Tổ chức bộ máy kế toán tại Ban Quản lý các dự án nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 60 - 63)

Nguồn: Ban Quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ NN&PTNT (2016)

4.1.2. Nguyên tắc quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA

Dự án có tính chất đầu tư, đối với phần vốn do Ngân sách Nhà nước cấp phát, vốn đối ứng sẽ được bố trí từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản; thủ tục về lập, bố trí kế hoạch vốn đối ứng, vốn vay, quản lý, giải ngân quyết toán của dự án áp dụng theo thông tư hiện hành đối với các dự án vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đối với các khoản chi về hành chính sự nghiệp sẽ thực hiện theo

Kế toán dự án Kế toán trưởng Bộ phận kế toán Ban Kế toán tổng hợp Kế toán thẩm định dự toán, đấu thầu Kế toán văn phòng Ban Kế toán dự án

quy định về chi hành chính sự nghiệp Nhà nước.

Các khoản chi tiêu của dự án đều được kiểm soát tại Kho bạc Nhà nước hoặc Kho bạc trung ương. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch phân bổ vốn (vốn ODA, vốn đối ứng); kế hoạch thực hiện dự án, Ban QLDA thực hiện giải ngân, chi tiêu, quyết toán theo quy định hiện hành.

Cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước. Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ và Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính (hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)). Từ ngày 15/02/2013 thực hiện theo Thông tư 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các Nhà tài trợ) thay thế Thông tư 108/2007/TT-BTC. Ngày 30/06/2016 Thông tư 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính (quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các Nhà tài trợ nước ngoài) ra đời thay thế cho thông tư 218/2013/TT-BTC và có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2016.

Nguồn vốn: vốn ODA (là vốn IDA đối với nhà tài trợ là Ngân hàng Thế giới (WB), vốn ADB (nhà tài trợ là Ngân hàng Phát triển Châu Á), các nguồn vốn khác tùy thuộc vào nhà tài trợ); vốn đối ứng được cấp phát bởi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ủy ban nhân dân các tỉnh theo tỷ lệ được quy định tại Hiệp định vốn vay; Có thể có vốn đối ứng của các định chế tài chính, vốn đóng góp của người hưởng lợi (tùy thuộc vào kết cấu dòng vốn của dự án).

Việc giải ngân vốn vay được thực hiện theo các quy định tại Sổ tay hướng dẫn giải ngân vốn vay ODA của từng nhà tài trợ.

Về công tác kế toán, hiện nay, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ NN&PTNT thống nhất áp dụng Chế độ kế toán đơn vị Chủ đầu tư, được ban hành theo Quyết định 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 (dự án phát sinh trước năm 2012 áp dụng theo Thông tư 214/2000/TT-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ Tài chính) đối với các dự án đầu tư tai Ban.

- Hình thức sổ kế toán áp dụng cho dự án là hình thức “Chứng từ ghi sổ” - Phương pháp kế toán áp dụng là “Phương pháp kế toán kép”

31/12/hàng năm. Năm đầu tiên được áp dụng kể từ sau ngày hiệu lực của dự án đến 31/12. Năm cuối cùng được áp dụng kể từ ngày 01/01 đến ngày kết thúc của dự án.

Đối với công tác tổ chức kế toán dự án: CPMU và các Ban QLDA thành phần thành lập bộ phận kế toán riêng. Ban QLDA trung ương có một kế toán trưởng và các kế toán viên. Mỗi Ban QLDA thành phần có ít nhất một kế toán chuyên trách. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các yêu cầu về trình độ, tiêu chuẩn về kế toán trưởng và các kế toán viên theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nhiệm vụ chính của các bộ phận tài chính kế toán là đảm bảo hệ thống quản lý tài chính dự án bao gồm: hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính và kiểm toán là đầy đủ và phù hợp với các quy định của Nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam; đáp ứng yêu cầu cung cấp cho Nhà tài trợ, Chính phủ, cơ quan chủ quản dự án các thông tinh chính xác và kịp thời liên quan đến nguồn vốn và chi phí thực hiện dự án.

4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

4.2.1. Lập kế hoạch tài chính

4.2.1.1. Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)

 Kế hoạch tổng thể:

Ngay khi dự án bắt đầu MARD thảo thuận thống nhất với Nhà tài trợ về kế hoạch tổng thể của toàn dự án, và tiếp đó MARD sẽ phê duyệt kế hoạch này. Dựa trên kế hoạch vốn tổng thể của toàn dự án, các BQL tỉnh tiến hành lập kế hoạch vốn tổng thể và nộp cho Sở NN&PTNT và cơ quan liên quan tại tỉnh để trình UBND tỉnh phê duyệt (trong một số trường hợp kế hoạch này được sửa đổi trước khi trình UBND phê duyệt). Trường hợp có BQL hợp phần như BQL hợp phần thể chế (IPMU) và BQL hợp phần phát triển khí sinh học (BPMU) như của dự án QSEAP thì hai ban này cũng lập kế hoạch vốn tổng thể cho hợp phần của mình và trình MARD phê duyệt. Kế hoạch tổng thể chi tiết cho từng dự án thành phần được gửi đến ADB. Trong vòng đời 7 năm của mình, dự án QSEAP đã điều chỉnh kế hoạch tổng thể 4 lần (Kèm theo phụ lục 03: kế hoạch tổng thể điều chỉnh của dự án).

 Kế hoạch tài chính năm:

Vào quý 4 hàng năm, căn cứ vào tiến độ giải ngân của toàn dự án, BQL trung ương lập kế hoạch vốn hàng năm cho toàn dự án, sau đó trình CPO Nông nghiệp tổng hợp vào kế hoạch năm của toàn Ban, CPO Nông nghiệp rà soát và trình Vụ Kế hoạch theo quy định, Vụ kế hoạch rà soát tổng hợp vào kế hoạch chung của Bộ NN trình Bộ KH&ĐT xem xét, tổng hợp trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch năm, sau khi được Quốc hội phê duyệt kế hoạch vốn, Bộ Nông nghiệp phân bổ và giao vốn cho BQL dự án Trung ương và các BQL dự án tỉnh; UBND căn cứ vào thông báo vốn của Bộ NN&PTNT phân bổ vốn cho Ban dự án tỉnh.

Kế hoạch tài chính hàng năm bao gồm số liệu chi tiết theo từng hạng mục chi, tiểu dự án thành phần, kế hoạch tài chính tổng thể, lũy kế số thực chi từ đầu dự án đến năm kế hoạch, và chi tiết nguồn vốn (vốn ODA, ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn đối ứng của người hưởng lợi (nếu có)) cho năm kế hoạch. Quy trình lập kế hoạch năm được thể hiện ở sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 60 - 63)