Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 89 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý tài chính dự án đầu

4.3.1. Yếu tố chủ quan

4.3.1.1. Trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ dự án

Con người là nguồn lực vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành bại của dự án. Một trong những điểm yếu làm giảm hiệu quả, kéo dài thời gian thực hiện dự án tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp là đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện công tác quản lý tài chính còn hạn chế về năng lực quản lý và cả năng lực chuyên môn (đặc biệt yếu kém ở ban quản lý dự án các tỉnh).

Theo các quy định hiện hành về phân cấp quản lý dự án ODA, các BQLDA chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nguồn vốn phân bổ cho dự án, lập kế hoạch, lựa chọn nhà thầu, thực hiện mua sắm, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và quyết định thanh toán cho nhà thầu. Tuy nhiên, rất nhiều cán bộ thuộc ban quản lý không chủ động trong công tác mua sắm, đấu thầu do thiếu hiểu biết quy trình thủ tục mua sắm của các Nhà tài trợ (đặc biệt là nghiệm thu các công việc nghiên cứu của chuyên gia tư vấn).

những hạn chế về chế độ đãi ngộ lương thưởng. Mọi người đều hưởng lương theo thang bảng lương Nhà nước, mặc dù có phụ cấp dự án nhưng để đảm bảo cho cuộc sống và những khoản chi phí thì ngoài công việc tại dự án, rất nhiều cán bộ còn làm thêm công việc bên ngoài. Như vậy thời gian và tâm sức cho công việc của dự án sẽ không được đảm bảo dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Một nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả là trong giai đoạn quyết toán hoàn thành dự án đội ngũ cán bộ bị cắt giảm rất nhiều, cán bộ kế toán chỉ còn lại một hoặc hai người thậm chí là kiêm nghiệm công việc (phổ biến ở bộ máy kế toán các tỉnh).

Bảng 4.11. Đánh giá năng lực cán bộ thực hiện công tác quản lý tài chính Nội dung điều tra Nội dung điều tra

Tổng số ý kiến Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận được Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Đánh giá của các cán bộ quản lý tài chính tại CPO Nông nghiệp Năng lực quản lý công tác tài

chính chưa tốt ở cấp trung ương 5 1 2 1 1 0

Tỷ lệ % 20,0 40,0 20,0 20,0 0,0

Năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa tốt ở cấp địa phương

5 0 0 1 1 3

Tỷ lệ % 0,0 0,0 20,0 20,0 60,0

Đánh giá của chính các cán bộ làm công tác quản lý tài chính Năng lực quản lý công tác tài

chính chưa tốt ở cấp trung ương

15 1 4 8 1 1

Tỷ lệ % 6,7 26,7 53,3 6,7 6,7

Năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa tốt ở cấp địa phương

15 0 3 7 0 5

Tỷ lệ % 20,0 46,7 33,3

Đánh giá của cán bộ triển khai dự án (kế hoạch, kỹ thuật, mua sắm – đấu thầu, quản lý tài sản)

Năng lực quản lý công tác tài chính chưa tốt ở cấp trung ương

30 10 6 9 5 0

Tỷ lệ % 33,3 20,0 30,0 16,7 0

Năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý tài chính chưa tốt ở cấp địa phương

30 0 0 16 8 6

Để dự án thực sự có hiệu quả ngoài vai trò của đội ngũ cán bộ thực hiện trực tiếp dự án còn có sự phối hợp của đội ngũ cán bộ các ban ngành liên quan, như Vụ Tài chính, Vụ kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc.

Năng lực quản lý và thực hiện của các cán bộ làm công tác tài chính của các BQL dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải ngân của dự án.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về năng lực quản lý và thực hiện các cấp tại bảng 4.11 (gồm 5 cán bộ quản lý tài chính tại CPO Nông nghiệp, 15 cán bộ quản lý tài chính đầu tư tại 6 dự án đầu tư, 30 cán bộ thực hiện công tác kế hoạch, mua sắm – đấu thầu, quản lý tài sản) cho thấy 20% cán bộ quản lý tài chính tại CPO Nông nghiệp, 13.4% cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại dự án, 16.7% cán bộ triển khai dự án đồng ý cho là năng lực quản lý tài chính chưa tốt tại cấp trung ương. Đồng thời 80% cán bộ quản lý tài chính tại CPO Nông nghiệp, 33.3% cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại dự án, 46.7% cán bộ triển khai dự án đồng ý cho rằng năng lực quản lý tài chính chưa tốt tại cấp địa phương.

4.3.1.2. Quy trình phê duyệt của các cơ chủ quản, chủ đầu tư

Quá trình xem xét, phê duyệt của UBND tỉnh và các cơ quan thẩm định, giúp việc ở một số tỉnh liên quan tới kế hoạch, đệ trình của dự án diễn ra khá chậm. Thủ tục đấu thầu, mua sắm hàng hóa, xây lắp và tuyển chọn tư vấn phải qua nhiều khâu xem xét, phê duyệt của cấp chủ quản và chủ đầu tư (ít nhất là 3 lần với gói hàng hóa, xây lắp, 5 lần với gói tư vấn). Tuy nhiên, việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu, các bước xét chọn và kết quả đấu thầu của cơ quan chủ quản và chủ đầu tư ở các địa phương còn chậm.

Bảng 4.12. Kết quả khảo sát quy trình phê duyệt STT Nội dung khảo sát STT Nội dung khảo sát

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận được Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1

Quy trình phê duyệt, thẩm định kế hoạch, dự toán chậm, qua nhiều khâu.

0 3 18 14 15

Nguồn: Khảo sát của Tác giả (2017)

Kết quả bảng 4.12 cho thấy 58% tương đương với 29 người/50 người được phỏng vấn đồng ý với nhận định quy trình phê duyệt, thẩm định kế hoạch

dự toán chậm, trải qua nhiều khâu xem xét của các cấp bộ ngành, chỉ có 3 người tương đương khoảng 3,4% cho rằng quy trình phê duyệt, thẩm định là phù hợp. 4.3.1.3. Công tác phân công - tổ chức, quản lý và điều hành chung

Mặc dù qua các năm, CPO Nông nghiệp đã có nhiều thay đổi về cơ chế tổ chức, điều hành và quản lý nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập, công tác tổ chức, phân công công việc còn chưa phù hợp;

Người đảm nhận công tác quản lý bộ máy kế toán của đơn vị đều kiêm nhiệm phụ trách kế toán và lãnh đạo chung của phòng kế toán (tất cả các dự án tại Ban trung ương đều có phụ trách kế toán kiêm nhiệm (dự án QSEAP và CRSD chung một phụ trách kế toán, ngoài kiêm nhiệm 2 dự án còn phải thực hiện công việc trên phòng tài chính của Ban). Các phụ trách kế toán của dự án tỉnh còn đảm nhận công tác quản lý tài chính tại Sở hoặc một dự án khác. Công tác phân công công việc vẫn còn chưa hợp lý, việc để một cán bộ kế toán làm công tác giải ngân nhất là với dự án CPMU chịu trách nhiệm rút vốn cho toàn dự án là quá nặng nề, ảnh hưởng đến việc đảm bảo giải ngân về mặt thời gian.

Công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả, chất lượng và tiến độ giải ngân dự án còn buông lỏng và hình thức.

Chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính chưa được thực hiện nghiêm túc. Công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán năm của dự án chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Chủ yếu thực hiện qua công tác kiểm toán độc lập theo yêu cầu của Nhà tài trợ. Bộ tài chính,Vụ tài chính của Bộ NN&PTNT chưa có quan điểm chủ động trong việc phê duyệt và điều chỉnh khoản tham chiếu khi thuê kiểm toán độc lập, phần lớn là do Nhà tài trợ cùng với dự án đặt ra nhiều khi không sát với yêu cầu quản lý tài chính thực tế nên kết quả của công tác này chỉ quan tâm đến dòng vốn ODA, tỷ lệ dòng vốn có đúng theo Hiệp định hay có dùng đúng theo mục đích, còn công tác hạch toán không được quan tâm. Điều này làm cho những sai sót nếu xảy ra không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Việc chỉ đạo của cơ quan chủ quản đối với các ban quản lý dự án, các đơn vị có án còn phân tán, chưa sâu sát. Công tác giám sát và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, giải ngân, hiệu quả sử dụng vốn còn mang nặng tính hình thức, chậm so với yêu cầu (báo cáo sao kê rút vốn vay gửi Bộ Tài chính để thực hiện công tác ghi thu ghi chi không được thực hiện đầy đủ), chất

lượng báo cáo không cao, chưa thể hiện được tinh thần, trách nhiệm và ý thức quản lý nguồn vốn của Ban.

Công tác đánh giá hiệu quả quản lý được các Nhà tài trợ rất quan tâm, hàng năm và giữa kỳ họ cử các đoàn đánh giá để kiểm tra tình hình thực hiện cũng như quy trình quản lý dự án và trong nhiều trường hợp họ chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, không phù hợp để các cơ quan chức năng giải quyết. Dẫu vậy, các kiến nghị của các đoàn đánh giá lại chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng từ phía Bộ NN&PTNT cũng như CPO Nông nghiệp.

Bảng 4.13. Kết quả khảo sát việc tổ chức, phân công công tác

Nội dung khảo sát

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận được Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Công tác phân công, tổ chức công việc

chưa hợp lý

0 11 29 8 2

Nguồn: Khảo sát của Tác giả (2017)

Kết quả khảo sát cho thấy, 10 người cho rằng công tác tổ chức, phân công công việc tại ban là hợp lý, 11 người không đồng ý và 29 người tạm chấp nhận việc phân công trên. Như vậy, có thể thấy rằng công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ chức năng tại các dự án còn có nhiều điểm chưa phù hợp, gây khó khăn cho công tác quản lý tài chính dự án.

4.3.1.4 Vốn đối ứng chậm, thiếu

Vốn đối ứng: Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tỷ lệ vốn đối ứng chỉ mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thực tế. Hầu hết các dự án thành phần có chủ đầu tư là UBND tỉnh không đáp ứng đủ phần vốn này mặc dù khi tham gia dự án các tỉnh đã có cam kết sẽ bố trí vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện. Theo báo cáo công tác tài chính kế toán năm 2016 của phòng Tài chính – kế toán, nhu cầu vốn đối ứng của toàn dự án QSEAP đến khi đóng dự án là 62.065.000.000 đ, tuy nhiên phần vốn được bố trí mới có 52,6 % tức là khoảng 32.653.000.000 đ. Tuy báo cáo năm của dự án VnSAT không đề cập đến số thếu vốn đối ứng cụ thể, nhưng từ kết quả giải ngân của dự án (bảng 4.5) có thể thấy rằng vốn đối ứng cũng không được đáp ứng đủ (yêu cầu của WB hay ADB là giải ngân theo tỷ lệ quy định, không có đủ vốn đối ứng thì sẽ không giải ngân vốn ODA).

Bảng 4.14. Kết quả khảo sát vốn đối ứng STT Nội dung khảo sát STT Nội dung khảo sát

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận được Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 Vốn đối ứng hàng năm không đáp ứng đủ nhu cầu, vừa chậm, vừa thiếu

0 0 1 9 40

Nguồn: Khảo sát của Tác giả (2017)

Vốn đối ứng là một trong những nguyên nhân chính, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả giải ngân của dự án. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng chỉ có 1 người tạm chấp nhận nguồn vốn đối ứng là đủ dùng, còn lại 49 người đồng ý với nhận định vốn đối ứng vừa thiếu vừa chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)