gồm 48 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương. ADB hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các quốc gia thành viên đang phát triển cũng như hợp tác và phát triển kinh tế trong khu vực. Mục tiêu chính của ADB là giảm nghèo qua việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững, phát triển xã hội và điều hành tốt. Các nguồn lực vốn chủ yếu của ADB:

- Vốn đặc biệt, có 3 nguồn: Quỹ phát triển Châu Á (ADF) do các quốc gia thành viên tài trợ, Quỹ đặc biệt về Hỗ trợ kỹ thuật (TASF) và Quỹ đặc biệt của Nhật Bản (JSF).

- Nguồn lực vốn thông thường (OCR): vốn này được huy động trên các thị trường tài chính quốc tế.

Các lọai hình tài trợ của ADB: chủ yếu cung cấp hỗ trợ tài chính cho khu vực công dưới hình thức:

 Vốn vay ưu đãi: gồm vốn vay chương trình (giải ngân trên cơ sở những cam kết chính sách), vốn vay dự án (giải ngân theo tiến độ triển khai dự án), vốn vay theo ngành/ lĩnh vực (hỗ trợ một lĩnh vực cụ thể).

 Vốn viện trợ không hoàn lại: ADB cung cấp viện trợ không hoàn lại để hỗ trợ các quốc gia thành viên đang phát triển chuẩn bị các dự án vốn vay và tăng cường năng lực hoặc thể chế. ADB cung cấp viện trợ không hoàn lại để hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án (PPTA) hoặc hỗ trợ kỹ thuật bằng tư vấn (ADTA).

Kể từ năm 1993, tất cả các hoạt động của ADB tại Việt Nam đều được thực hiện trên cơ sở các chiến lược cụ thể như Chiến lược Hoạt động tạm thời (IOS) giai đoạn 1993-1995, chiến lược Hoạt động Quốc gia (COS) giai đoạn 1996-2000 và Chương trình và chiến lược Hoạt động Quốc gia (CSP) giai đoạn 2002-2004; được cập nhật cho giai đoạn 2005-2006, và Chương trình và chiến lược Hoạt động Quốc gia (CSP) mới cho giai đoạn 2007-2010. Trong giai đoạn 2007-2010, danh mục của ADB tại Việt Nam tăng khoảng 220 triệu USD mỗi năm giai đoạn 1999-2001 lên trên 1,3 tỷ USD giai đoạn 2007-2010. Cuối năm 2012, cam kết của ADB dành cho Việt Nam lên đến gần 12 tỷ USD (145 khoản vay). Hầu hết số vốn này được cam kết cho lĩnh vực giao thông (31%), năng lượng (21%), nông nghiệp (13%) và cấp nước (9%). Chiến lược đối tác quốc gia (CPS) của ADB giai đoạn 2012-2015 cho Việt Nam được gắn kết đầy đủ với kế hoạch phát riển kinh tế - xã hội và phản ánh quá trình chuyển đổi gần đây của Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Chiến lược Đối tác Quốc gia (CPS) đề ra ba trụ cột là những tâm điểm hỗ trợ tài chính bao gồm (i) tăng trưởng toàn diện, (ii) nâng cao hiệu suất kinh tế, (iii) bền vững về môi trường. ADB xác định ưu tiên trong 6 lĩnh vực: nông nghiệp và tài nguyên, giáo dục, năng lượng, tài chính, giao thông, cấp nước, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng đô thị khác.

Các điều khoản vay của ADB:

 ADF: vốn vay ADF có kỳ hạn 32 năm trong đó có 8 năm ân hạn, với mức lãi suất trong giai đoạn ân hạn là 1% mỗi năm và lãi suất trong giai đoạn còn lại là 1.5% mỗi năm (ngoài ra không có phí nào khác). ADF là nguồn vốn hình thành qua đóng góp của các quốc gia thành viên phát triển. Trong giai đoạn 2009-2012, tổng số vốn ADF lên đến 11.3 tỷ USD. Trước năm 2004, Việt Nam chỉ sử dụng các khoản vay ưu đãi của ADF. Trong giai đoạn 2011-2012, Việt Nam là quốc gia nhận vốn ADF nhiều nhất (736 triệu USD).

 OCR: đây là vốn vay từ nguồn lực vốn thông thường ủa ADB, bao gồm vốn đóng góp của các quốc gia thành viên, dự trữ và vay trên thị trường mở. Các điều kiện khoản vay OCR phụ thuộc vào tính chất dự án. Thời hạn vay thông thường kéo dài từ 15 đến 25 năm, bao gồm giai đoạn ân hạn từ 4 đến 6 năm. Bên vay có thể chọn 3 đồng tiền là USD, EURO và YEN, với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trên cơ sở lãi suất LIBORR. Chính phủ Việt Nam bắt đầu sử dụng vốn vay OCRR từ năm 2004, và cam kết vay từ nguồn vốn này cho Việt Nam tăng mạnh qua các năm.

3.1.3.2. Ngân hàng Thế giới (WB)

Nhóm Ngân hàng Thế giới (hoặc gọi đơn giản là Ngân hàng Thế giới) là một tổ chức tài chính quốc tế được thành lập năm 1945 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế. Hiện nay WB gồm 5 tổ chức: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Hiệp hội Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA), Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (ICISD).

Muc tiêu chính của WB là hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo tại các quốc gia thành viên đang phát triển. Các phương thức hỗ trợ của WB bao gồm vốn vay, viện trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tư vấn và xúc tác đầu tư từ các tổ chức khác. Hiện nay, hầu hết vốn ODA cung cấp cho Việt Nam là từ các nguồn IDA, IBRD và IFC.

Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) thành lập năm 1960 và hiện có 164 quốc gia thành viên. IDA cung cấp hỗ trợ tài chính với các điều khoản ưu đãi cho các quốc gia kém phát triển (là những quốc gia có GDP theo đầu người dưới 925 USD/năm) chủ yếu dưới 3 hình thức: Vốn vay cho các dự án đầu tư, Vốn vay điều chỉnh cơ cấu (cho vay trên cơ sở chính sách) và Viện trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị dự án. Hiện nay, vốn IDA có lãi suất 0% mỗi năm, phí dịch vụ 0.75% mỗi năm, kỳ hạn 40 năm với giai đoạn ân hạn là 10 năm.

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), cho vay với điều kiện gần sát các điều kiện thị trường. Lãi suất và kỳ hạn các khoản vay IBRD phụ thuộc vào quốc gia thụ hưởng và dự án được tài trợ. Trong những năm gần đây, kỳ hạn các khoản vay IBRD dành cho Việt Nam khoảng 25-28 năm, giai đoạn ân hạn 6-10 năm, và lãi suất khoảng 2.4% mỗi năm.

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia vay IDA lớn thứ hai của WB. Từ năm 1993 đến T1/2013, WB đã cam kết 14 tỷ USD từ IDA và 1.9 tỷ USD từ IBRD. Từ năm tài khoá 2010, Việt Nam đã trở thành bên vay hỗn hợp, có nghĩa là Chính phủ Việt Nam không còn được phép chỉ dùng nguồn vốn IDA mà phải dùng kết hợp vốn IDA với vốn IBRD tốn kém hơn. Từ năm tài khóa 2010 đến năm tài khóa 2012, Việt Nam đã vay tổng cộng 1.9 tỷ USD từ IBRD và 3.8 tỷ USD từ IDA (với mức cam kết bình quân hàng năm là 1.9 tỷ USD).

Qua các chương trình, dự án của mình, WB hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện các dự án trên các lĩnh vực: Giao thông và phát triển đô thị; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Năng lượng; Quản lý tài nguyên nước; Cải cách

hành chính, tăng cường minh bạch và sự tham gia của cộng đồng; Tăng cường khu vực tài chính; Phát triển nguồn nhân lực và công bằng xã hội; Môi trường. Hiện tại, Ngân hàng đang tập trung giải quyết những hạn chế cơ cấu về năng lực cạnh tranh qua: hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nước và khu vực tài chính; Đẩy mạnh sáng tạo qua các dự án nghiên cứu và khoa học công nghệ; Giải quyết những hạn chế về giá trị gai tăng, cụ thể giải quyết những thiếu hụt trên chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)